I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Học sinh nắm được vai trò các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Mục tiêu dinh dưỡng cụ thể.
- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế, thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa.
II.Phương tiện dạy học:
- GV: Đọc SGK, sưu tầm tạp chí ăn uống.
- Trò: Đọc SGK bài 15.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 6A 6B 6C
2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra.
3. Bài mới
Ngày soạn: 01/01/2010 Ngày giảng: Chương III: Nấu ăn trong gia đình Tiết: 37 Bài 15: cơ sở của ăn uống hợp lý I. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Học sinh nắm được vai trò các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. - Mục tiêu dinh dưỡng cụ thể. - Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế, thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa. II.Phương tiện dạy học: - GV: Đọc SGK, sưu tầm tạp chí ăn uống. - Trò: Đọc SGK bài 15. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 6A 6B 6C 2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HĐ1.Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng. GV: Đạm độngvật có trong thực phẩm nào? HS: Trả lời, thịt cá, trứng tôm cua. GV: Đạm ở thực vật có trong thực phẩm nào? HS: Đậu lạc vừng. GV: Nên sử dụng chất đạm như thế nào cho hợp lý? HS: Trả lời. GV: Cho học sinh đọc 1b SGK ( 67). HS: Đọc thầm GV: Nêu thức ăn của Prôtêin HS: Trả lời. Gv: Bổ sung. HĐ2.Tìm hiểu chất đường bột ( Gluxít) GV: Chất đường bột có trong thực phẩm nào? HS: Trả lời. GV: Chất đường bột có vai trò như thế nào đối với cơ thể? HS: Trả lời. HĐ3.Tìm hiểu các chất béo. GV: Chất béo có trong thực phẩm nào? HS: Trả lời giáo viên bổ sung. I. Vai trò của các chất dinh dưỡng. 1.Chất đạm ( Prôtêin ). a) Nguồn cung cấp. - Đạm có trong thực vật và động vật. - Nên dùng 50% đạm thực vật và động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày. b) Chức năng của chất dinh dưỡng. - Tham gia tổ chức cấu tạo cơ thể. - Cấu tạo men tiêu hoá, tuyến nội tiết. - Tu bổ những hao mòn cơ thể. - Cung cấp năng lượng cho cơ thể. 2) Chất đường bột ( Gluxít ). a) Nguồn cung cấp. - Chất đường có trong: Keo, mía. - Chất bột có trong: Các loại ngũ cốc. b) Vai trò. - Cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, liên quan đến quá trình chuyển hoá prôtêin và lipít. 3) Chất béo. a) Nguồn cung cấp. - Có trong mỡ động vật - Dầu thực vật - Là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, là dung môi hoà tan các vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể. 4.Củng cố. - Em hãy nêu vai trò của chất đạm, chất đường bột, chất béo. 5. Hướng dẫn về nhà 2/: + Hướng dẫn học ở nhà. - Học bài theo câu hỏi SGK. + Chuẩn bị bài sau. - Thầy: Đọc sách báo tìm hiểu các loại vitamin - Học sinh: Đọc SGK và chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 01/01/2010 Ngày giảng: 6C Tiết: 38 Bài 15: cơ sở của ăn uống hợp lý (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Học sinh nắm được vai trò các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. - Mục tiêu dinh dưỡng cụ thể. - Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế, thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa. II.Phương tiện dạy học: - GV: Đọc SGK, sưu tầm tạp chí ăn uống. - Trò: Đọc SGK bài 15. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 6A 6B 6C 2.Kiểm tra bài cũ. - Em hãy nêu nguồn gốc cung cấp và chức năng của chất đạm. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HĐ1.Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng. GV: Em hãy kể tên các loại vitamin mà em biết? HS: Trả lời. Gv: Vitamin A có trong thực phẩm nào? vai trò của Vitamin A đối với cơ thể. HS: Trả lời GV: Kết luận GV: Vitamin B gồm những loại nào? HS: B1, B2, B6, B12 GV: Vitamin B1 Có trong thực phẩm nào? HS: Trả lời Gv: Vitamin C có trong thực phẩm nào? vai trò của cơ thể? HS: Trả lời GV: Vitamin D có trong thực phẩm nào? vai trò của cơ thể? HS: Trả lời. GV: Chất khoáng gồm những chất gì? HS: Trả lời GV: Bổ sung GV: Ngoài nước uống còn có nguồn nước nào cung cấp cho cơ thể? HS: Trả lời GV: Bổ sung GV: Chất xơ có trong thực phẩm nào? HS: Trả lời Gv: Bổ xung HĐ2. Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. GV: Em hãy kể tên các nhóm thức ăn. HS: Trả lời GV: ý nghĩa của các nhóm thức ăn là gì? HS: Trả lời Gv: Tại sao phải thay thế thức ăn, nên thay thế bằng cách nào? - Có trong động vật và thực vật. - Tham gia tổ chức cấu tạo cơ thể. I. Vai trò của các chất dinh dưỡng. 4) Sinh tố ( Vitamin). a) Nguồn cung cấp. + Vitamin A. Cà chua, cà rốt, gấc, xoài, đu đủ, dưa hấu Giúp tăng trưởng bảo vệ mắt, xương nở, bắp thịt phát triển, tăng sức đề kháng cơ thể. + Vitamin B. B1 có trong cám gạo, men bia, thịt lợn, thịt gà, thịt vịt Điều hoà thần kinh + Vitamin C. Có trong rau quả tươi + Vitamin D. Có trong bơ, lòng đỏ trứng, tôm cua. Giúp cơ thể chuyển hoá chất vôi. 5.Chất khoáng. a) Canxi phốt pho b) Chất iốt c) Chất sắt 6. Nước. - Nước trong rau, trái cây, thức ăn hàng ngày. 7. Chất xơ. - Có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc. II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. 1) Phân nhóm thức ăn. a) Cơ sở khoa học b) ý nghĩa 2) Cách thay thế thức ăn lẫn nhau. - Phải thường xuyên thay thế món ăn để giá trị dinh dưỡng thay đổi. - Vitamin A, B, C, D. 4. Củng cố. - Em hãy kể tên các loại Vitamin. 5. Hướng dẫn về nhà 2/: + Hướng dẫn học ở nhà. - Học bài theo câu hỏi SGK. + Chuẩn bị bài sau. - Thầy: Đọc sách báo liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng. - Học sinh: Đọc SGK và chuẩn bị III. Ngày soạn: 09/01/2010 Ngày giảng: Tiết: 39 Bài 15: cơ sở của ăn uống hợp lý (Tiết 3) I. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Học sinh nắm được vai trò các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. - Mục tiêu dinh dưỡng cụ thể. - Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế, thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa. II.Phương tiện dạy học: - GV: Đọc SGK, sưu tầm tạp chí ăn uống. - Trò: Đọc SGK bài 15. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 6A 6B 6C 2.Kiểm tra bài cũ. - Có mấy nhóm thức ăn? Giá trị dinh dưỡng của từng nhóm như thế nào? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HĐ1.Tìm hiểu chất đạm. GV: Cho học sinh quan sát người gày rồi đặt câu hỏi. Người đó có phát triển bình thường không? Tại sao? HS: Trả lời GV: Bổ sung GV: Cơ thể thừa đạm sẽ ra sao? HS: Trả lời HĐ2.Tìm hiểu chất đường bột. GV: Tại sao trong lớp học có những bạn không nhanh nhẹn? HS: Trả lời GV: Bổ sung GV: Thừa đường bột cơ thể sẽ ra sao? HS: Trả lời HĐ3.Tìm hiểu chất béo GV: Thiếu chất béo cơ thể con người sẽ ra sao? HS: Trả lời GV: Thừa chất béo cơ thể con người sẽ ra sao? HS: Trả lời - Có 4 nhóm thức ăn - Giá trị dinh dưỡng 1.Chất đạm. a) Thiếu đạm. - Thiếu đạm cơ thể suy nhược chậm phát triển trí tuệ. b) Thừa đạm. - Thừa đạm gây ngộ độc cho cơ thể. 2. Chất đường bột. a) Thiếu. - Thiếu đường bột cơ thể ốm yếu, đói mệt. b) Thừa 3.Chất béo. a) Thiếu chất béo khả năng chống đỡ bệnh tật kém. b) Thừa chất béo, bụng to, tim có mỡ dễ bị nhồi máu cơ tim Cơ thể đòi hỏi phải có đầy đủ chất dinh dưỡng, mọi sự thừa thiếu đều có hại cho sức khoẻ. 4.Củng cố: GV: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK Nhận xét giờ học 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài - Chuẩn bị bài sau: GV: Quan sát tháp dinh dưỡng và tìm hiểu phần có thể trẻ em chưa biết SGK ( 75 ). HS: Xem trước bài 16 vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày soạn: 09/01/2010 Ngày giảng: Tiết: 40 Bài 16: vệ sinh an toàn thực phẩm I. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Qua bài này học sinh hiểu thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm - Biện pháp giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm - Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm - Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn. II.Phương tiện dạy học: - GV: Đọc SGK, hình vẽ SGK bài 16 - Trò: Đọc SGK bài 16 vệ sinh an toàn thực Phẩm. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 6A 6B 6C 2.Kiểm tra bài cũ: GV: Em hãy nêu vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HĐ1.Tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm GV: Em hãy cho biết vệ sinh thực phẩm là gì? HS: Trả lời GV: Ghi bảng GV: Theo em thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? HS: Trả lời GV: Em hãy nêu một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng. HS: Đọc nội dung các ô màu 3.14 ( SGK). GV: Qua đó chúng ta thấy ăn chín, uống sôi là quan trọng. - Thực phẩm chi nên ăn gọn trong ngày HS: Quan sát hình 3.15 ( SGK) GV: Qua quan sát em thấy cần phải làm gì để trãnh nhiễm trùng thực phẩm? HS: Trả lời I.Tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm. - Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. 1.Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm. - Thực phẩm bị vi khuẩn có hại xâm nhập không còn được tươi, có mùi lạ, màu sắc biến màu. *KL: Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là nhiễm trùng thực phẩm. VD: Thực phẩm dễ bị hư hỏng, như thịt lợn, gà, vịt * Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm, gọi là sự nhiễm độc thực phẩm. 2.ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn. - SGK 3.Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà. - Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh nơi chế biến. - Thực phẩm phải được nấu chín. - Thức ăn đậy cẩn thận và bảo quản. 4.Củng cố: GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK - Tóm tắt nội dung bài học 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà quan sát ở nhà mình có thực hiện dùng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm không? - Đọc và xem trước phần II và III SGK Ngày soạn: 12/01/2010 Ngày giảng: Tiết: 41 Bài 16: vệ sinh an toàn thực phẩm ( Tiếp ) I. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Qua bài này học sinh hiểu thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm - Biện pháp giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm - Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm - Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn. II.Phương tiện dạy học: - GV: Đọc SGK, hình vẽ SGK bài 16 - Trò: Đọc SGK bài 16 vệ sinh an toàn thực Phẩm. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 6A 6B 6C 2.Kiểm tra bài cũ: GV: Nhiễm trùng thực phẩm là gì? em hãy nêu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HĐ1.Tìm hiểu biện pháp an toàn thực phẩm. GV: Em hãy cho biết an toàn thực phẩm là gì? HS: Trả lời GV: Em hãy cho biết nguyên nhân từ đâu mà bị ngộ độc thức ăn? HS: Trả lời GV: Gia đình em thường mua sắm những loại thực phẩm gì? HS: Thực phẩm tươi sống, thực phẩm đóng hộp. GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình1.36 phân loại thực phẩm. HS: Trả lời GV: Kết luận GV: Trong gia đình em thực phẩm được chế biến ở đâu? HS: Trả lời GV: Gọi học sinh đọc phần 2 SGK trang (78 ). ... - Không kiểm tra. 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1. Giới thiệu bài học. - Hàng ngày con người có nhiều hoạt động, các hoạt động được thể hiện theo hai hướng cơ bản. + Tạo ra của cải vật chất cho xã hội. + Tiêu dùng những của cải vật chất của xã hội. HĐ2.Tìm hiểu cách chi tiêu trong gia đình GV: Em hiểu chi tiêu trong gia đình là gì? HS: Trả lời HĐ3.Tìm hiểu về các khoản chi tiêu trong gia đình. GV: Mỗi em có 5 phút để hoàn thành các câu sau về gia đình. - Mô tả nhà ở - Quy mô gia đình - Nghề nghiệp từng thành viên - Phương tiện đi lại cảu từng người. - Tên các món ăn thường dùng ở gia đình. - Tên các sản phẩm may mặc. - Mọi người được chăm sóc sức khoẻ. HS: Làm bài . GV: Kết luận GV: Giải thích nhu cầu về văn hoá tinh thần là những nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, học tập, xem phim... GV: Gia đình em phải chi những khoản gì cho nhu cầu về văn hoá tinh thần? HS: Trả lời GV: Kết luận 4.Củng cố. GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. Gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi 1,2 SGK I. Chi tiêu trong gia đình. - Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để thoả mãn nhu cầu về vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ II. Các khoản chi tiêu trong gia đình. 1.Chi cho nhu cầu vật chất. - Sự chi tiêu trong gia đình không giống nhau vì nó phụ thuộc vào quy mô gia đình, tổng thu nhập của từng gia đình, nó gồm các khoản chi như ăn mặc, ở nhu cầu đi lại và chăm sóc sức khoẻ. 2. Chi tiêu cho nhu cầu văn hoá tinh thần. - Chi cho nhu cầu văn hoá tinh thần: học tập, giao tiếp, giải trí, tham quan. 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước phần III, IV SGK. ngày soạn: 08/01/2010 ngày giảng:6A 6B 6C Tiết: 65 Bài 26: chi tiêu trong gia đình (T2 ) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thông qua bài học, học sinh nắm được: - Biết được chi tiêu trong gia đình là gì? - Biết được các khoản chi tiêu trong gia đình là gì. - Làm thế nào để cân đối thu, chi trong gia đình. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - Chuẩn bị bài soạn, SGK, nghiên cứu bài - Trò: Đọc SGK bài 26, III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 1. ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: HS1: Chi tiêu trong gia đình là gì? 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1: Tìm hiểu chi tiêu của các loại hộ gia đình ở việt nam. GV: Nhắc lại hình thức thu nhập của các hộ gia đình ở thành phố và nông thôn. GV: Dẫn dắt sự khác nhau về hình thức thu nhập đó sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu cảu gia đình. GV: Vậy theo em, mức chi tiêu của gia đình thành phố có gì khác so với mức chi tiêu của gia đình nông thôn. HS: Trả lời GV: Đánh dấu x vào các cột ở bảng 5 SGK ( 129). HĐ2: Tìm hiểu cách cân đối thu, chi trong gia đình. GV: Trình bày khái niệm HS: Đọc ví dụ SGK ( 130-131). GV: Em hãy cho biết, chio tiêu như 4 hộ gia đình ở trên đã hợp lý chưa? HS; Trả lời GV: Chi tiêu hợp lý là phải thoả mãn nhu cầu thiết yếu của gia đình. GV: Cho học sinh quan sát hình 4.3 sgk dồi đặt câu hỏi. GV: Em quyết định mua hàng khi nào trong 3 trường hợp: Rất cần – cần – chưa cần. HS: Trả lời. GV: Bản thân em đã làm gì để tiết kiệm chi tiêu cho gia đình? HS: Liên hệ bản thân trả lời 4.Củng cố. GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi cuối bài - Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để thoả mãn nhu cầu về vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.. III. Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở việt nam. Hộ gđ Nhu Cầu Nông thôn Thành phố Tự cấp Mua chi trả Tự cấp Mua chi trả ăn uống x x May mặc x x ở ( nhà, điện nước..) x x x Đi lại x x x BV sức khoẻ x x Hoc tập x x Nghỉ ngơi x x IV. Cân đối thu, chi trong gia đình. KN: Đảm bảo cho thu nhập gia đình phải lớn hơn tổng chi 1.Chi tiêu hợp lý. a) ở thành thị b) ở nông thôn. 2.Biện pháp cân đối thu, chi. a) Chi tiêu theo kế hoạch. b) Tích luỹ. - Tiết kiệm chi - Tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. 5. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK. - Đọc và xem trước bài 27 Chuẩn bị: giấy, bút, thước. Tuần: 33 ngày soạn: 08/01/2010 ngày giảng:6A 6B 6C Tiết: 66 Bài 27: TH bài tập tình huống về thu, chi trong gia đình-t1 I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thông qua bài học, học sinh nắm được: - Nắm được các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình, xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm. - Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - Chuẩn bị bài soạn, SGK, nghiên cứu bài - Trò: Đọc SGK bài 27, chuẩn bút mực, bút chì III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 1. ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ thực hành của học sinh. 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1: Tìm hiểu cách xác định thu nhập của gia đình. GV: Yêu cầu học sinh thực hành với từng nội dung. GV: Phân công cho từng nhóm. + Nhóm 1: Lập phương án thu, chi cho gia đình ở thành phố. + Nhóm 2.Lập phương án thu, chi cho gia đình ở nông thôn. + Nhóm 3: Cân đối thu chi cho gia đình em với mức thu nhập 1 tháng. GV: Hướng dẫn học sinh thực hành theo từng nội dung. HS: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả GV: Nhận xét GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 SGK tính tổng thu nhập gia đình trong một tháng. GV: Hướng dẫn học sinh tính tổng thu nhập của gia đình trong 1 năm. HS: Thực hiện tính tổng thu nhập trong 1 năm dưới sự chỉ bảo của giáo viên. 4.Củng cố. GV: Nhận xét ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của học sinh. GV: Đánh giá kết quả đạt được của học sinh sau đó cho điểm. I. Xác định thu nhập của gia đình. Bước 1: Phân công bài tập thực hành. Bước 2: Thực hành theo từng nội dung. Bước 3: Trình bày kết quả. Bước 4: Nhận xét. Bài tập TH. a) Gia đình em có 6 người sống ở thành phố. ông nội làm ở cơ quan nhà nước mức lương tháng là 900000 đồng. Bà nội đã nghỉ hưu với mức lương 350000 đồng trên một tháng. - Bố là công nhân ở một nhà máy mức lương tháng là 1000000 đồng mẹ là giáo viên mức lương tháng là: 800000 đồng. Chị gái học THPT và em học lớp 6.Em hãy tính tổng thu nhập trong 1 tháng. b) Gia đình em có 4 người, sống ở nông thôn, lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Một năm thu hoạch được 5 tấn thóc. Phần thóc để ăn là 1,5 tấn, số còn lại mang ra chợ bán với giá: 2000đồng /Kg. Tiền bán rau quả và các sản phẩm khác là. 1000000đồng. Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm. 5. Hướng dẫn về nhà/: - Về nhà Xem lại bài thực hành và làm tiếp bài thực hành - Đọc và xem trước phần II và III SGK. ngày soạn: 08/01/2010 ngày giảng:6A 6B 6C Tiết: 67 Bài 27: TH bài tập tình huống về thu, chi trong gia đình ( T2 ) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thông qua bài học, học sinh nắm được: - Nắm được các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình, xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm. - Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - Chuẩn bị bài soạn, SGK, nghiên cứu bài - Trò: Đọc SGK bài 27, chuẩn bút mực, bút chì III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 1. ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3.tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1: Tìm hiểu cách xác định chi tiêu của gia đình. GV: cho học sinh tính toán các khoản thu nhập trong một tháng và một năm của mỗi gia đình rồi dựa vào đó giáo viên hướng dẫn học sinh tính các khoản chi tiêu của mỗi gia đình trong một tháng rồi tính ra năm. - Như chi cho ăn, mặc... - Học tập - Chi cho đi lại - Chi cho vui trơi, giải trí.. HS: Thực hiện tính các khoản chi dưới sự giám sát chỉ bảo của giáo viên. HĐ2: Tìm hiểu cách cân đối thu, chi. GV: Hướng dẫn học sinh cách tính cân đối thu, chi theo các ý a,b,c. HS: Thực hiện dưới sự giám sát chỉ bảo của giáo viên. GV: Nhận xét bài thực hành 4.Củng cố. GV: Nhận xét ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của học sinh. GV: Đánh giá kết quả đạt được của học sinh sau đó cho điểm. II. Xác định chi tiêu của gia đình. - Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, thịt; mua quần áo, giày dép; trả tiền điện, điện thoại, nước; mua đồ dùng gia đình. - Chi cho học tập: Mua sách vở, trả học phí, mua báo, tạp chí... - Chi cho việc đi lại: Tau xe, xăng.. - Chi cho vui chơi... - Chi cho đám hiếu hỉ... III. Cân đối thu – chi. Bài tập. a) Gia đình em có 4 người, mức thu nhập 1 tháng là 2000000 đồng ( ở thành phố) và 800000 đồng ( ở nông thôn) Em hãy tính mức chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết sao cho mỗi tháng có thể tiết kiệm ít nhất được 100000đồng. 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài và tính toán lại các khoản thu nhập của gia đình. - Đọc và xem trước phần ôn tập để giờ sau thực hành. ngày soạn: 08/01/2010 ngày giảng:6A 6B 6C Tiết: 68 ôn tập chương iv I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thông qua phần ôn tập, học sinh nhớ lại các phần nội dung đã được học trong chương IV và một số kiến thức trọng tâm của chương III. - Nắm vững kiến thức thu, chi và nấu ăn trong gia đình - Vận dụng một số kiến thức đã học vào cuộc sống. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - Chuẩn bị bài soạn, SGK, nghiên cứu bài - Trò: Nghiên cứu lại toàn bộ chương III+IV III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 1. ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. GV: Phân công học sinh ôn tập. Mỗi tổ 4 học sinh được phân 2 câu tương ứng với số thư tự ở chương III và chương IV. GV: Cho học sinh thảo luận nhóm. GV: Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK HS: Trình bày khái niệm. GV: Có thể thấy phần tích luỹ trong mỗi gia đình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Muốn có tích luỹ phải biết cân đối thu chi. GV: Nhận xét đánh giá cho điểm từng nhóm. I. Vai trò của các chất dinh dưỡng. - Chất đạm - Chất béo - Chất khoáng - Chất xơ + Thực phẩm nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. II. Thu nhập của gia đình 1.Thu nhập của gia đình. 2.Các hình thức thu nhập 3.Chi tiêu trong gia đình 4.Các khoản chi tiêu trong gia đình 5.Cân đối thu chi trong gia đình 4. Củng cố. - Nhận xét đánh giá giờ ôn tập GV: gợi ý HS trả lời một số câu hỏi ? Thu nhập của gia đình là gì và có những loại thu nhập nào? ? Hãy kể tên các loại thu nhập của gia đình em.s 5. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà học bài và ôn tập toàn bộ câu hỏi câu hỏi chương III và IV chuẩn bị thi học kỳ II.
Tài liệu đính kèm: