* Hoạt động 1
Đặt vấn đề
_ Cho HS xem hình 3.1 SGK. HS rút ra nhận xét
? Vì sao người ốm, người mập?
Vì họ ăn uống không hợp lý
? Ăn uống hợp lý là gì? Ta cần ăn uồng như thế nào để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể? Bài mới
* Hoạt động 2
Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng
Trong thiên nhiên, thức ăn là những hợp chất phức tạp, bao gồm nhhiều chất dinh dưỡng kết hợp lại
? Nêu tên các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người?
Đạm, đường bột, chất béo, vitamin, chất khoáng, nước, chất xơ
* Chất đạm
_ Yêu cầu HS quan sát hình 3.2/ 67
? Những thực phẩm cung cấp chất đạm?
_ HS: nhìn hình trả lời
? Chất đạm có chức năng gì trong sự phát triển của cơ thể?
_ HS: trả lời
_ GV: nhận xét, bổ sung
_ Yêu cầu HS quan sát hình 3.4.
? Nêu tên các nguồn cung cấp chất đường bột?
_ HS: thảo luận
_ GV: nhận xét ghi bảng
? Chất đường bột đem đến những chức năng gì?
_ Cho HS xem hình 3.6
Phân tích các chi tiết trong hình
_ GV: bổ sung để đi đến kết luận
? Chất béo có nguồn gốc từ đâu?
? Chất béo đem đến cho ta những chức năng gì?
Bài CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Tuần 19 Tiết 37 Ngày soạn : Ngày giảng: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh _ Biết được vai trò của chất đạm, chất đường bột, chất béo trong bữa ăn thường ngày _ Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn II. CHUẨN BỊ : _ Hình vẽ phóng to 3.2, 3.4, 3.6 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2/ KTBC: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động 1 Đặt vấn đề _ Cho HS xem hình 3.1 SGK. HS rút ra nhận xét ? Vì sao người ốm, người mập? à Vì họ ăn uống không hợp lý ? Ăn uống hợp lý là gì? Ta cần ăn uồng như thế nào để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể? à Bài mới * Hoạt động 2 Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng à Trong thiên nhiên, thức ăn là những hợp chất phức tạp, bao gồm nhhiều chất dinh dưỡng kết hợp lại ? Nêu tên các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người? à Đạm, đường bột, chất béo, vitamin, chất khoáng, nước, chất xơ * Chất đạm _ Yêu cầu HS quan sát hình 3.2/ 67 ? Những thực phẩm cung cấp chất đạm? _ HS: nhìn hình trả lời ? Chất đạm có chức năng gì trong sự phát triển của cơ thể? _ HS: trả lời _ GV: nhận xét, bổ sung I/ Vai trò của các chất dinh dưỡng 1/ Chất đạm (protêin) a/ Nguồn cung cấp: _ Đạm động vật _ Đạm thực vật b/ Chức năng dinh dưỡng : _ Giúp cơ thể phát triển tốt _ Cần thiết cho việc tái tạo tế bào đã chết _ Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể _ Yêu cầu HS quan sát hình 3.4. ? Nêu tên các nguồn cung cấp chất đường bột? _ HS: thảo luận _ GV: nhận xét à ghi bảng ? Chất đường bột đem đến những chức năng gì? 2/ Chất đường bột (Gluxit) a/ Nguồn cung cấp: _ Đường, trái cây, mật ong, sữa... _ Tinh bột, ngũ cốc, quả, khoai b/ Chức năng dinh dưỡng : _ Là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể _ Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác _ Cho HS xem hình 3.6 à Phân tích các chi tiết trong hình _ GV: bổ sung để đi đến kết luận ? Chất béo có nguồn gốc từ đâu? ? Chất béo đem đến cho ta những chức năng gì? 3/ Chất béo (Lipit) a/ Nguồn cung cấp: _ Chất béo động vật _ Chất béo thực vật b/ Chức năng dinh dưỡng : _ Cung cấp năng lượng _ Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể 4/ Củng cố: _ Nêu chức năng dinh dưỡng của các chất dinh dưỡng vừa học? _ Sự giống nhau và khác nhau? 5/ Dặn dò: _ Học bài _ Chuẩn bị phần tiếp theo của bài học Tuần 19 Bài CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ (Tiết 2) Tiết 38 Ngày soạn : Ngày giảng: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh _ HS nắm được vai trò của các chất dinh dưỡng : sinh tố, khoáng chất, chất xơ _ Nắm giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn II. CHUẨN BỊ : _ Hình vẽ phóng to Hình 3.7, 3.8, 3.9 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2/ KTBC: _ Thức ăn có vai trò gì cho cơ thể? _ Cho biết chức năng của chất đạm, chất béo, chất đường bột? 