Giáo án Công nghệ 6 - Bài 15-17 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Võ Trường Toản

Giáo án Công nghệ 6 - Bài 15-17 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Võ Trường Toản

A. Chuấn kiến thức- kĩ năng:

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây:

1, Kiến thức:

-Nắm được vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày

- Nắm được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể .

-Nắm được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn , cách thay thế thực phẩm trong một nhóm để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân băng dinh dưỡng.

2, Kĩ năng:

- Biết lựa chọn và sử dụng được một số nguồn lương thực, thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người một cách hợp lí

- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

3, Thái độ:

- Tích cực, chủ động, hang hái góp ý xây dựng bài.

B. Chuẩn bị:

 -Sưu tầm một số tranh ảnh về tác dụng của các chất dinh dưỡng với cơ thể.

 -Lấy hông tin về các chất dinh dưỡng ,nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và đạc biệt là nhu cầu dinh dưỡng của lứa tuối học sinh.

C. Tiến trình dạy học

I. ồn định lớp: (1 )

II. Kiểm tra bài cũ: (5 )

 Câu 1: Nêu chức năng dinh dưỡng của vitamin và chất khoáng. Những nguỗn thực phẩm nào có chứa các chất dinh dướng này?

Câu 2: Dựa vào giá trị dinh dưỡng, thức ăn được phân chia như thế nào? Việc phân chia đó có ý nghĩa gì?

 

doc 16 trang Người đăng vanady Lượt xem 1484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Bài 15-17 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Võ Trường Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:43
 Ngày soạn: 10/01/2011
Lớp :68
 Ngày dạy: 11/01/2011
Bài 15:
Cơ sở của ăn uống hợp lý
 (tiếp)
A. Chuấn kiến thức- kĩ năng:
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây:
1, Kiến thức:
-Nắm được vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày
- Nắm được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể .
-Nắm được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn , cách thay thế thực phẩm trong một nhóm để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân băng dinh dưỡng.
2, Kĩ năng:
- Biết lựa chọn và sử dụng được một số nguồn lương thực, thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người một cách hợp lí
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
3, Thái độ: 
- Tích cực, chủ động, hang hái góp ý xây dựng bài.
B. Chuẩn bị:
 -Sưu tầm một số tranh ảnh về tác dụng của các chất dinh dưỡng với cơ thể.
 -Lấy hông tin về các chất dinh dưỡng ,nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và đạc biệt là nhu cầu dinh dưỡng của lứa tuối học sinh.
C. Tiến trình dạy học
I. ồn định lớp: (1 )
II. Kiểm tra bài cũ: (5 )
 Câu 1: Nêu chức năng dinh dưỡng của vitamin và chất khoáng. Những nguỗn thực phẩm nào có chứa các chất dinh dướng này?
Câu 2: Dựa vào giá trị dinh dưỡng, thức ăn được phân chia như thế nào? Việc phân chia đó có ý nghĩa gì?
III. Bài mới (35 )
1. Đặt vấn đề
 ? GV: Chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng theo các em, có phải chúng ta cứ cố gắng ăn được càng nhiều càng tốt hay không? Chúng ta nên ăn như thế nào cho hợp lí?
- Hs: Các chất dinh dưỡng rất cần cho cơ thể, nhưng cơ thể cũng chỉ cần hấp thụ một lượng nhất định nào đó, nên chúng ta cần cung cấp cho cơ thể hợp lí, không thừa cũng không thiếu, tránh gây hậu quả xấu
2. Nội dung dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
? Yêu cầu hs nhắc lại chức năng dinh dưỡng của chất đạm
- Cho hs quan sát hình 3.11
? Nhận xét về thể trạng của cậu bé trong hình?
? Cậu bé đang mắc bệnh gì? Nguyên nhân?
? Thiếu chất đạm sẽ gây ra hậu quả gì?
? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị thiếu chất đạm?
? Dự đoán xem nếu thừa chất đạm thì cơ thể sẽ như thế nào?
? Theo em, nhu cầu cơ thể cần bao nhiêu đạm?
- Gv thông báo cho hs số liệu
? Nhắc lại chức năng dinh dưỡng của chất đường bột?
? Nếu thiếu chất đường bột sẽ gây ra hậu quả gì với cơ thể?
- Yêu cầu hs quan sát hình 3.12 
? Bạn trai trong hình trông như thế nào? Nguyên nhân?
? Làm thế nào để giảm cân?
?Ăn nhiều chất đường bột còn có tác hại gì với hàm răng?
? Theo em nhu cầu chất đường bột của cơ thể là bao nhiêu?
- Gv cho cung cấp thông tin cho hs về nhu cầu chất đường bột với cơ thể
- Yêu cầu hs nhắc lại chức năng dinh dưỡng của chất béo
? Nếu thiếu chất béo, cơ thể sẽ thế nào?
? Dấu hiệu cụ thể cho thấy cơ thể thiếu chất béo?
?Ăn quá nhiều chất béo sẽ có tác hại gì?
? Cơ thể con người ăn lượng chất béo thế nào là đủ?
? Ngoài các chất dinh dưỡng trên, còn những chất dinh dưỡng khác nữa? 
? Khi cơ thể thiếu các chất này thì sẽ có dấu hiệu gì?
? Cần cung cấp những chất dinh dưỡng này cho cơ thể như thế nào?
? Qua đó, em có nhận xét gì về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể? Chúng ta cần cung cấp chất dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý nhất?
- Yêu cầu hs quan sát hình 3.13a, giải thích lượng dinh dưỡng cần thiết cho một học sinh mỗi ngày
- Yêu cầu hs quan sát hình 3.13b, nêu lượng dinh dưỡng trung bình cho 1 người trong 1 tháng.
 Nhắc lại 
- Quan sát
- Cậu bé gầy còm, ốm yếu, 
-Cậu bé mắc bệnh suy dinh dưỡng do thiếu chất đạm
- Cơ thể phát triển không bình thường, cơ bắp yếu ớt, chân tay khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa
- Chậm lớn, hậm mở mang trí óc, dễ mệt, thiếu máu, ăn không ngon, da có quầng thâm
- Chất đạm thừa sẽ biến thành mỡ, gây béo phì
- Hs: cần vừa đủ, hợp lí
- Hs nhắc lại
- Người sẽ mệt mỏi, ốm yếu
- Quan sát
- Bạn trai rất béo, do ăn nhiều bánh kẹo và hoa quả có chất đường bột
- Để giảm cân, cần giảm chất đường bột, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đồng thời cần tập thể dục đều đặn
-Ăn nhiều bánh kẹo và đồ ngọt còn bị sâu răng
- Hs thảo luận và trả lời theo suy nghĩ
- Hs lắng nghe
- Hs nhắc lại
- Nếu thiếu chất béo, người sẽ mệt, ốm, không có năng lượng hoạt động, và chống đỡ với môi trường kém, nhất là chịu rét kém
- Cơ thể ốm yếu, lở ngoài da, mệt, đói, sưng thận
- Nếu nhiều chất béo quá, cơ thể sẽ béo phì, bụng to, dễ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao
- Hs trả lời: 
- Hs: chất khoáng, chất xơ, nước, vitamin
- Thiếu vitamin: da khô, đóng vảy, mắt không khoẻ, không tập trung, đau đầu, bị nhiệt miệng, lợi chảy máu, chân tay đâu nhức, toàn thân mệt mỏi, xương yếu
Thiếu chất khoáng: xương yếu, dễ gãy, răng không cứng cáp, mệt mỏi, dễ cáu gắt, da xanh xao
- Cần cung cấp đầy đủ, hợp lí, và cần thay đổi các thực phẩm trong bữa ăn.
- Hs: Cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ và hợp lí tất cả các chất dinh dưỡng
- Hs quan sát, trình bày
- Hs quan sát và trình bày
I. Vai trò của các chất dinh dưỡng
II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
1. Chất đạm
a. Thiếu chất đạm trầm trọng: 
- Trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn
- Trí tuệ kém phát triển
b. Thừa chất đạm
Cơ thể béo phì, dễ mắc bệnh thận hư, béo phì, huyết áp, tim mạch
+ Nhu cầu: Cơ thể cần 0,5g/kg thể trọng
2. Chất đường bột
a. Thiếu chất đường bột
Thiếu chất đường bột làm cơ thể ốm yếu, đói mệt
b. Thừa chất đường bột
Ăn quá nhiều chất đường bột làm cơ thể béo phì, sâu răng
+ Nhu cầu:
- Người lớn: 6g - 8g/kg thể trọng
- Trẻ em: 6g 10g/kg thể trọng
3. Chất béo
a. Thiếu chất béo
Cơ thể sẽ không đủ năng lượng và khả năng chống đỡ với bệnh tật và thời tiết, dễ bị mệt, ốm
b. Thừa chất béo
Cơ thể béo phì, dễ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, bụng to
+ Nhu cầu:
- Phụ thuộc vào lứa tuổi: tuổi nhỏ cần nhiều, tuổi già giảm đi
- Phụ thuộc vào mùa, khí hậu: mùa đông cần nhiều, mùa hè cần ít
* Các chất dinh dưỡng khác
- Các chất khoáng, vitamin, 
chất xơ, nước cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý. 
- Nên ăn nhiều rau, củ, quả, phối hợp với nhiều loại thực phẩm khác để thay đổi trong các bữa ăn, đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Tóm lại: Mọi sự thừa thiếu chất dinh dưỡng đều có hại cho cơ thể, do đó cần cung cấp đầy đủ và hợp lý.
3. Tổng kết: (3 )
- Gv hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài
- Làm bài tập 3 trang 75 sgk
(Đáp án câu 3:
Chất đạm có trong: sữa, thịt gà, đậu nành, lạc, thịt lợn
Chất đường bột có trong: gạo, khoai, lạc, bánh kẹo
Chất béo có trong: sữa, thịt gà, bơ, lạc, thịt lợn
Vitamin có trong: sữa, bơ, gạo, khoai
Chất khoáng có trong: sữa 
Chất xơ: khoai
Nước: sữa
- Gọi hs đọc phần Ghi nhớ và Có thể em chưa biết
4. Dặn dò: (1 )
- Học sinh về nhà tìm hiểu thêm trong thực tế về các chất dinh dưỡng
- Đọc trước bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm
NHÂN XET- RUT KINH NGHIÊM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết PPCT: 45 Ngày soạn:12/01/2011
Lớp :69 Ngày dạy : 13/01/2011
Bài 16:
Vệ sinh an toàn thực phẩm
A. Chuẩn kiến thức- kĩ năng:
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây:
1, Kiến thức :
- Hiểu thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Biết cách hạn chế việc ngộ độc thực phẩm cho bản thân và cho gia đình
2, Kĩ năng:
- Thực hiện được một số biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm 
Có kĩ năng lựa chọn thực phẩm phù hợp.
3, Thái độ:
- Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Biết bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng,phòng chống ngộ độc thức ăn.
B. Chuẩn bị
 -Sưu tầm một số tranh ảnh, mẫu vật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Thu thập thông tin về hậu quả của nhiễm trùng thực phẩm và các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
C. Tiến trình dạy học
I. ổn định lớp: (1 )
II. Kiểm tra bài cũ: (4 ) 
Câu 1: Nêu nhu cầu dinh dưỡng của chất đạm với cơ thể? Chất đạm có từ những nguồn lương thực, thực phẩm nào?
Câu 2: Chất đường bột có trong nhữngloại lương thực, thực phẩm nào? Nhu cầu của cơ thể với nó ra sao?
Câu 3: Nếu thiếu và thừa chất béo sẽ dẫn đến hậu quả gì? Ngoài chất đạm, chất đường bột, chất béo, các chất dinh dưỡng khác cần cho cơ thể như thế nào? Cần cung cấp chúng cho cơ thể như thế nào?
III. Bài mới: (35 )
1. Đặt vấn đề
 ? Nếu gia đình em chẳng may mua rau mới bị phun thuốc trừ sâu, thịt lợn bị bệnh thì có thể gây hậu quả gì với các thành viên trong gia đình?
 Hs: Mọi thành viên có thể bị đau bụng, bị bệnh hoặc nặng hơn nữa
 Gv: Qua đài, báo, tivi chúng ta đã thấy vấn đề ngộ độc thực phẩm hiện nay đang gia tăng rất mạnh. Nguyên nhân là do đâu, và làm thế nào để tránh bị ngộ độc thức ăn? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta có câu trả lời.
2. Nội dung dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Yêu cầu hs đọc phần thông tin mở đầu
? Em hiểu thế nào là vệ sinh thực phẩm?
Gv thông báo: những thực phẩm tươi sống nếu không được bảo quản tốt thì sau một thời gian ngắn sẽ bị vi khuẩn có hại xâm nhập, có mùi lạ, màu sắc biến đổi nhất là với khí hậu thời tiết nóng và ẩm của nước ta. Những thực phẩm đó đã bị nhiếm trùng. 
? Theo em, thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
- Gv nhậ xét kết luận
? Hãy kể tên 1 số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng, nhiễm trùng? Tại sao?
? thực phẩm được để trong tủ lạnh có đảm bảo an toàn không? Tại sao?
(Gv có thể gợi ý hs đối với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến chín)
? Với những thực phẩm được chế biến sẵn như đồ hộp, giò chả, đồ uống có ga, rượu, rau, củ, quả bị phun thuốc bảo vệ thực vật không cho phép hoặc quá liều lượng có phải là thực phẩm bị nhiễm trùng không? Tại sao?
- Gv thông báo và kết luận: Đó không phải thực phẩm bị nhiễm trùng mà là bị nhiễm  ... mà gia đình thường mua sắm? (Hoàn thành điền vào chỗ trống)
? Nêu các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm?
- Gv kết luận: 
- Gv có thể đưa ra một số kinh nghiệm chọn mua thực phẩm cho hs:
+ Thịt tươi: khô ráo, không chảy nước, màu tươi hồng, săn chắc, có độ đàn hồi (ấn tay vào thịt lõm dính tay, bỏ tay ra vết lõm mất ngay)
+ Cá tươi: mắt trong, mang đỏ, thân cá mềm, còn bơi càng tốt, không mua cá mắt trắng, mang thâm đen
+ Đồ hộp: hạn sử dụng còn dài, hộp không bị gỉ, biến dạng
+ Rau quả: màu sắc tươi ngon
? Trong gia đình em, thực phẩm được chế biến ở đâu?
? Nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm?
? Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng cách nào?
? Nếu thức ăn không được đảm bảo sẽ gây ra hậu quả gì?
- Yêu cầu hs nghiên cứu bài tập sgk đưa ra: cần bảo quản như thế nào với: thực phẩm đã chế biến; thực phẩm đóng hộp; thực phẩm khô 
- Gv kết luận
Hoạt động 2: Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu, kết hợp với liên hệ thực tế về tình trạng gia tăng ngộ độc thức ăn trong thời gian qua
? Có những nguyên nhân nào dẫn đến ngộ độc thực phẩm? Cho ví dụ
Gv giải thích thêm cho hs hiểu rõ hơn
- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu
? Cần giữ vệ sinh môi trường ăn uống như thế nào?
? Cần mua thực phẩm như thế nào?
? Với đồ hộp cần chọn sản phẩm như thế nào? 
? Để thức ăn đảm bảo, cần chú ý gì khi chế biến?
? Thức ăn đã chế biến cần bảo quản thế nào?
? Khi có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, cần làm gì?
Gv kết luận: Để đảm bảo an toàn thực phẩm, cần giữ vệ sinh sạch sẽ, chọn thực phẩm an toàn, nấu chín và bảo quản chu đáo
- Nghiên cứu, trả lời
(dựa vào sgk)
- hs trả lời dựa vào nghiên cứu sgk
- Ví dụ: ngộ độc cá nóc, ngộ độc dưa chuột, ngộ độc đậu đũa, ngộ độc mật cá trắm, hoa quả từ trung Quốc do ngâm thuốc để giữ cho tươi lâu
- Cần lựa chọn, xử lí thực phẩm đúng đắn, hợp vệ sinh
- Hs quan sát, liên hệ và trả lời
+ Thực phẩm tươi sống: cá, thịt, tôm, trứng
+ Thực phẩm đóng hộp: sữa hộp, thịt hộp, dầu ăn, nước giải khát, nước ngọt
- Khi mua sắm, cần chú ý xem thực phẩm có tươi ngon hay không, hoặc còn hạn sử dụng hay không
+ Rau, quả, thịt cá tươi hoặc được ướp lạnh
+ Thực phẩm đóng hộp hay bao bì phải xem hạn sử dụng
+ không để lẫn lộn thực phẩm ăn sống và thực phẩm cần nấu chín
- Hs lắng nghe và ghi nhớ để lấy thêm kinh nghiệm
- Hs: tại nhà bếp
- Bàn bếp, thớt, dao, dụng cụ làm bếp, quàn áo
- trong quá trình chế biến như thái thịt cắt rau, chế biến đồ nguội nấu, .
- Gây ngộ độc, ói mửa, tiêu chảy, mệt mỏi
- Hs nghiên cứu, thảo luận và trình bày
+ Thực phẩm đã chế biến: cho vào hộp kín để tủ lạnh (thời gian ngắn)
+ Thực phẩm đóng hộp: để tủ lạnh nên mua vừa dùng
+ Thực phẩm khô: phải được phơi khô cho vào lọ kín, kiểm tra thường xuyên, tránh mốc, sâu 
- Hs nghiên cứu tài liệu, liên hệ thực tế và trả lời
- Hs nghiên cứu và trả lời
- SGK trang 79
- Hs trả lời
- Thực phẩm tươi, ngon, ko có độc
- Sản phẩm còn hạn sử dụng, không bị phồng rộp, gỉ
- Cần rửa kĩ, nấu chín
- Cần để nơi kín đáo, an toàn, khô ráo, không bị nhiễm các chất độc, không bị ruồi bọ
- Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, có biện pháp xử lý thích hợp. Nhưng nếu hiện tượng xảy ra nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân cần đưa ngay đến bệnh viện
I. Vệ sinh an toàn thực phẩm
II. An toàn thực phẩm
1. An toàn thực phẩm khi mua sắm
- Thực phẩm tươi sống: cần phỉa dùng loại tươi hay bảo quản ướp lạnh.
- Thực phẩm đóng hộp :phải còn nguyên bao bì, hạn sử dụng.
2. An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản
-Thực phẩm đã chế biến :cho vào hộp kín để tủ lạnh.
-Thực phẩm đóng hộp:để tủ lạnh nên mua vừa đủ dùng.
- Thực phẩm khô: (bột, gạo, hạt đậu...)phải được phơi khô cho vào lọ kín và kiểm tra luôn để phát hiện kịp thời khi bị ẩm mốc.
III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thức ăn 
+ Do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sainh vật
+ Do thức ăn bị biến chất
+ Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc
+ Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học, hoá chất bảo vệ thực vất, chất phụ gia
2.Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn
- Giữ vệ sinh nơi nấu nướng và vệ sinh nhà bếp: 
- Khi mua sắm: chọn thực phẩm tươi ngon, không dập nát, không có mùi, có màu lạ; không dùng các thực phẩm có sẵn chất độc và đồ hộp đã quá hạn sử dụng
- Chế biến: dùng nước sạch để chế biến thức ăn, rau quả sống cần rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy, gọt vỏ, bảo quản cẩn thận, tránh ruồi nhặng đậu vào; Nấu chín thực phẩm
- Cất giữ và bảo quản thực phẩm chu đáo, an toàn, để nơi khô ráo, cách xa hoá chất độc hại;, tránh côn trùng, sâu bọ
3. Tổng kết : (3 )
- Nhấn mạnh kiến thức trọng tâm. 
- Trả lời câu hỏi 1, 4 sgk. Đọc ghi nhớ
4. Dặn dò: (1 )
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk
- Đọc trước bài 17
RUT KINH NGHIEM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lớp :68
 Ngày soạn: 24/01/2011
Tiết :47
 Ngày dạy : 25/01/2011
Bài 17:
BAO QUAN CHÂT DINH DƯƠNG
TRONG CHÊ BIÊN MON ĂN
 (TT)
A. Chuẩn kiến thức- kĩ năng:
Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây:
1, Kiến thức:
- Sự cần thiết bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn. 
2, Kĩ năng:
- Lựa chọn được cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi khi chế biến
3, Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế nấu ăn trong gia đình
B. Chuẩn bị
 Sưu tầm một số tranh ảnh, mẫu vật có liên quan đến bài giảng.
C. Tiến trình dạy học
I. ổn định lớp: (1 )
II. Kiểm tra bài cũ : (3 ) 
Câu 1: Làm thế nào bảo quản được chất dinh dưỡng trong thịt cá khi chưa chế biến?
Câu 2: Nêu cách bảo quản dinh dưỡng đõi với rau quả khi chuẩn bị chế biến?
III. Bài mới: (38 )
1. Đặt vấn đề
 Chúng ta có thể bảo quản được chất dinnh dưỡng trong thực phẩm từ trước khi chế biến, nhưng trong khi chế biến cũng cần hết sức chú ý để các chất dinh dưỡng không bị mất đi. Chúng ta cần làm thế nào để đảm bảo điều này?
2. Nội dung dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến
- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu, thảo luận
? Tại sao cần quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến?
? Các chất dinh dưỡng nào tan trong nước, chất dinh dưỡng nào tan trong chất béo?
? Khi chế biến thức ăn cần chú ý diều gì để không bị mất đi các chất dinh dưỡng trong thực phẩm?
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các thành phần dinh dưỡng
? Tại sao cần chú ý đến nhiệt độ nấu nướng?
? Kể tên các chất dinh dưỡng dễ bị mất bởi nhiệt độ?
? Nhiệt độ có ảnh hưởng thế nào với chất đạm trong thực phẩm?
- Gv có thể mở rộng: khi luộc gà, vịt, thịthay thực phẩm chứa chất đạm khi sôi nên vặn nhỏ lửa để thịt chín bên trong và không bị mất dinh dưỡng
? ở nhiệt độ cao thì chất béo sẽ làm chất dinh dưỡng trong thực phẩm biến đổi thế nào?
? Khi rán có nên để lửa to quá không?
? Tại sao khi chưng đường làm nước màu kho cá, thịt, đường lại bị biến màu?
? Chất đường bột có sự thay đổi thế nào ở nhiệt độ khác nhau?
? Quá trình nấu nướng sẽ ảnh hưởng gì đến chất khoáng? 
Gv: Nên sử dụng nước luộc thực phẩm
? Chất sinh tố nào dễ mất đi khi đun nấu?
Gv: Sinh tố C khó bảo quản, bị oxy hoá nhanh ở nhiệt độ cao do đó nên sử dụng rau quả tươi, tránh thái nhỏ và ngâm nước lâu
- Hs nghiên cứu, thảo luận và trả lời, bổ sung cho nhau
- Vì: đun nấu nhiều sẽ mất các sinh tố tan trong nước hoặc trong chất béo
- Các sinh tố: C, B, PP dễ tan trong nước; Các sinh tố A, D, E, K dễ tan trong chất béo
- Hs thảo luận và trả lời
- Vì nhiệt độ cao làm các chất dinh dưỡng bị biến đổi, biến chất, tiêu huỷ
- Hs: chất đạm, chất béo, chất đường bột, chất khoáng, sinh tố
- Nhiệt độ cao sẽ làm giá trị dinh dưỡng giảm
- Nhiệt độ cao làm mất sinh tố A
- Khi rán không để lửa quá to
- Vì chất đường bột ở nhiệt độ cao sẽ chuyển màu nâu, vị đắng.
- Hs trả lời
- Chất khoáng dễ tan trong nước khi đun nấu.
- Hs trả lời
I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến
1. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn?
- Thực phẩm đun nấu, rán, xào lâu quá sẽ mất nhiều sinh tố và chất khoáng (dễ tan trong nước như: sinh tố C, B, và PP hay dễ tan trong chất béo như sinh tố A, D, E ,K)
- Khi chế biến cần chú ý:
+ Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi
+ Tránh đảo nhiều khi nấu
+ Không đun lại thức ăn nhiều lần
+ Không dùng gạo xát quá trắng hay vo kĩ gạo
+ Không nên chắt nước cơm bỏ đi. 
2. ảnh hưởng của nhiệt độ đỗi với thành phần dinh dưỡng 
a. Chất đạm
Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao giá trị dinh dưỡng sẽ giảm
b. Chất béo
Đun nóng nhiều sẽ làm phân huỷ sinh tố A và chất béo biến chất
c. Chất đường bột
- ở 1080C chất đường chuyển màu nâu, vị đắng
- Chất tinh bột dễ tiêu hơn, sẽ bị cháy đen và chất dinh dưỡng sẽ tiêu huỷ ở nhiệt độ cao 
d. Chất khoáng
Chất khoáng dễ tan trong nước
e. Sinh tố
Các chất sinh tố dễ tan trong nước: C, B, PP hoặc dễ tan trong chất béo như: A, D, E, K nên cần bảo quản hợp lý trong quy trình kĩ thuật chế biến món ăn.
3. Củng cố: (3 )
? Nhiệt độ ảnh hưởng thế nào đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Cần chú ý như thế nào đến nhiệt độ khi chế biến món ăn?
(Trả lời: Các chất dinh dưỡng dễ bị thoái hoá, biến chất hoặc tiêu huỷ bởi nhiệt độ, do đó cần sử dụng nhiệt hợp lý trong quá trình chế biến món ăn, tránh để nhiệt độ cao)
? Trả lời câu hỏi 3, 4 sgk
- Gọi hs đọc Ghi nhớ
4. Dặn dò: (1 )
- Về nhà đọc Có thể em chưa biết
- Đọc trước bài trước 18
NHÂAN XET -- RUT KINH NGHIÊM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 6 bai 151617.doc