Giáo án buổi 2 Ngữ văn 8

Giáo án buổi 2 Ngữ văn 8

Tuần 19 - Luyện đề: “Nhờ rừng”, “Ông đồ”

Tiết 55, 56, 57 - Bài tập về viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.

Phần I – Luyện đề “Nhờ rừng”, “Ông đồ”

Bài 1: Trắc nghiệm

Câu 1: Hai bài thơ “Nhớ rừng”, “Ông đồ” được sáng tác vào khoản thời gian nào?

A. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945.

B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

D. Trước năm 1930.

Câu 2: Nhận xét nào nói đúng nhất những cảnh tượng được miêu tả đặc sắc trong bài thơ Nhớ rừng?

A. Cảnh núi rừng kỳ vĩ, khoáng đạt và bí hiểm.

B. Cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường và giả dối.

C. Cảnh đại ngàn bao la, rộng lớn

D. Gồm A và B

Câu 3: Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong Nhớ rừng?

A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ.

B. Để gây ấn tượng đối với người đọc

C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ.

D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ.

 

doc 29 trang Người đăng thu10 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi 2 Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19	 	- Luyện đề: “Nhờ rừng”, “Ông đồ”
Tiết 55, 56, 57	 - Bài tập về viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
Phần I – Luyện đề “Nhờ rừng”, “Ông đồ”
Bài 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Hai bài thơ “Nhớ rừng”, “Ông đồ” được sáng tác vào khoản thời gian nào?
A. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
D. Trước năm 1930.
Câu 2: Nhận xét nào nói đúng nhất những cảnh tượng được miêu tả đặc sắc trong bài thơ Nhớ rừng?
A. Cảnh núi rừng kỳ vĩ, khoáng đạt và bí hiểm.
B. Cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường và giả dối.
C. Cảnh đại ngàn bao la, rộng lớn
D. Gồm A và B
Câu 3: Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong Nhớ rừng?
A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ.
B. Để gây ấn tượng đối với người đọc
C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ.
D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ.
Câu 4: Hoài Thanh cho rằng” “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ Nhớ rừng?
A. Tràn đầy xúc cảm mãnh liệt.	C. Giàu hình ảnh.
B. Giàu nhịp điệu.	D. Giàu giá trị tạo hình.
Câu 5: Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?
A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên.
B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ
C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế
D. Lòng thương người và niềm hoài cổ.
Câu 6: Hai câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh	c. Nhân Hoá
B. Hoán dụ	D. ẩn dụ
Câu 7: Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra như thế nào?
A. Được mọi người yêu quý vì đức độ
B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp.
C. Bị mọi người quên lãng theo thời gian
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 8: Dòng thơ nào thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ông đồ?
A. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?
B. Năm nay hoa đào nở – Không thấy ông đồ xưa.
C. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.
D.Những người muôn năm cũ – Hồn ở đầu bây giờ?
Câu 9: Hình ảnh nào trong khổ thơ đầu được lặp lại ở khổ thơ cuối của bài thơ?
A. Ông đồ	C. Mực tàu
B. Hoa đào	D. Giấy đỏ
Câu 10: Dòng nào nói đúng nhất tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu cuối bài thơ ông đồ?
A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa.
B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hoá truyền thống.
C. ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ông đồ.
D. Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ.
Bài 2: Giới thiệu về tác giả Thế Lữ và tác phẩm “Nhờ rừng”.
Bài 3: Nêu những nét chính về nghệ thuật của bài thơ.