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động 1 Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng còn lại ? Kể tên các loại vitamin (sinh tố) mà em biết ? _ HS: A, B, C, D, E, K _ GV: đi đến kết luận à ghi bảng 4/ Sinh tố (Vitamin) _ Gồm các nhóm sinh tố A, B, C, D, E, PP, K _ Yêu cầu HS quan sát hình 3.7 à ghi vào vở tên những thực phẩm cung cấp các loại sinh tố? _ HS: nhìn hình trả lời ? Nêu chức năng chính của các nhóm sinh tố A, D, C, và B à ghi bảng a/ Nguồn cung cấp: Sinh tố chủ yếu có trong rau, quả tươi, gan, tim, dầu cá, cám gạo b/ Chức năng dinh dưỡng : _ Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn hoạt động biònh thường _ Tăng cường sức đề kháng của cơ thể ? Chất khoáng gồm những chất gì? _ HS: trả lời _ GV: bổ sung à ghi bảng 5/ Chất khoáng _ Gồm chất photpho, sắt, canxi _ Yêu cầu HS xem hình 3.8 à ghi vở các loaịi thực phẩm cung cấp chất khoáng? a/ Nguồn cung cấp _ Canxi, photpho, cá, sữa, đậu _ Iốt: rong biển, cá, tôm _ Sắt: gan, trứng, rau cải ? Nêu chức năng dinh dưỡng của chất khoáng? b/ Chức năng dinh dưỡng : _ Giúp cho sự phát triển của xương ? Nước có vai trò như thế nào? _ HS: trả lời dựa vào sự hiểu biết của mình _ GV: củng cố àghi bảng 6/ Nước _ Là thành phần chủ yếu của cơ thể _ Là môi trường cho sự chuyển hóa và trao đổi chất _ Điều hòa thân nhiệt ? Chất xơ có trong các loại thực phẩm nào? _ HS: rau xanh, trái cây ? Chức năng của chất xơ? 7/ Chất xơ (SGK) ? Sự phân phối của chất dinh dưỡng sẽ cho tác dụng gì đối với cơ thể? * Kết luận: _ Cần phối hợp hài hòa giữa các chất dinh dưỡng để: + Tạo ra các tế bào mới cho cơ thể phát triển + Cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ thể + Bổ sung năng lượng cho hao hụt hàng ngày + Điều hòa mọi hoạt động sinh lý * Hoạt động 2 Phân tích giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn _ Yêu cầu HS xem hình 3.9 à phân tích các nhóm thức ăn, tên thực phẩm của mỗi nhóm, giá trị dinh dưỡng của từng nhóm? ? Tại sao phải luôn thay thế thức ăn? _ HS: để đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị và ăn ngon miệng II/ Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn 1/ Phân nhóm thức ăn _ Nhóm đường bột _ Nhóm giàu chất _ Nhóm giàu chất béo _ Nhóm giàu Vitamin và khoáng chất ?Cách thay thế thức ăn như thế nào cho phù hợp? _ HS: trả lời _ GV: bổ sung à ghi bảng _ Phân tích ví dụ SGK 2/ Cách thay thế thức ăn lẫn nhau _ Thay thức ăn bằng các thức ăn khác trong cùng nhóm đeer thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi 4/ Củng cố: _ Kể tên các nhóm thức ăn? _ Mục đích của việc phân nhóm thức ăn? 5/ Dặn dò + Học bài và chuẩn bị phần III Tuần 20 Bài CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ (Tiết 3) Tiết 39 Ngày soạn : Ngày giảng: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh _ Biết được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể _ Biết cách thay thế thực phẩm trong cùng nhóm để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng II. CHUẨN BỊ : _ Hình 3.11 phóng to; Hình 3.13 (a,b) III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2/ KTBC: _ Hàng ngày, gia đình em thường sử dụng thức ăn gì cho bữa ăn? Kể tên và cho biết thức ăn đó thuộc nhóm nào? _Trình bày cách thay thế thức ăn để có bữa ăn hợp lý? 3/ Bài mới: Để có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, ta nên ăn uống như thế nào? à Chọn đủ thức ăn của các nhóm một cách hợp lý, đầy đủ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động 1 Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể _ HS: nhìn hình 3.11 và nêu nhận xét _ GV: bổ sung à kết luận ? Nếu thiếu chất đạm trầm trọng thì ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ em? _ HS: trẻ em bị suy dinh dưỡng _ GV: bổ sung, giải thích thêm àghi bảng ? Nếu ăn thừa chất đạm, sẽ có tác hại như thế nào? _ GV: kết luận à ghi bảng III/ Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 1/ Chất đạm _ Thiếu chất đạm trầm trọng: trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng _ Thừa chất đạm: gây bệnh béo phì, bệnh huyết áp _ Yêu cầu HS xem hình 3.12 SGK _ HS: nhìn hình, nhận xét à bổ sung ? Em khuyên cậu bé như thế nào để gầy bớt đi? _ HS: trả lời à thống nhất ý kiến à kết luận ? Thức ăn nào làm răng dễ bị sâu? _ HS: khẳng định, đưa ra bài học không nên ăn nhiều chất ngọt, có đường nhiều 2/ Chất đường bột _ Ăn nhiều: gây béo phì _ Ăn ít: đói, mệt, ốm yếu ? Nếu ăn nhiều chất béo hàng ngày, cơ thể có bình thường không? Em sẽ bị hiện tượng gì? 3/ Chất béo _ Ăn thừa: _ HS: trả lời _ GV: bổ sung à kết luận Tăng trọng quá mức à béo phì _ Ăn thiếu: Thiếu năng lượng và Vitamin à Ngoài ra, ta phải ăn nhiều rau, củ, quả, phối hợp nhiều loại thực phẩm đa dạng, thay đổi trong bữa ăn hàng ngày để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể à ghi bảng *Tóm lại: Muốn có đầy đủ chất dinh dưỡng , cần phải biết kết h[pj nhiều loại thức ăn trong bốn nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn _ GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 3.13 (a,b/ SGK) để phân tích, hiểu biết thêm về lượng dinh dưỡng cần thiết cho HS mỗi ngày và tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người trong tháng 4/ Củng cố: _ Trẻ em bị ốm do nguyên nhân nào gây ra? 5/ Dặn dò _ Học bài _ Soạn bài “Vệ sinh an toàn thực phẩm” theo các câu hỏi trong SGK Bài VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Tuần 20 Tiết 40 Ngày soạn : Ngày giảng: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh _ Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm _ Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm II. CHUẨN BỊ : _Hình vẽ phóng to 3.14, 3.15 _ Tranh, ảnh, mẫu vật sưu tầm có liên quan III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2/ KTBC: Nêu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể về 3 chất dinh dưỡng chính? 3/ Bài mới: Nếu thực phẩm thiếu vệ sinh và bị nhiễm trùng sẽ gây nên bệnh, và có thể dẫn đến tử vong, Cần có sự quan tâm, theo dõi, kiểm soát, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, để tránh gây ra ngộ độc thực phẩm à Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động 1 Tìm hiểu về vệ sinh thực phẩm ? Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? _ HS: giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, gây ngộ độc thức ăn ? Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? _ HS: trả lời theo sự hiểu biết cá nhân _ GV: kết luận à ghi bảng I/ Vệ sinh thực phẩm 1/ Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? _ Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm, được gọi là nhiễm trùng thực phẩm ? Nếu ăn phải món ăn bị nhiễm trùng thực phẩm, thì sẽ như thế nào? _ HS: bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa ? Nêu một vài thực phẩm dễ bị hư hỏng? Tại sao dễ hư hỏng? _ Sử dụng thức ăn bị nhiễm trùng sẽ bị ngộ độc và rối loạn tiêu hóa * Hoạt động 2 Tìm hiểu nhiệt độ ảnh hưởng đến thực phẩm _ Cho Hs xem hình 3.14 để HS tìm hiểu, giải thích à Yêu cầu HS ghi vở _ Yêu cầu HS quan sát hình 3.15 2/ Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn 3/ Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm _ Rửa sạch tay trước khi ăn _ Vệ sinh nhà bếp ? Nêu những biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà? à Bảo quản ở nhiệt độ vừa phải, đủ để bảo quản thực phẩm ? Ở