Giáo án Công nghệ 6 (Chương trình giảm tải) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đỉnh

Giáo án Công nghệ 6 (Chương trình giảm tải) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đỉnh

I .Mục tiêu: Sau khi học bài xong, HS:

1. Kiến thức:

- Biết khái quát vai trò của gia ñình và kinh tế gia đình: mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa công nghệ 6, những yêu cầu đổi mới phương pháp học tập

2. Kỹ năng: Thông qua kiến thức đã học, HS biết vận dụng vào đời sống hàng ngày.

3. Thái độ: Hứng thú học tập môn học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

- Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình

- Tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS

III. Tiến trình dạy học

1.Ổn định lớp:1’

- Kiểm tra sĩ số: 6A1: 6A2:

 

doc 76 trang Người đăng vanady Lượt xem 1922Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 (Chương trình giảm tải) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 01 , Tiết PPCT : 01 
Ngày soạn: 20/ 08 / 2011
Ngày dạy:22/08/2011 – 6A2;25/08/2011 – 6A1
BÀI MỞ ĐẦU
I .Mục tiêu: Sau khi học bài xong, HS:
1. Kiến thức:
- Biết khái quát vai trò của gia ñình và kinh tế gia đình: mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa công nghệ 6, những yêu cầu đổi mới phương pháp học tập
2. Kỹ năng: Thông qua kiến thức đã học, HS biết vận dụng vào đời sống hàng ngày.
3. Thái độ: Hứng thú học tập môn học.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên
- Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp:1’
- Kiểm tra sĩ số: 6A1: 6A2:
2. Kiểm tra bai cũ: 5’: Không kiểm tra
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đợng HS
Nôi dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình(18p)
-Gvnêu: Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mỗi người được sinh ra, lớn lên và được giáo dục thành người có ích cho xã hội. Để biết được vai trò của mỗi người trong xã hội, phần kinh tế gia đình sẽ giúp các em hiểu rõ và cụ thể công việc các em sẽ làm để góp phần xây dựng và phát triển xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Cho biết vai trò của gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình?
- Trong gia đình có rất nhiều công việc phải làm, theo em đó là những công việc gì? 
.
- Em hãy kể các công việc liên quan đến gia đình mà em tham gia?
- Theo em nhiệm vụ của em trong gia đình là gì?
-HS theo dõi
- HS thảo luận và trả lời
- HS thảo luận trả lời được:
+ Các công việc phải làm trong gia đình:
 Tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình
 Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu cho hợp lý
Làm các công việc nội trợ trong gia đình
- HS trả lời và bổ sung
I. Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Vai trò của gia đình: Gia đình là nền tảng xã hội, ở đó con người được sinh ra và lớn lên được nuôi dưỡng giáo dục thành người có ích cho XH.
- Mọi nhu cầu của con người không ngừng được cải thiện và nâng cao.
- Mỗi thành viên trong gia đình phải làm tốt công việc của mình
* Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu và nội dung chương trình tổng quát SGK và phương pháp học tập môn học(17p)
Gọi HS đọc phần II mục tiêu SGK/13
Mục tiêu môn học
Nội dung chương trình
+ Chương I: May mặc trong gia đình
+ Chương II: Trang trí nhà ở
+ Chương III: Nấu ăn trong gia đình
+ Chương IV: Thu chi trong gia đình
Phương pháp học tập môn học
- HS đọc SGK
II. Mục tiêu và nội dung chương trình tổng quát SGK và phương pháp học tập môn học
 IV:Tổng kết bài.(10p)
Trả lời về nôi dung bài học
- HS chuẩn bị 1 số mẫu vải và đọc trước bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc
Tuần : 01, Tiết PPCT: 02
Ngày soạn: 24 / 08 /2011
Ngày dạy: 26/08/2011 – 6A1; 27/08/2011 – 6A2 
Chương I: May mặc trong gia đình
Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
Tiết 1: Phân biệt vải sợi thiên nhiên và vải sợi hố học
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-HS biết được nguồn gốc, quá trình sản xuất, tính chất công dụng của vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được 1 số loại vải thông thường.
3. Thái độ:
	-Ham thích học tập bộ môn
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
-Một số mẫu vải các loại
-Một số băng vải nhỏ đính trên quần áo
2. Học sinh: Chuẩn bị 1 mẫu vải
III.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp :
- Kiểm tra sĩ số: 6A1: 6A2:
2. Kiểm tra bài cũ:
?Nêu vai trò của gia đình & KTGĐ.
?Nêu mục tiêu , kỹ năng, thái độ học tập môn Công Nghệ.
?Cho biết phương pháp học tập môn Công Nghệ 6.
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đợng HS
Nôi dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5p)
-Ổn định
-Chia nhóm
GV giới thiệu:
Hàng ngày mỗi chúng ta đều tiếp xúc và sử dụng quần áo được may từ các loại vải. Các loại vải này có nguồn gốc từ đâu và được tạo ra như thế nào thì có lẽ các em chưa biết, bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu vấn đề này.
 Các loại vải thường dùng rất đa dạng và phong phú. Dựa theo nguồn gôc và tính chất của nó mà ta có thể chia ra làm mấy loại?
-HS theo dõi
-HS trả lời và ghi vào vở 
- Các loại vải may mặc
 + Vải sợi thiên nhiên
 + Vải sợi hố học 
 + Vải sợi pha
Hoạt động 2: Tìm hiểu vải sợi thiên nhiên(15p)
Nguồn gốc
- Dựa vào hình 1.1 SGK/6 hãy nêu tên cây trồng, vật nuôi cung cấp sợi để dệt vải? 
- Em có kết luận gì về nguồn gốc vải sợi thiên nhiên?
- HS quan sát hình 1.1 và nêu quy trình sản xuất vải sợi bông, vải tơ tằm.
- GV thuyết trình bằng lời quy trình sản xuất.
- Qua quan sát sơ đồ, em hãy cho biết thời gian để tạo thành nguyên liệu dệt vải?
- GV cho HS quan sát các mẫu vải và giới thiệu phương pháp dệt vải: bằng thủ công hoặc bằng máy ( dệt thoi và dệt kim)
 + Dệt thoi: Từ các sợi dệt tạo thành sản phẩm mà trong đó có ít nhất là 2 sợi đan vuông vào nhau.
 + Dệt kim: từ 1 hoặc 1 hệ thống sợi dệt đem uốn cong thành các vòng cho chúng luồn vào nhau tương tự như đan tay.
- GV làm thử nghiệm vò vải và đốt vải, nhúng vải vào nước để học sinh quan sát và nêu tính chất của vải.
- Gọi 1 HS đọc tính chất của vải SGK
- Ngày nay đã có cônng nghệ sử lý đặc biệt làm cho vải sợi bông và vải tơ tằm không bị nhăn, tăng giá trị của vải nhưng giá thành cao.
HS quan sát hình1.1,thảo luận(trả lời được)
- con tằm, cây bông
- Nguồn gốc thực vật và động vật:
+ Cây bông-> Vải sợi bông, +Con tằm-> Vải tơ tằm.
HS nêu qui trình sản xuất vải sợi bông và vải tơ tằm(Ghi vào vở)
1. Vải sợi thiên nhiên
a.Nguồn gốc:
-Nguồn gốc thực vật: Cây bông, đay, lanh
- Nguồn gốc động vât: con tằm, cừu, dê
* Quy trình sản xuất:
- Cây bông-> quả bông-> xơ bông-> sợi dệt-> Vải sợi bông.
-Con tằm-> kén tằn-> sợi tơ tằm-> Sợi dệt -> vải sợi tơ tằm.
b.Tính chất:
- Có độ hút ẩm cao nên mặc thống mát nhưng dễ bị nhàu. Vải bông giặt lâu khô, khi đốt sợi vải tro bóp dễ tan.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vải sợi hố học(15p)
- Cho HS quan sát hình 1.2, hãy nêu nguồn gốc của vải.
 + Nguyên liệu không có dạng sợi mà phải qua quá trình tạo sợi. 
 + Căn cứ vào nguyên liệu ban đàu và phương pháp sản xuất mà người ta chia vải sợi hố học ra làm mấy loại? 
- Cho HS quan sát hình 1.2 để nêu quy trình sản xuất vải sợi tổng hợp
-Em hãy cho biết thời gian sản xuất sợi hố học?
- Theo em giá thành vải sợi hô học như thế nào?
_ Cho HS nghiên cứu sơ đồ và điền vào chỗ trống SGK.
- Làm thử nghệm để chứng minh tính chất của vải.
Vì sao vải sợi hố học được sử dụng nhiều trong may mặc?
-Yêu cầu HS nêu tính chất của vải sợi hóa học
- HS quan sát và trả lời
- HS trả lời:
Người ta chia vải sợi hóa học ra làm 2 loại là: sợi nhân tạo và sợi tổng hợp.
-Thời gian nhanh...
- Gía thành rẻ
- HS thảo luận và điền theo nhóm.
(1) vải sợi nhân tạo (2) vải sợi tổng hợp (3) visco, axê tat (4)go,ã tre nứa(5)sợi nilon, sợi pôlyte (6)dầu mỏ than đá.
- HS trả lời: Bền đẹp
-HS nêu tính chất và ghi vào vở
2. Vải sợi hố học:
a) Nguồn gốc:
- Do con người tạo ra từ 1 số chất hố học lấy từ gỗ, tre, nứa, dầu mỏ
- Gồm có 2 loại:
 + Vải sợi nhân tạo
 + Vải sợi tổng hợp
Tính chất:
- VS hố học có độ hút ẩm cao, ít nhàu, bị cứng trong nước. Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan.
- VS tổng hợp có độ hút ẩm thấp, đa dạng, đẹp, bền, giặt mau khô, không nhàu, khi đốt tro vón cục không tan.
4.Củng cố:
?Trình bày nguồn gốc và tính chất của vải sợi thiên nhiên? 
?Trình bày nguồn gốc và tính chất của vải sợi hố học?
5. Dặn dò:
-HS về học bài
-Xem tiếp bài 1: “các loại vải thường dùng trong may mặc”
- Chuẩn bị một số mẫu vải (nên đa dạng và khác với tiết 1)
Tuần : 02, Tiết PPCT: 03
Ngày soạn: 27 / 08 /2011 
Ngày dạy: 29/08/2011 – 6A2; 01/09/2011 – 6A1 
Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC (tiếp theo)
Tiết 2: Tìm hiểu vải sợi pha. Thí nghiệm phân biệt các loại vải
I.Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
- HS biết được nguồn gốc, quá trình sản xuất, tính chất công dụng của vải sợi pha
2. Kỹ năng:
- Biết phân biệt được 1 số loại vải thông thường.
- Thực hành chọn các lọai vải, phân biệt bằng cách đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro của vải
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong công việc, thích thú học tập bộ môn.
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên :
- Sơ đồ quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên
- Sơ đồ sản xuất vải sợi tổng hợp
- Một số mẫu vải các loại
 2. Học sinh: Đọc qua bài mới
III.Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định lớp :
- Kiểm tra sĩ số: 6A1: 6A2:
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Trình bày nguồn gốc và tính chất của vải sợi thiên nhiên? 
 - Trình bày quá trình sản xuất ra vải sợi hố học lấy từ chất xenlulơ của gỗ, tre, nứa?
3.Bài mới:
Vải sợi thiên nhiên cũng như vải sợi hố học đều có những ưu - nhược điểm của nó. Nếu chọn ưu điểm này lại gặp nhược điểm kia, gây nhiều khó khăn cho người sử dụng. Để đáp ứng nhu cầu tiện lợi cả hai mặt, ta có một loại vải mới xuất hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đợng của HS
Nôi dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập(5p)
*Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu HS nêu nguồn gốc, tính chất vải sợi thiên nhiên?
-Yêu cầu HS nêu nguồn gốc, tính chất vải sợi hóa học?
-Nêu tính chất của các loại vải?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguồn gốc vải sợi pha (15p)
- Cho Hs xem 1 số mẫu vải có ghi thành phần sợi pha và đọc để GV viết lên bảng
- Từ thành phần em hãy rút ra kết luận về nguồn gốc vải sợi pha
- HS đọc thành phần vải
- HS thảo luận, trả lời
3. Vải sợi pha
Nguồn gốc:
- Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha. Sợi pha được sản xuất bằng 2 hay nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt.
- Để hợp được những ưu điểm của vải sợi thiên nhiên và vải sợi tổng hợp và hạn chế những khuyết điểm của 2 loại vải này người ta pha trộn các loại sợi theo tỉ lệ nhất định tạo thành sợi pha để dệt vải.
- Theo em sợi pha có những tính chất gì?
- Cho Hs thảo luận tính chất vải sợi pha theo thành phần sợi pha:
 + Cotton – polyeste
 + Polyeste – visco
 + Polyeste – len
- Em hãy so sánh vải sợi pha với các loại vải sợi mà em đã học?
-HS nêu tính chất của vải sợi pha và ghi vào vở
- HS so sánh và ghi vào giấy, đọc lên và cả lớp cùng sữa.
b) Tính chất:
- Vải sợi pha có những ưu điểmcủa các loại sợi thành phần
Hoạt động 3: Thử ngiệm để phân biệt 1 số loại vải(20p)
- GV phân phát vải, diêm, bát nước cho từng nhóm để HS tự tìm hiểu theo nội dung đã học
- Vậy dựa vào sự khác nhau của tính chất các loại vải mà ta phân biệt được các loại vải.
- Y/c HS đọc thành phần sợi vải ghi trên băng đính và GV giải thích.
- HS tiến hành thí nghiệm để phân biệt vải dựa vào tính chất
- HS đọc thành phần sợi vải
II. Thử nghiệm để phân biệt 1 số loại vải
4.Củng cố: HS đọc phần ghi nhớ SGK
5.Dặn dò:
-HS về học bài (tồn bài) ... - Hs trả lời
Dụng cụ và vật liệu cắm hoa
Dụng cụ cắm hoa
Bình cắm hoa: là dụng cụ dùng để cắm hoa và cung cấp nước cho hoa
- Có rất nhiều loại bình cắm với kích thước và hình dáng khác nhau
- Chất liệu làm nên bình cắm cũng rất đa dạng: thuỷ tinh, gốm sứ, tre, nhựa 
Các dụng cụ khác: Mút xốp hoặc bàn chông, dao, kéo, dây kẽm, bình phun nước 
2. Vật liệu cắm hoa
Các loại hoa
Các loại lá
Các loại quả 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguyên tắc cắm hoa cơ bản 15p 
- Muốn cắm được bình hoa đẹp cần chú ý đến các nguyên tắc cắm hoa cơ bản từ đó có thể sáng tạo ra nhiều kiểu cắm hoa mới.
- GV VD 1 số loại cắm hoa không phù hợp và từ đó yêu cầu HS sữa lại và từ đó nêu các nguyên tắc cắm hoa
- Ngồi thiên nhiên vị trí của các hoa khác nhau vì vậy khi đưa vào bình cắm chúng ta cũng cần tạo độ chênh lệch để bình hoa được sống động.
- Trên bàn ăn, phòng khách cần đặt những bình cắm kiểu nào? Vì sao?
- Trên kệ, tủ cần đặt những bình cắm kiểu nào? Vì sao?
- HS sữa lại kiểu cắm hoa cho đúng và nêu nguyên tắc cắm hoa.
- Bình hoa thấp, vừa cắm dạng toả tròn để nhìn được mọi phía
- Bình hoa cao
II. Nguyên tắc cắm hoa cơ bản:
1. Chọn hoa và bình cắm phù hợp với hình dáng và màu sắc.
 VD: Hoa súng cắm bình thấp, hoa huệ cắm bình cao 
2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm
3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí
Hoạt động 3: Tổng kết – Dặn dò (10p)
Đọc phần ghi nhớ SGK
Đọc trước bài 13 phần III: Cắm hoa trang trí
Sưu tầm tranh ảnh về mẫu cắm hoa ( trong tờ lịch hoặc bìa vở)
Ngày soạn: 28/12/2010
Bài 13: CẮM HOA TRANG TRÍ (tt)
I. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức:
- HS nắm được nguyên tắc cắm hoa cơ bản, vật cần thiết và quy trình cắm hoa
2/ Kỹ năng:
-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình
3/ Thái độ:
Giáo dục HS biết sử dụng hợp lí về dụng cụ cắm hoa.Nghiêm túc trong công việc
II. CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ cắm hoa: dao, kéo, đế chông, xốp, 1 số loại bình cắm hoa.
- Tranh ảnh một số mẫu cắm hoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước chuẩn bị khi cắm hoa (17p)
- Muốn cắm 1 bình hoa ta cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu gì?
- Đối với việc cắm hoa tươi, việc giữ cho hoa tươi lâu có ý nghĩa rất quan trọng vì sau khi cắt cơ chế trao đổi chất và nước bị gián đoạn, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vết căùt, làm hoa mau tàn. Vậy em có biết cách bảo quản để cho hoa tươi lâu?
-Dụng cụ: bình cắm, xốp, dao, kéo.
- Vật liệu: hoa, lá, cành 
- HS trả lời theo hiểu biết của mình.
( Cắt hoa vào lúc sáng sớm, sau khi cắt ngâm hoa vồ xô nước, tỉa bớt lá sâu  có thể cho ½ viên aspirin vào lọ cắm hoa)
III. Quy trình cắm hoa:
1. Chuẩn bị
-Dụng cụ: bình cắm, xốp, dao, kéo.
- Vật liệu: hoa, lá, cành
Cách giữ hoa tươi lâu
Cắt hoa vào lúc sáng sớm, sau khi cắt ngâm hoa vồ xô nước, tỉa bớt lá sâu  có thể cho ½ viên aspirin vào lọ cắm hoa
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hiện( 18p)
- Khi cắêm 1 bình hoa cần thực hiện theo quy trình thì việc cắm hoa sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Giáo viên giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cắm hoa để chuẩn bị cắm mẫu
- GV tiến hành thực hiện quy trình căm hoa và thuyết trình cho HS hiểu, hoặc vừa cắm vừa nêu câu hỏi.
- Gọi 1hS đọc phần 2 SGK
 - HS quan sát và ghi nhớ các bước tiến hành
- HS đọc SGK
2. Quy trình thực hiện:
Lựa chọn hoa, lá, bình cắm, dạng cắm hoa cho phù hợp.
Cắt cành chình và căm trước
Cắt các cành phụ và cắm vào bình, điểm thêm lá, hoa nhỏ..
Đặt vào vị trí cần trang trí
Lưu ý: Có thể cắm các cành phụ trước rồi cắm cành chính sau.
Hoạt động 3: Tổng kết – Dặn dò (10p)
Đọc phần ghi nhớ SGK
Đọc trước bài 13 phần III: Cắm hoa trang trí
Sưu tầm tranh ảnh về mẫu cắm hoa ( trong tờ lịch hoặc bìa vở)
Chuẩn bị: bình cắm hoa dạng tròn, thấp; xốp, hoa cúc và lá măng, thuỷ trúc 
Ngày soạn: 05/12/2010
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: HS nắm được các nội dung chính đã học:
+ Sắp xếp dồ đạc hợp lý trong nhà ở
+ Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
+ Trang trí nhà ở bằng đồ vật, cây cảnh và hoa
+ Cắm hoa trang trí
2/ Kỹ năng:
- Hiểu và nhận thức được vấn đề, bổn phận, trách nhiệm của bản thân mình đối với cuộc sống gia đình
3/ Thái độ:
- Những bài học thực hành sẽ nâng cao kĩ năng thực hiện các công việc vừa sức mình góp phần giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Rèn luyện ý thức trách nhiệm cá nhân
II. CHUẨN BỊ:
- Các câu hỏi ôn tập
Nhà ở có vai trò như thế nào đối với cuọc sống con người?
Cần phải làm gì để nhà ở gọn gàng ngăn nắp
Cần phải làm gì để nhà ở luôn sạch đep?
TỔ CHỨC ÔN TẬP
Bước 1:
GV chia lớp thành các nhóm đơn vị tổ và cử nhóm trưởng, thư kí
Phân công nhiệm vụ các thành viên
Bước 2: 
GV phân công nội dung ôn tập cho từng nhóm
Gợi ý hướng dẫn để HS nắm được ý chính trong nội dung được phân công
Bước 3: 
HS thảo luận về vấn đề được phân công
Ghi lại ý kiến trả lời của các bạn
Tóm tắt ý chính
Bước 4: 
Yêu cầu đại diện nhóm trả lời
Cả lớp nghe và phát hiện, bổ sung kiến thức còn thiếu
GV tóm tắt ghi lại ý chính
Bước 5: 
GV đánh giá giờ ôn tập
+ Thái độ ôn tập của từng nhóm
+ Kết quả thu được
+ Hướng dẫn về nhà
Ngày soạn: 05/12/2010
ÔN TẬP
I MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: HS nắm được các nội dung chính đã học
+ Sắp xếp dồ đạc hợp lý trong nhà ở
+ Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
+ Trang trí nhà ở bằng đồ vật, cây cảnh và hoa
+ Cắm hoa trang trí
2/ Kỹ năng : 
- Hiểu và nhận thức được vấn đề, bổn phận, trách nhiệm của bản thân mình đối với cuộc sống gia đình
3/ Thái độ: 
- Những bài học thực hành sẽ nâng cao kĩ năng thực hiện các công việc vừa sức mình góp phần giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Rèn luyện ý thức trách nhiệm cá nhân
II.CHUẨN BỊ
ĐỀ CƯƠNG CÔNG NGHỆ 6 HKI
Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người?
Cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở hợp lý? 
Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? Em phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
Em hãy nêu cách chọn và sử dụng 1 số đồ vật để trang trí nhà ở?
Hãy nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở? Có thể trang trí hoa và cây cảnh ở vị trí nào?
III. TỔ CHỨC TIẾT ÔN TẬP
Bước 1:
Phân công cụ thể công việc từng cá nhân trong nhóm
HS thảo luận các câu hỏi đêø cương, 
Đặt ra tình huống cụ thể cho mỗi trường hợp
Bước 2:
Mỗi tổ cử đại diện trả lời câu hỏi
Các nóm khác nhận xét bổ sung
Bước 3:
GV nhận xét, bổ sung
Dặn dò công việc ôn tập chuẩn bị thi HKI
Ngày soạn: 26/12/2010
Bài 14: Thực hành: CẮM HOA
I. MỤC TIÊU:
- HS vận dụng các nguyên tắc cơ bản để cắm được 1 lọ hoa dạng thẳng, bình thấp, cuối giờ phải hồn thành sản phẩm.
- Sau tiết học biết cách sử dụng những loại hoa dễ kiếm và vận dụng dạng cắm này để trang trí nơi mình ở.
II CHUẨN BỊ:
-Bình cắm dạng tròn, thấp
-Xốp, kéo
- Hoa tươi
-Bảng phụ vẽ sơ đồ cắm hoa
III . TỔ CHỨC TIẾT THỰC HÀNH:
1. Kiểm tra bài củ:
- Hãy trình bày quy trình cắm hoa?
- Các nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa?
2. Giới thiệu:
	Nguồn gốc các dạng cắm hoa bắt đầu từ việc quan sát chúng trong thiên nhiên. Dáng vẻ tự nhiên và đặc thù của mỗi loại rất khác nhau, có lồi mọc thẳng, có lồi mọc nghiêng  Từ các nhận xét này mà người ta có những loại cắm hoa cơ bản sau: dạng thằng; dạng nghiêng; dạng tròn;  Hôm nay chúng ta sẽ thực hành cắm hoa dạng thẳng bình thấp.
	GV ổn định và phân nhóm theo vị trí thực hành
+ GV giới thiêïu sơ đồ cắm hoa và quy trình cắm hoa dạng cơ bản và dạng vận dụng.
	1) Gv treo sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng và giới thiệu:
- Quy ước về độ cắm
	+ Cành cắm thẳng đứng là cành 0o
	+ Cành cắm ngang miệng bình về 2 phía là cành 90o
Góc độ cắm của 3 cành chính
+ Cành chính thường nghiêng khoảng 10 – 15o hoặc thẳng đứng
+ Cành chính 2 thường nghiêng 45o
	+ Cành chính 3 nghiêng 75o
	- Có thể dùng hoa hoặc lá làm cành chính
	2) Quy trình cắm hoa
Gv giới thiệu dụng cụ và vật liệu cắm hoa
GV thao tác mẫu các bước của quy trình cắm hoa.
3) Gv treo sơ đồ cắm hoa dạng vận dụng 
Dạng vận dụng có sự thay đổi về góc độ cắm, em có nhận xét gì về sự thay đổi này?
( Bố cục gọn, sinh động )
+ GV thao tác mẫu, HS quan sát
- HS quan sát theo sự hướng dẫn của GV và quán sát sơ đồ cắm hoa, 
- Có thế sáng tạo ra kiểu cắm hoa mới dựa vào các nguyên tắc cơ bản.
- Cho HS xem tranh ảnh của dạng cắm này.
+ HS thao tác thực hành theo mẫu
- Trong quá trình thực hành GV đến từng nhóm uốn nắn và sữa chữa
Sữa hoa trước khi cắm, tỉa bớt lá sâu, tránh rườm rà 
Những bông hoa có búp thường vươn xa, hoa càng nở càng đặt sát miệng bình
+ Tổng kết – Dặn dò
- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm lên bàn GV, nhận xét ưu điểm và nhược điểm của các bình cắm để học sinh rút kinh nghiệm cho tiết thực hành sau.
- Nhận xét tinh thần thái độ làm việc của HS
- Dặn học sinh chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cho tiết thực hành tiếp theo
Ngày soạn: 26/12/2010
Bài 14: Thực hành: CẮM HOA
I. MỤC TIÊU:
- HS vận dụng các nguyên tắc cơ bản để cắm được 1 lọ hoa dạng thẳng, bình thấp, cuối giờ phải hồn thành sản phẩm.
- Sau tiết học biết cách sử dụng những loại hoa dễ kiếm và vận dụng dạng cắm này để trang trí nơi mình ở.
II CHUẨN BỊ:
-Bình cắm dạng tròn, thấp; Xốp, kéo; Hoa tươi
-Bảng phụ vẽ sơ đồ cắm hoa
III. TỔ CHỨC TIẾT THỰC HÀNH:
- GV nhăc nhở lại các sai sót trong tiết thực hành trước để rút kinh nghiệm
- GV ổn định và phân nhóm theo vị trí thực hành
+ GV giới thiệu cách cắm hoa dạng nghiêng
 Gv treo sơ đồ cắm hoa dạng nghiêng và giới thiệu:
So với sơ đồ cắm hoa dạng thẳng, em có nhận xét gì về vị trí và góc độ cắm của các cành chính?
(Vị trí của các bông trải rộng so với miệng bình và thấp, bình hoa có dáng nghiêng về 1 phía?)
+ GV thao tác mẫu, HS quan sát và ghi nhớ
Trong quá trình thực hiện Gv có thể hướng dẫn cho HS cách uốn các cành hoa theo ý muốn:
Uốn bằng tay: Đặt 2 ngón tay cái tại điểm uốn, ngón tay cái đẩy lên, các ngón còn lại kéo xuống về 2 phía.
Uốn bằng dây kẽm: Nếu uốn bằng tay không giữ được độ cong của hoa thì sử dụng dây kẽm. Nên chọn dây kẽm được phủ màu xanh để hồ hợp với màu hoa lá. Có thể giấu cọng kẽm dưới các lá cành
Cho HS quan sát tranh ảnh cắm hoa dạng nghiêng
+ HS thao tác cắm hoa theo mẫu
Trong quá trình HS cắm hoa, GV đi theo dõi và uốn nắn kịp thời
Bố cục
Màu sắc
Uốn cành, sữa cành 
+ Tổng kết – Dặn dò
- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm lên bàn GV, nhận xét ưu điểm và nhược điểm của các bình cắm để học sinh rút kinh nghiệm cho tiết thực hành sau.
- - Nhận xét tinh thần thái độ làm việc của HS
- Dọn dẹp vệ sinh lớp học
- Dặn học sinh chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cho tiết thực hành tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cong nghe giam tai CKTKN.doc