Bài 4: Chứng minh rằng: “Đoạn 3 của bài thơ có thể coi là một bộ tranh Tứ bình lộng lẫy”. 
Bài 5: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ của Thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là “Nhờ rừng”, ta tưởng chừng như thấy những chữ bị xô đẩy, vị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một thế tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”. 
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Theo em, “Đội quân Việt ngữ” mà Hoài Thanh nói đến có thể gồm những yếu tố gì?
Bài 6: Lập dàn ý cho đề sau: “Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài “Nhờ rừng” của Thế Lữ.
Bài 7: Giới thiệu về Vũ Đình Liên và bài thơ “Ông đồ”.
Bài 8: Theo em, bài thơ “Ông đồ” có những đặc sắc gì về nghệ thuật. 
Bài 9: Phân tích cảm thụ các câu sau:
“Giấy đỏ buồn không thắm, 
Mực đọng trong nghiên sầu”
“Lá vàng rơi trên giấy, 
Ngoài trời mưa bụi bay”
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng,
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
Đáp án:
Bài 1: A – D – C- A – D – C – B – C – A- A
Bài 2:1. Thế Lữ (1907 –1989) là người hai lần tiên phong trong văn học Việt Nam: người mở đầu cho sự toàn thắng của phong trào Thơ mới và người xây dựng nền móng cho nền kịch nói nước nhà.
2. Vai trò của Thế Lữ với thơ mới được Hoài Thanh xác nhận: “Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dẫu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều, nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền Thơ mới ở xứ này. Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ”. 
3. Nhớ rừng được coi là thi phẩm tiêu biểu nhất của Thế Lữ . Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, nhà thơ đã diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại giả dối, đọc bằng cảm xúc lãng mạn tràn đầy, bằng sự hoà điều giữa thơ - nhạc – hoạ. Thông qua tâm sự của chúa sơn lâm, tác giả đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước lúc bấy giờ. Là một trong những bài thơ hay nhất của Thơ mới chặng đầu (1932 – 1935 ) góp phần đem lại chiến thắng cho Thơ mới. “Nhớ Rừng” là một bài thơ 8 chữ ..vần liền, vần bằng, trắc hoán vị đều đặn.
Bài 3: Sức hấp dẫn của bài thơ còn ở những giá trị nghệ thuật đặc sắc của nó, những giá trị tiêu biểu cho Thơ mới ở giai đoạn đầu. 
+ Cả bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn với mạch cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng. Chính cảm hưng lãng mạn này đã sản sinh ra những hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng, đặc biệt là những chi tiết miêu tả vẽ đẹp hùng vĩ mà thơ mộng của núi rừng. 
+ Bài thơ có những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng làm nên nội dung sâu sắc của tác phẩm. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn hình thức “mượn lời con hổ ở vườn bách thú”. Hình tượng con hổ – chúa sơn lâm – bị giam cầm trong cũi sắt là biểu tượng của người anh hùng bị thất thế sa cơ mang tâm sự u uất đầy bi tráng. Cảnh rừng già hoang vu – giang sơn của chúa sơn lâm – là biểu tượng của thế giới rộng lớn, khoáng đạt, thế giới của tự do, tương phản với hình ảnh chiếc cũi sắt nơi vườn bách thú là biểu tượng của cuộc sống tù hãm, chật hẹp. Với những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng đó, nhà thơ nói lên tâm sự của mình một cách kín đáo và sâu sắc. 
+ Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm. Sức mạnh chi phối ngôn ngữ và nhạc điệu của bài thơ xét cho cùng vẫn là sức mạnh của mạch cảm xúc sôi nổi, mảnh liệt. Bài thơ đầy nhạc tính, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt ( có câu ngắt nhịp rất ngắn, có câu lại trải dài). Giọng thơ khi thì u uất, dằn vặt, khi thì say sưa, tha thiết, hùng tráng, song tất cả vẫn nhất quán, liền mạch và tràn đầy cảm xúc.
Bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn, bằng việc mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, bài Nhớ rừng đã diến tả sâu sắc nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối và niềm khát khao tự do mãnh liệt, từ đó gợi lên lòng yêu nước thầm kíncủa người dân mất nước thủơ ấy.
Bài 4: Đoạn 3 của bài thơ có thể coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể. Đó là cảnh “những đêm vàng bên bờ suối” hết sức diễm ảo với hình ảnh con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan” đầy lãng mạn. Đó là cảnh “ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” với hình ảnh con hổ mang dáng dấp đế vương: “Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”. Đó là cảnh “bình minh cây xanh nắng gội” chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim đang ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm. Và đó là cảnh “Chiều lênh láng máu sau rừng” thật dữ dội với con hổ đang chờ đợi mặt trời “chết” để “chiếm lấy riêng phần bí mật” trong vũ trụ. ở cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp hùng vĩ vừa thơ mộng, và con hổ nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đúng là một chúa sơn lâm đầy uy lực.
Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. Một loạt điệp ngữ :nào đâu, đâu những. cứ lặp đi lặp lại, diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khuôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa. Và giấc mơ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất: “- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.
Bài 5: - Cần hiểu cách diễn đạt hình ảnh của Hoài Thanh:
- Khi nói “tưởng chừng thấy chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường” là Hoài Thanh muốn khẳng định mạch cảm xúc sôi trào, mãnh liệt chi phối câu chữ trong bài thơ của Thế Lữ. Đây chính là một trong những đặc điểm tiêu biểu của bút pháp thơ lãng mạn và cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự lôi cuốn mãnh mẽ của bài Nhớ rừng.
- Khi nói “Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được” tức là nhà phê bình khẳng định tài năng của tác giả trong việc sử dụng một cách chủ động, linh hoạt, phong phú, chính xác và đặc biệt hiệu quả ngôn ngữ (tiếng việt) để có thể biểu đạt tốt nhất nội dung của bài thơ.
- “Đội quân Việt ngữ” có thể bao gồm nhiều yếu tố như những từ ngữ, hình ảnh thơ (đặc biệt phải kể đến những hình ảnh giàu chất tạo hình tả cảnh sơn lâm hùng vĩ gây cho người đọc ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp vừa phi thường tráng lệ, vừa thơ mộng),các cấu trúc ngữ pháp, thể loại thơ, ngữ điệu và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm (ấm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt – có câu nhịp rất ngắn, có câu lại trải dài). Điều này có thể nhận thấy rõ nhất qua đoạn 2 và 3 của bài thơ miêu tả cảnh núi rừng hùng vĩ và hình ảnh con hổ trong giang sơn mà nó ngự trị.
Bài 6: A. Mở bài:
 Giới thiệu bài thơ và hình tượng con hổ. 
+ Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” (1935) “Nhớ rừng” làm một trong những bài thơ vào hàng kiệt tác của Thế Lữ và của cả phong trào thơ mới. 
+ Con hổ là hình tượng trung tâm của bài thơ. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, tác giả diễn tả niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước của con người những ngày nô lệ. 
B. Thân bài:
1. Tâm trạng của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú:
+ Niềm căm uất “ gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” và nỗi ngao ngán “nằm dài trông ngày tháng dần qua” (đoạn 1).
+ Tâm trạng chán trường và thái độ khinh biệt trước sự tầm thường, giả dối ở vườn bách thú (đoạn 4).
2. Nỗi “nhớ rừng” da diết không nguôi của con hổ ( đoạn 2, 3 và 5):
+ Con hổ nhớ cảnh nước non hùng vĩ với tất cả những gì lớn lao, dữ dội, phi thường. 
+ Con hổ nhớ tiếc về một “thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” đầy tự do và uy quyền của chúa sơn lâm.
C. Kết bài:
+ Tâm trạng của con hổ là một ấn dụ thể hiện một cách kín đáo tâm trạng của tác giả, cũng là tâm sự yêu nước của những người Việt Nam thuở ấy: họ chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường của thực tại nô lệ và khao khát tự  ... m thắng cảnh nổi tiếng, HN còn là một trung tâm du lịch thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.
Bài 3: 
a. Yêu cầu:
- Trước tiên phải quan sát, tìm hiểu kĩ đặc điểm, đối tượng và cách chơi.
- Khi trình bày, cần giới thiệu lần lượt đặc điểm của trò chơi, những đối tượng chơi và nói rõ cách chơi để cho người đọc hiểu được.
 - Bố cục bài viết nên có đủ các phần: MB, TB, KB.
b. Dàn bài thuyết minh một trò chơi: 
MB: Giới thiệu trò chơi. (thường bằng một câu định nghĩa: qui sự vật được định nghĩa vào loại của nó, chỉ ra đặc điểm hoặc công dụng riêng.)
TB: Nêu đặc điểm, đối tượng của trò chơi và cách chơi.
KB: Lời nhận xét về trò chơi.
c. Giới thiệu một trò chơi dân gian: chi chi chành chành.
MB: Giới thiệu trò chơi: Trò chơi dân gian là vốn quý của dân tộc, đã từng gắn liền với đời sống 
lao động, các cuộc hội hè và đình đám của nhân dân, nhất là đem lại niềm vui cho trẻ nhỏ.
TB:
- Đặc điểm của trò chơi: trò chơi tập thể, luyện nhanh nhẹn, phản xạ, không đòi hỏi phải có sân chơi.
- Đối tượng chơi: nhi đồng, thiếu niên.
- Cách chơi: một người xoè bàn tay ra, các người khác giơ một ngón trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó. Người chơi đọc nhanh bài đồng dao:”chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa chết trương, tam vương ngũ đế, chấp chế đi tìm, ù à ù ập, đóng sập cửa vào.” Đến chữ cuối cùng của bài đồng dao, người chơi nắm tay lại, còn mọi người thì cố rút tay ra thật nhanh. Ai rút không kịp, bị người chơi nắm trúng thì phải xoè tay, đọc bài đồng dao trên cho những người khác chơi.
KB: Lời nhận xét: Trò chơi dân gian vừa thể hiện sức sáng tạo, lạc quan của người lao động, vừa là phương tiện giải trí thoải mái sau những giờ phút mệt nhọc hoặc bày tỏ niềm vui được mùa, chiến thắng thiên nhiên. Đặc biệt là những bài đồng dao kèm theo sẽ làm trò chơi hứng thú và đọng mãi trong kí ức tuổi thơ mỗi người.
Bài 4: Thuyết minh một món ăn mang bản sắc dân tộc:
a. Yêu cầu:
- Trước tiên phải quan sát, tìm hiểu kĩ nguyên vật liệu và cách chế biến món ăn.
- Khi trình bày, cần giới thiệu lần lượt khâu chuẩn bị nguyên liệu, nói rõ cách thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của nó, sao cho người đọc hiểu.
 - Bố cục bài viết nên có đủ các phần: MB, TB, KB.
b. Dàn ý TM một món ăn mang bản sắc dân tộc:
MB: Giới thiệu ngắn gọn: (thường bằng một câu định nghĩa: qui sự vật được định nghĩa vào loại của nó, chỉ ra đặc điểm hoặc công dụng riêng.)
TB: Giới thiệu nguyên liệu, cách thực hiện, yêu cầu kĩ thuật.
KB: Lời nhận xét về món ăn.
c. Thuyết minh một món ăn mang bản sắc dân tộc: Chả cá HN.
MB: Giới thiệu món ăn: Sức sống mãnh liệt của món ăn đặc sản này đã được chứng minh bằng một sự kiện không ai phủ nhận: một tên phố của Hà Nội phải bỏ đi (phố Hàng Sơn) để lấy tên món ăn này đặt tên cho phố đó: Phố Chả Cá.
TB:
- Xuất xứ tên gọi: Sự nhường tên đó đã diễn ra cách đây gần 100 năm. Có thể coi đó cũng là tuổi của món chả cá HN, mà công khai sáng thuộc về gia đình họ Đoàn ở số nhà 14. Để khách dễ nhớ nhà hàng của mình, họ Đoàn có sáng kiến bày tượng ông Lã Vọng cầm cần câu và xách xâu cá ngay ở ngoài cửa hàng. Vì vậy mà hình thành tên gọi chả cá Lã Vọng.
- Cách thực hiện:
+ Chuẩn bị: Để thưởng thức món ăn cầu kì này, xin mách nhỏ các bạn: nếu chỉ có ít thời giờ muốn ăn vội để đi công việc thì không nên ăn chả cá. Một khi bạn đã ngồi vào bàn, nhà hàng lần lượt bày trước lên bàn các thứ phụ trợ: bát mắm tôm vắt chanh đánh nổi bọt trắng, điểm mấy lát ớt đỏ tươi lại được nhỏ thêm vài giọt rượu cho thơm. Đĩa lạc rang đã sát vỏ lộ một màu vàng óng, hạt đều tăm tắp. Cạnh đó là đĩa bún sợi nhỏ mượt, trắng phau. Rau thơm, rau mùi, thì là xanh mượt, hành củ tước nhỏ trắng toát như cánh hoa huệ.
+ Thực hiện: Khúc dạo đầu với những mùi vị và sắc màu như vậy thật gợi cảm biết bao. Khách sẵn 
lòng chờ đợi đến lượt món chính ra mắt. Đây rồi, nhà hàng đã bê ra cái hoả lò than đặt lên bàn, chảo mỡ trên hoả lò đang sôi sèo sèo. Những cặp chả cá đã nướng trong bếp được đưa lên, gỡ ra cho vào chảo mỡ để khách tự gắp vào bát cho nóng.
KB: Lời nhận xét: Bây giờ Hà Nội có nhiều nhà hàng bán chả cá, chất lượng và chả cá cũng như nhà hàng Lã Vọng. Vậy các bạn có thể tiện đâu dùng đấy.
Phần 2: Luyện đề “Tức cảnh Pác Bó”
I. Kiến thức cơ bản: 
1. Bài thơ được sáng tác vào thàng 2 – 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, BHồ trở về TQ. Trước mắt là những gian nan thử thách. Tương lai còn mờ mịt. Hiện tại là cuộc sống đầy gian khổ ở trong một hang nhỏ, sát biên giới. Nguồn thực phẩm chủ yếu là ngô, măng rừng. Bàn làm việc là phiến 
đá bên bờ suối cạnh hang. Cần hiểu đúng những yếu tố này để thấy hết ý nghĩa của giọng điệu vui – nhẹ – “sang” của bài thơ.
2. Hiện thực cuộc sống gian khổ bỗng trở thành thi vị, nên thơ trong cảm nhận của Bác. Từ đó nhận ra vẻ đẹp của tâm hồn Bác: ung dung, lạc quan vượt lên mọi thử thách, gian khổ của cuộc sống – vẻ đẹp của người chiến sĩ trong cốt cách của một thi sĩ.
3. Bthơ là sự kết hợp của vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Thể thơ Đường luật được sử dụng một cách tự nhiên thanh thoát.
II. Luyện tập:
1. Thống kê những h/ả của thiên nhiên và nêu rõ mối q/hệ của các h/ả này với n/vật trữ tình trong bthơ.
2. Có mấy cách hiểu về 3 chữ “vẫn sẵn sàng” ở câu thứ 2? Em chọn cách hiểu nào? Vì sao?
3. Em có cảm nhận ntn về giọng điệu riêng và tinh thần chung của bthơ? Những ytố nào giúp em cảm nhận được như vậy?
4. Qua bthơ, một mặt, có thể thấy cuộc sống của HCM ở PBó thật gian khổ, nhưng mặt khác, lại thấy Người rất vui, coi đó là “sang”. Em gthích điều đó ntn? Từ đó em hiểu HCM là người thế nào?
5. Hãy sưu tầm và ghi chép lại những câu thơ nói về niềm vui với cái nghèo, vui vì sống hoà với
 th/nhiên của Bác cũng như của các nhà thơ khác. Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các câu thơ đó.
Gợi ý
1. Trong bthơ đầy ắp những h/ả th/nhiên. Thiên nhiên là không gian sinh hoạt của con người ở mọi thời điểm: “sáng ra bờ suối, tối vào hang”. Th/nhiên là nguồn lương thực, thực phẩm của con người: “cháo bẹ, rau măng”- gợi nhớ câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá”. Thú vị nhất là th/nhiên trở thành vật dụng sinh hoạt: “bàn đá” để người c/sĩ CM “dịch sử Đảng”. Thiên nhiên 
dường như bao bọc, có mặt trong mọi sinh hoạt và hành động của con người.
Theo một chiều ngược lại, con người dường như cũng rất ung dung, giao hoà với th/nhiên, xem th/nhiên như ngôi nhà thân thuộc của mình. Giữa người và cảnh vì thế có mối quan hệ thật thắm thiết, 
giao hoà.
2. Có 2 cách hiểu:
- Cách thứ nhất: chủ thể của “sẵn sàng ”là con người. Khi đó ý của toàn câu thơ sẽ là: dù phải tồn 
tại trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vẫn không vì thế mà buông xuôi, mỏi mệt, trái lại vẫn rất tráng kiện, hăm hở trong công việc – “vẫn sẵn sàng”.
- Cách thứ hai: chủ thể của “sẵn sàng ”là “cháo bẹ, rau măng”. “Sẵn sàng ” ở đây có nghĩa là nhiều, là dư dả, là vẫn sẵn có đến mức dư thừa. Hiểu theo cách này, trong lời thơ như ẩn hiện một nụ cười hóm hỉnh, đùa vui. Nói khó khăn bằng bthơ như thế cho thấy bản lĩnh, khả năng chiến thắng mọi thử thách của hoàn cảnh của người c/sĩ CM. ở cách hiểu thứ 2, sự “sẵn sàng” của con người vẫn hiện diện nhưng là ẩn tàng trong cách nói vui đùa, hóm hỉnh. Cách hiểu này gần với phong cách của HCM hơn, bởi ở Người, cái bản lĩnh, sự vững vàng của người c/sĩ ít khi bộc lộ trực diện mà thường ẩn rất sâu trong lời thơ.
3. Cần đọc kĩ để thấy rõ giọng điệu riêng và tinh thần chung của bthơ. Trong khi đọc, cần cố gắng thể hiện giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái của n/vật trữ tình. Đồng thời chú ý ngắt nhịp cho đúng, nhất là ở câu 2, 3 của bthơ.
Bài “Tức cảnh PBó” được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Một mặt nó vẫn tuân thủ khá chặt chẽ quy tắc và theo sát mô hình cấu trúc chung của một bài tứ tuyệt, mặt khác toát lên một cái gì thật 
phóng khoáng, mới mẻ. Bằng 4 câu thơ tự nhiên, bình dị, bthơ thể hiện một giọng điệu thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, toát lên cảm giác vui thích, sảng khoái.
Hai câu đầu của bthơ ngắt nhịp 4/3 tạo thành 2 vế sóng đôi, thể hiện một giọng điệu thoải mái, cho thấy Bác sống ung dung, nề nếp, hoà điệu nhịp nhàng với đời sống núi rừng. Câu thơ thứ 2 vẫn nối tiếp mạch cảm xúc gợi ra từ câu đầu: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. ở đây có thêm nét đùa vui: lương thực, thực phẩm luôn sẵn sàng, thật đầy đủ, đầy đủ tới mức dư thừa. Nếu câu thứ nhất nói về việc ở, câu thứ 2 nói về việc ăn thì câu 3 nói về sự làm việc: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Tất cả đều miêu tả chân thực sinh hoạt hằng ngày của Bác ở PBó. Tgiả không che giấu sự gian khổ (thức ăn chỉ có 
cháo ngô và rau măng, bàn làm việc là 1 tảng đá chông chênh) nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta vẫn thấy toát lên niềm vui to lớn, chân thật, hiển nhiên của Bác. Câu kết của bthơ nêu lên một nhận xét tổng quát: “Cuộc đời CM thật là sang”. Sang là sang trọng, tức là không chỉ dồi dào, giàu có về vật chất mà còn là cao quý, đáng kính trọng. Chữ “sang” ở cuối bài thơ đúng là đã kết tinh và toả sáng tinh thần của toàn bài thơ.
4. Qua bthơ, một mặt, có thể thấy csống của HCM ở PBó thật gian khổ nhưng mặt khác, lại thấy Người rất vui, coi đó là “sang”. Có thể gthích điều đó như sau:
Những ngày ở PBó tuy rất gian khổ, thiếu thốn nhưng Bác vẫn vui vì nhiều năm bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường cứu nước, nay Người được trở về sống trên mảnh đất TQ, trực tiếp lãnh đạo cuộc CM để cứu dân, cứu nước. Đbiệt, Bhồ còn rất vui vì Người tin rằng thời cơ gphóng dtộc đang tới gần. Ước mơ của Người sắp trở thành hiện thực. So với niềm vui đó thì những khó khăn gian khổ trước mắt trong sinh hoạt hàng ngày chẳng có nghĩa lí gì. Ngược lại, chúng trở thành sang trọng, vì đó là cđời CM. Với Bác, làm cách mạng, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống. Hơn nữa, dường như trong con người HCM luôn sẵn có cái “thú lâm tuyền” (tức niềm ham thích được sống ở chốn núi rừng, được sống hoà hợp cùng th/nhiên cây cỏ.) Điều này không những thể hiện tong sáng tác mà còn thể hiện trong cách sống hằng ngày của Người. Từ đó có thể hiểu HCM có tấm lòng yêu nước thiết tha, có tinh thần kiên cường, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, ung dung tự tại trong mọi tình huống, và luôn sống hoà hợp với th/nhiên. 
 5. Có thể sưu tầm một số câu thơ của Bác và của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chỉ ra :- Giống nhau: Yêu thiên nhiên, sống gần gũi, giao hoà cùng thiên nhiên.- Khác nhau: Người xưa sống như một ẩn sĩ xa lánh cõi đời. BHồ tuy vui với “thú lâm tuyền” nhưng không phải là ẩn sĩ, lánh đời thoát tục mà là một chiến sĩ suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cứu nước cứu dân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgioa an on tap he ngu van lop82010.doc