nhà em có thực hiện những biện pháp này không? _ GV: căn dặn HS phải thực hiện chu đáo để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm _ Rửa kỹ thực phẩm _ Nấu chín thực phẩm _ Đậy thức ăn cẩn thận _ Bảo quản thực phẩm chu đáo 4/ Củng cố: _ Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm? 5/ Dặn dò: _ Học bài + Chuẩn bị phần 2,3 của bài (trả lời câu hỏi trong hai phần trên) Tuần 21 Bài VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (tt) Tiết 41 Ngày soạn : Ngày giảng: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh _ Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm _ Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp _ Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm _ Quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe của bản thâ ... của con người II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2/ KTBC: Phân biệt xào – rán, nấu - luộc à kể tên vài món 3/ Bài mới: Kể tên một số món không sử dụng nhiệt? Các hình thức chế biếnth không sử dụng nhiệt à Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Tìm hiểu các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt * Trộn dầu giấm: ? Thực phẩm nào dùng để trộn dầu giấm? _ HS: xà lách, bắp cải, rau càng cua ? Nêu quy trình thực hiện món trộn dầu giấm? II/ Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt 1/ Trộn dầu giấm Là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính và ngấm các gia vị khác tạo nên món ăn ngon miệng * Trộn hỗn hợp ? Trộn hỗn hợp là gì? ? Quy trình của món trộn hỗn hợp? ?Yêu cầu kỹ thuật của món trộn hỗn hợp ra sao? 2/ Trộn hỗn hợp * Muối chua ? Muối chua là gì? Chỉ ra các loại muối chua? _ HS: muối xổi, muối nén ? Kể tên một vài món muối chua? _ HS: cải, tôm, kim chi _ Yêu cầu HS nêu khái niệm của muối xổi, muối nén _ GV: Chỉ cách làm muối xổi, muối nén ? Quy trình thực hiện món muối chua? Yêu cầu kỹ thuật? 3/ Muối chua a/ Muối xổi: Là cách làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian ngắn b/ Muối nén: Là cách làm thực phẩm lên men trong thời gian dài 4/ Củng cố _ Đọc phần ghi nhớ _ Nêu cách trộn dầu giấm, muối chua? 5/ Dặn dò _ Học thuộc bài _ Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ cho bài thực hành + Sơ chế nguyên liệu trước THỰC HÀNH TRỘN DẦU GIẤM RAU XÀ LÁCH Tuần 24 Tiết 47 + 48 Ngày soạn : Ngày giảng: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh _ Biết cách làm món rau xà lách trộn dầu giấm + Nắm quy trình thực hiện mópn này _ Chế biến được các món ăn với yêu cầu kỹ thuật tương tự _ Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm II. CHUẨN BỊ : _ Sơ chế nguyện liệu trước ở nhà: gọt. rửa III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2/ KTBC: Kiểm tra nguyên liệu các nhóm đã chuẩn bị 3/ Bài mới: _ GV: nêu yêu cầu của tiết thực hành (nề nếp, nội dung, thời gian) _ Nội quy: An toàn lao động _ Mục tiêu và yêu cầu của bài: HS biết cách làm món rau trộn dầu giấm, sản phẩm ngon, trình bày đẹp HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động 1 Tổ chức thực hành _ Phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm cho các thành viên ? Em hãy nêu quy trình thực hiện món ăn? _ HS: thảo luận _ GV: uốn nắn, bổ sung, sắp xếp vị trí thực hành + Trình bày nguyên liệu đã chuẩn bị của các tổ * Hoạt động 2 Chế biến món ăn _ Yêu cầu HS các tổ về vị trí thực hành _ triển khai các bước thao tác _ GV: hướng dẫn HS các giai đoạn thao tác như SGK _ Yêu cầu các tổ thực hiện à phát huy sáng tạo cá nhân _ GV: theo dõi, uốn nắn + Các nhóm về vị trí + Tiến hành làm theo tổ * Hoạt động 3 Thu sản phẩm - chấm _ Yêu cầu các tổ trình bày sản phẩm _ Cử đại diện mỗi tổ chấm chéo _ Dọn vệ sinh nơi thực hành _ Kiểm tra kết quả thành phẩm _ GV: Nhận xét, rút kinh nghiệm về hương vị, cách trình bày à chấm điểm + Đại diện mỗi tổ chấm chéo + Dọn vệ sinh 4/ Củng cố _ GV: cho HS thưởng thức sản phẩm của các em 5/ Dặn dò _ Chuẩn bị thực hành + Rau muống đã bào sẵn, rửa sạch + Nước chấm, dầu đã khử, thịt, cà chua THỰC HÀNH TRỘN HỖN HỢP Tuần 25 Tiết 49 + 50 Ngày soạn : Ngày giảng: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh _ Hiểu được cách làm nộm rau muống _ Nắm được quy trình thực hiện món này _ Có kỹ năng vận dụng để chế biến được những món ăn có yêu cầu kỹ thuật tương tự _ Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2/ KTBC: Kiểm tra việc chuẩn bị nguyên liệu của HS 3/ Bài mới: GV nêu yêu cầu của tiết thực hành HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động 1 Tổ chức thực hành _ Kiểm tra sự chuẩn bị về nguyên liệu, dụng cụ _ Phân công cụ thể và giao trách nhiêm cho từng HS _ Gọi HS nhắc lại quy trình thực hiện món trộn rau muống _ Phân công vị trí thực hành * Hoạt động 2 Thực hiện chế biến món ăn ? Em hãy nêu quy trình thực hiện món ăn? _ HS: nhắc lại quy trình thực hiện _ GV: sắp xếp vị trí thực hành _ Các nguyên liệu đã được sơ chế ở nhà, vì vậy GV hướng dẫn HS làm hoa bằng ớt hoặc cà chua để trang trí món ăn _ GV: có thể tập trung HS cùng thực hiện: cho đường + giấm + muối + chanh vào tô khuấy đều Thực hiện chế biến món ăn 1/ Giai đoạn 1: Nguyên liệu rau muống, hành khô, đường, giấm, chanh, nước mắm, tỏi, ớt, rau thơm, lạc rang ? Em hãy nêu cách chế biến món nôm trộn rau muống? ? Trộn nộm, ta phải làm như thế nào? _ HS: trả lời quy trình thực hiện theo SGK ? Khi trộn cần chú ý kỹ năng gì? à Về kỹ năng: chọn rau không héo, úa, làm nước chấm pha chế ngon, vừa miệng 2/ Giai đoạn 2: Chế biến a/ Làm nước trộn nộm _ Tỏi bóc vỏ: giã nhuyễn cùng ớt _ Chanh gọt vỏ: tách từng múi, nghiền nát _ Trộn chanh, tỏi ớt, đường, mắm _ Cho nước mắm vào từ từ, nước đủ vị cay, ngọt, mặn b/ Trộn nộm: _ Vớt rau muống cho ráo nước _ Vớt hành để ráo _ Trộn đều rau muống và hành, cho vào đĩa, sao đó rưới đều nước trộn nộm ? Sau khi đã trộn nộm, em sẽ trình bày như thế nào? _ Nguyên liệu thực vật không héo, giòn, ngon, vừa miệng, hương vị phù hợp, màu sắc hấp dẫn 3/ Giai đoạn 3 Trình bày Rắc rau thơm và đậu phộng lên trên đĩa, cắm ớt tỉa hoa trên cùng Khi ăn trộn đều 4/ Củng cố _ Tự chọn một món ăn để thực hiện ở nhà 5/ Dặn dò _ Soạn bài “ Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình” + Đọc, trả lời câu hỏi SGK TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH Tuần 26 Tiết 51 Ngày soạn : Ngày giảng: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh _ Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý, nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình và hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý _ Tổ chức bữa ăn ngon, bổ và không tốn kém II. CHUẨN BỊ : _ Hình ảnh, thực đơn về các bữa ăn trong ngày _ Hình 3.24 SGK về chuẩn bị tổ chức bữa ăn hợp lý _ Sơ đồ tổ chức bữa ăn hợp lý III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2/ KTBC: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 3/ Bài mới: Mỗi dân tộc ở mỗi lãnh thổ khác nhau, song dân tộc nào cũng có các loại bữa ăn: bữa ăn thường ngày, bữa ăn tươi, cỗ, tiệc Dù là bữa ăn nào, mọi người cũng đều thích thưởng thức một bữa ăn ngon miệng, thích thú, vừa ý và nhất là phải đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể của con người à Ta cần phải quan tâm đến việc ăn uống à biết tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động 1 Tìm hiểu về bữa ăn hợp lý ? Bữa ăn hợp lý là gì? _ Yêu cầu HS xem ảnh, thực đơn của các bữa ăn trong gia đình chưa hoàn chỉnh ? Cấu tạo thực đơn của bữa ăn trong gia đình? Có những loại chất dinh dưỡng nào? Có đủ dùng không? Có ngon miệng không? I/ Thế nào là bữa ăn hợp lý Là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể _ GV: nêu vấn đề: Ngoài việc cấu tạo thực đơn của bữa ăn, việc phân chia số bữa ăn trong ngày cần thiết không? ? Mỗi ngày em ăn mấy bữa? Bữa nào là bữa chính? ? Thời gian giữa các bữa ăn thường là 4 -> 5 giờ là hợp lý không? ? Có nên bỏ bữa ăn sáng không? Tại sao/ _ GV và HS cùng làm việc theo nội dung SGK _ GV: kết luận ? Bữa sáng nên ăn những loại thức ăn khô hay có nước? II/ Phân chia bữa ăn trong ngày * Cần phân chia thành 3 bữa + Bữa sáng: Nên ăn vừa phải, nếu không ăn sáng, sẽ có hại cho sức khỏe + Bữa trưa: Cần ăn đủ chất, ăn no, có thời gian nghỉ ngơi Tóm lại : Khi dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn được tiêu hóa trong khoảng thời gian 4 giờ. Vì vậy, kkhoảng cách giữa các bữa ăn thường 4 -> 5 giờ là hợp lý + Bữa tối; Cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn nóng và các loại rau, quả, củ để bù đắp cho năng lượng bị tiêu hao trong ngày 4/ Củng cố _ Yếu tố cần thiết để tổ chức bữa ăn hợp lý? _ Kể tên những bữa ăn em đã dùng à Như vậy đã hợp lý chưa? 5/ Dặn dò _ Học thuộc bài _ Soạn phần tiếp theo của bài “ Tổ chức bữa ăn gia đình hợp lý” Tuần 26 TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH (tt) Tiết 52 Ngày soạn : Ngày giảng: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh _ Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý, nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình và hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý _ Tổ chức bữa ăn ngon, bổ và không tốn kém II. CHUẨN BỊ : _ Hình ảnh, thực đơn về các bữa ăn trong ngày _ Hình 3.24 SGK về chuẩn bị tổ chức bữa ăn hợp lý _ Sơ đồ tổ chức bữa ăn hợp lý III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2/ KTBC: _ Thế nào là bữa ăn hợp lý ? Cho ví dụ ? _ Cần chia cacá bữa ăn trong ngày như thế nào cho phù hợp? 3/ Bài mới: Để tổ chức bữa ăn hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình, cần dựa vào những nguyên tắc nào ? à Phần 3 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động Tìm hiểu nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình _ GV: nêu ví dụ về một bữa ăn hợp lý trong gia đình _ HS: thảo luận ? Vì sao gọi đó là bữa ăn hợp lý? _ Cho HS xem hình 3.24 SGK ? Cần phải dựa vào những nguyên tắc nào để tổ chức bữa ăn hợp lý? _ HS: dựa vào những nguyên tắc sau: Nhu cầu, tài chính, dinh dưỡng , thay đổi món ? Ta cần phải dựa theo nhu cầu của các thành viên như thế nào? ? (Đối tượng người lớn, đối tượng trẻ em, phụ nữ có thai) _ HS: Người lớn phải ăn với lượng thực phẩm vừa đủ cho cung cấp năng lượng, trẻ em chú ý đến bữa ăn hàng ngày đầy đủ chất cho trẻ phát triển tốt I/ Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình 1/ Nhu cầu của các thành viên trong gia đình Ví dụ: Trẻ em đang lớn cần ăn nhiều loại thực phẩm để phát triển cơ thể ? Một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì cần phải đắt tiền không? _ HS: thảo luận, đưa ra ý kiến tối ưu 2/ Điều kiện tài chính _ Cân nhắc về số tiền hiện có để đi chợ mua thực phẩm _ Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền ? Theo em thế nào là cân bằng dinh dưỡng ? _ HS: Các chất dinh dưỡng phải có lượng ngang nhau 3/ Sự cân bằng chất dinh dưỡng Cần chọn đủ thực phẩm của bốn nhóm thức ăn à bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng ? Thay đổi món ăn để làm gì? _ HS: Đỡ nhàm chán, gây hứng thú, ngon miệng 4/ Thay đổi món ăn _ Thay đổi món ăn, phương pháp chế biến, hình thức trình bày à đỡ nhàm chán, ngon miệng 4/ Củng cố _ Thế nào là tổ chức bữa ăn hợp lý ? _ Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý ? 5/ Dặn dò _ Học thuộc bài _ Chuẩn bị các bài sau để tiết tới kiểm tra 1 tiết + An toàn thực phẩm ? + Cách chế biến thực phẩm ? + Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình ?
Tài liệu đính kèm: