Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3 đến 31 - Năm học 2012-2013

Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3 đến 31 - Năm học 2012-2013

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

- Củng cố, mở rộng, nâng cao một số ND, kiến thức về các truyền thuyết đã học:

 ( Thánh Gióng - Sơn Tinh, Thuỷ Tinh- Sự tích Hồ Gươm ).

- Rèn kĩ năng PT, cảm nhận về các nv và sự kiện LS, KN kể diễn cảm.

- BD lòng yêu nước, tự hào về truyền thống DT

B. CHUẨN BỊ

1. GV: GA, SGK, TLTK , Bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 6.

2. HS: SGK, vở ghi, các TLTK

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 1

*Yêu cầu : Củng cố kiến thức cơ bản

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

1.Thế nào là văn học dân gian?

2.Nêu nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của truyện Con Rồng cháu Tiên?

3.Nêu nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của truyện Bánh chưng bánh giầy

Hoạt động 3: Tổ chức dạy và học bài mới

? Nêu những sự việc chính của truyện Thánh Gióng.

? Kể diễn cảm truyền thuyết Thánh Gióng?

? Truyện sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

? Nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?

- HS suy nghĩ trả lời.

? Nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong truyền thuyết Thánh Gióng là gì?

? Nêu một số chi tiết thần kỳ trong truyện?

? Vai trò của yếu tố thần kỳ đó?

? Kể diễn cảm truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?

? Truyện sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh?

- HS nêu ý nghĩa của truyện

? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh? Vai trò của các yếu tố đó?

I. Truyện dân gian( Tiếp)

1.TT: Thánh Gióng

* Kể tóm tắt truyện

* Phương thức biểu đạt chính

* Ý nghĩa

- Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức, sức mạnh đánh giặc và khát vọng chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng chống giặc cứu nước

* Nghệ thuật

- Yếu tố thần kỳ

 Tác dụng: Tô đậm vẻ đẹp phi thường đến mức thánh của nhân vật.

2. TT: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

* Kể tóm tăt truyện

* Phương thức biểu đạt chính

* Ý nghĩa:

- Giải thích hiện tượng lũ lụt

- Thể hiện khát vọng chiến thắng chế ngự lũ lụt

- Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng

* Nghệ thuật:

- Tưởng tượng, kỳ ảo.

 

doc 82 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3 đến 31 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 - Tiết 1,2,3	Ngày soạn: 3/9/ 2012
 	 Ngày dạy :...
Chủ đề : Truyện dân gian
VB: Con Rồng, cháu Tiên - Bánh chưng, bánh giầy
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Có cái nhìn khái quát về VH dân gian, đặc biệt là truyện dân gian.
- Hiểu và thuộc khái niệm truyền thuyết, củng cố, nâng cao một số ND kiến thức xoay quanh các truyền thuyết đã học.
- Biết PT, cảm nhận về giá trị tp và vẻ đẹp của các nv
- yêu mến VH dân tộc
B. chuẩn bị
1. GV: SGK, SBT, Bài tập trắc nghiệm, Một số bài tập nâng cao.
2. HS : Xem lại kiến thức đã học hai bài : Con Rồng, cháu Tiên
 Bánh chưng, bánh giầy
C.Tổ chức hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: ổn định tổ chức: 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
? Hãy kể tên một số truyện dân gian em được học ở lớp 6
Hoạt động 3: Tổ chức dạy và học bài mới
Tiết 1: Kiến thức cơ bản.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Thế nào là văn học dân gian?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
? Truyện dân gian gồm có những loại nào.
? Truyền thuyết là gì?
- HS dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
? Vởy nét đặc trưng của truyện dg và truyền thuyết là gì?
Truyền miệng, lâu đời
TT: Cốt lõi LS
( Vì chưa có chữ viết, KH chưa p. triển, )
? Hãy kể tóm tắt truyện Con Rồng cháu Tiên?
- HS kể tóm tắt truyện (bằng miệng)
- GV nhận xét, chú ý nhấn mạnh các sv. 
? kể TT các SV theo 1 thứ tự?
- HS kể, HS khác bổ sung
- GV KL.
? Truyện sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
? Nhân vật chính của truyện.
LLQ và ÂC được giới thiệu ntn?
? Nhận xét về 2 nv?
Cuộc hôn nhân đó có điều? gì kì diệu?
Nhận xét?
? Việc họ chia con có ý nghĩa gì?
? Nêu ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên ?
- HS nêu ý nghĩa dựa vào kiến thức đã học.
? Nêu nghệ thuật đặc sắc của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên?
? Hãy kể tóm tắt nội dung truyện Bánh chưng bánh giầy?
? Truyện sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
?Câu đố của vua ntn? t/c của câu đó?
Các hoàng tử giải đố ntn?
? Nhận xét vv LL dùng các sản vật trong NN để làm lễ vật cúng tiên vương?
? Kết quả ntn? Vì sao vua chọn bánh của LL?
? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy?
? Nghệ thuật đặc sắc của truyện Bánh chưng bánh giầy?
I. Các khái niệm.
a. Văn học dân gian.
- Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng của NDLĐ, xuất hiện sớm, phát triển qua các thời kỳ lịch sử và còn phát triển mãi về sau. Nó thể hiện đời sống sinh hoạt, tư tưởng, tình cảm, ước mong của nhân dân lao động.
b. Truyện truyền thuyết
- Là loại truyện dân gian ra đời sau thần thoại, kể về các nv lịc sử và sự kiện có liên quan đến LS thời quá khứ (có cốt lõi sự thật lịch sử), sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo. Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của ND đối với các sự kiện và nv LS được kể.
II. Các truyện truyền thuyết dg.
1. Truyền thuyết : Con Rồng cháu Tiên
a. Kể tóm tắt truyện
Các sự việc:
 - Sự xuất hiện của Lạc Long Quân và Âu Cơ
 - Hai người gặp nhau, kết hôn và sinh con một cách kì lạ của Âu Cơ
 - Hai người chia tay và chia con vì điều kiện sống của hai người không phù hợp
 - Người con trai trưởng theo Âu Cơ được lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, tên nước là Văn Lang và có tục truyền ngôi cho con trai trưởng
 - Từ đó về sau người Việt Nam ta luôn tự hào về nguồn gốc và nòi giống của mình.
* Phương thức biểu đạt chính
* Nhân vật chính
b. Phân tích.
* H/a Lạc Long Quân và Âu cơ
- LLQ: Có sức khỏe phi thường, có nhiều phép lạ, giúp dân diệt yêu quái
- Âu Cơ: dòng dõi thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần
=> Là những nv phi phàm.
*Cuộc hôn nhân Rồng – Tiên và hình ảnh 100 trứng – 100 con.
- Gặp gỡ à VC
- Sinh 100 trứng à 10 con
=>Kì lạ, phi thường
* LLQ và ÂC chia con:
- 50 theo cha à biển, 50 con theo mẹ à núi => chia nhau cai quản các phương.
- Cần à giúp nhau
=> Cùng nhau giữ nước, đoàn kết giúp đỡ nhau
* ý nghĩa:
- Giải thích nguồn gốc giống nòi, thể hiện niềm tự hào dân tộc.
- Đề cao tư tưởng đoàn kết giữa các dân tộc.
- Phản ánh quá trình dựng nước cứu nước.
* Nghệ thuật: Chi tiết kỳ ảo, thể hiện trí tưởng tượng phong phú của cha ông.
2. Truyền thuyết: Bánh chưng, bánh giầy
a. Kể tóm tắt truyện
- Vua Hùng chọn người nối ngôi yêu cầu về trí và đức, nhân buổi lễ tiên Vương
 - Các Lang anh của Lang Liêu thi nhau tìm các món ngon trên rừng, dưới biển để về làm lễ vật
 - Lang Liêu buồn rầu vì trong nhà chàng chỉ có lúa và khoai sắn, chàng được thần giúp đỡ chỉ cho cách chọn nguyên liệu để làm bánh.
 - Thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để cúng lễ Tiên Vương vì Lang Liêu đã hiểu ý vua.
 - Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của dân ta trong ngày tết.
- Phương thức biểu đạt chính: 
b. Phân tích.
* Câu đố của nhà vua.
- Truyền ngôi: K nhất thiết là con trưởng
- Vừa ý vua
à rất khóà chọn người tài đức cai trị đất nước
* Các hoàng tử giải đố
- Các anh em của LL: giàu có, tìm nhiều của ngon, sơn hào hải vị
- LL: vốn bị ghẻ lạnh, Nghèo, chỉ vó lúa, gạo
- Được thần mách bảo à Làm bánh
à Chịu khó, sống gần với c/s của nd LĐ, biết sd các sản phẩm do mình là ra à ý nghĩa để lễ tiên vương
* Kết quả:
- LL đã được truyền ngôi
- Lời nhận xét của vua Hùng và sự tấm tắc của các quan
* ý nghĩa:
- Giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy.
- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông, thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên
- Ca ngợi công lao của các vua Hùng
- Nghệ thuật: Yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
Tiết 2: Bài tập
*Luyện tập truyện : Con Rồng, cháu Tiên
Bài tập củng cố:
1/ GV chọn một số bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 6, trang 9,10
2/ Yếu tố lịch sử trong truyện rõ nhất là ở những điểm nào ?
3/ Đọc truyện dù biết đó là câu chuyện được dệt lên từ trí tưởng tượng nhưng vì sao ta vẫn tin đó là sự thật?
4/ Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo? Hãy nói rõ vai trò tác dụng của các chi tiết này trong truyện.
*Gợi ý:
- Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện
- Thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi để chúng ta thêm tự hào tôn kính tổ tiên.
- Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
5/ Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt ở mọi miền đất nước. Theo em, nhận xét đó có đúng không? Vì sao?
*Gợi ý:
- Người việt coi mình là con cháu của LLQ và Âu Cơ- những nhân vật linh thiêng cao quí, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng, đồng thời cũng là những nhân vật thực hiện sự nghiệp mở nước vĩ đại.
- Người Việt, dù ở miền xuôi hay miền người, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, đều cùng chung cội nguồn, đều là con cháu của LLQ và Âu Cơ, khi có việc gì đều giúp đỡ lẫn nhau
Tiết 3
*Luyện tập truyện : Bánh chưng, bánh giầy
1/ GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm 
2/ ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy? 
1/ Em thích nhất chi tiết nào trong truyện? Vì sao ?
HS tự bộc lộ, miễn là có sức thuyết phục
2/ Viết đoạn văn khoảng 15 dòng nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lang Liêu.
*Gợi ý:
- Nêu cảm nghĩ về hoàn cảnh và những đức tính tốt, trí thông minh sáng tạo...
HĐ 4. Củng cố
GV khái quát nội dung bài học
HS nêu lại nội dung ý nghĩa của 2 truyện.
HĐ 5.HDVN: 
- Nắm chắc ND bài học, hoàn thiện các BT còn lại. Đọc TLTK
- Ôn tập 2 vb: Thánh Gióng, Sơn Tinh- Thuỷ Tinh.
-----------------------
Tuần 4 - Tiết 4,5,6	 Ngày soạn:.
 Ngày dạy.........................
Chủ đề : Truyện dân gian (tt)
Vb: Thánh Gióng - Sơn tinh, Thuỷ Tinh 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Củng cố, mở rộng, nâng cao một số ND, kiến thức về các truyền thuyết đã học:
 ( Thánh Gióng - Sơn Tinh, Thuỷ Tinh- Sự tích Hồ Gươm ). 
- Rèn kĩ năng PT, cảm nhận về các nv và sự kiện LS, KN kể diễn cảm.
- BD lòng yêu nước, tự hào về truyền thống DT
B. chuẩn bị
1. GV: GA, SGK, TLTK , Bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 6.
2. HS: SGK, vở ghi, các TLTK
C. tổ chức các hoạt động dạy và học
Tiết 1
*Yêu cầu : Củng cố kiến thức cơ bản 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: ổn định tổ chức
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
1.Thế nào là văn học dân gian?
2.Nêu nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của truyện Con Rồng cháu Tiên?
3.Nêu nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của truyện Bánh chưng bánh giầy
Hoạt động 3: Tổ chức dạy và học bài mới
? Nêu những sự việc chính của truyện Thánh Gióng.
? Kể diễn cảm truyền thuyết Thánh Gióng?
? Truyện sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
? Nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
- HS suy nghĩ trả lời.
? Nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong truyền thuyết Thánh Gióng là gì?
? Nêu một số chi tiết thần kỳ trong truyện? 
? Vai trò của yếu tố thần kỳ đó?
? Kể diễn cảm truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
? Truyện sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh?
- HS nêu ý nghĩa của truyện
? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh? Vai trò của các yếu tố đó?
I. Truyện dân gian( Tiếp)
1.TT: Thánh Gióng 
* Kể tóm tắt truyện
* Phương thức biểu đạt chính
* ý nghĩa
- Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức, sức mạnh đánh giặc và khát vọng chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng chống giặc cứu nước
* Nghệ thuật
- Yếu tố thần kỳ
à Tác dụng: Tô đậm vẻ đẹp phi thường đến mức thánh của nhân vật.
2. TT: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
* Kể tóm tăt truyện
* Phương thức biểu đạt chính
* ý nghĩa:
- Giải thích hiện tượng lũ lụt
- Thể hiện khát vọng chiến thắng chế ngự lũ lụt 
- Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng
* Nghệ thuật:
- Tưởng tượng, kỳ ảo.
 Tiết 2
*Luyện tập truyện : Thánh Gióng
1/ Sự thật lịch sử nào phản ánh trong truyện Thánh Gióng ?
2/ Các chi tiết sau đầy có ý nghĩa như thế nào ?
a/ Tiếng nói đầu tiên của chú bé khi nói với sứ giả.
b/ Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, nón sắt để đi đánh giặc.
c/ Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
d/ Gióng lớn nhanh như thổi.
đ/ Gậy sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
e/ Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại bay về trời.
3/ Hình ảnh nào của Gióng đẹp nhất trong tâm trí em ? Tại sao ?
4/ Theo em tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khoẻ Phù Đổng ?
5. Cảm nhận cảu em về hình ảnh người anh hùng làng Gióng?
Tiết 3
*Luyện tập truyện: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
1/ Trong truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh, người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật tự nhiên như thế nào?
2/ Từ truyện Sơn Tinh- Thuỷ tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đ ... ng giữa sới.
d. Cái chân tựa bằng cây cột sắt chứ không phải là tên người nữa.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành 2 bài viết trên voà vở
- Tiếp tục ôn tập văn miêu tả.
Đề 1: Hãy tả lại hình dáng, tính tình 1 thày giáo, cô giáo đã dạy em trong những năm học trước làm em nhớ nhất.
Dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu chung về thầy cô giáo định tả.
b. Thân bài:
+ Hình dáng
- Cô mảnh khảnh, nhanh nhen.
- Nước da trắng hồng
- ăn mặcgiản dị.
- Đôi mắt ấm áp
- Nụ cười thân mật, vỗ về.
+ Hành động:
- Cô sắp xếp chỗ ngồi.
- Cô tiến hành các trò chơi
- Chúng tôi tập hát múa theo cô
- Cô bày cho chúng tôi viết từng nét chữ
- Yêu thương chăm sóc mọi bạn ở lớp.
c.Kết bài.
- Chúng tôi đèu hiểu cô, gắn bó với cô nhưng phải xa cô để lên lớp.
- Chúng tôi không quên được người mẹ hiền đó.
Đề 2: Đầu tuần, trường em thường tổ chức lễ chào cờ. Em hãy tả lại buổi lễ chào cờ đó.
a. Mở bài: Sáng thứ 2 đầu tuần, trường em thường tổ chức lễ chào cờ
b. Thân bài
- Lớp trực ban kê bàn ghế, loa đài
- Tập hợp HS
- Các nghi thức( nghiêm, hát quốc ca, chào cờ) 
+ Tổng kết tuần, dặn dò:
- Cô tổng phụ trách
- Thầy hiệu trưởng
c. Kết luận: - Dư âm buổi chào cờ
 - Quyết tâm thi đua
_ Gợi ý:
1. a
2.a
Tuần	 29	Ngày soạn: 
Tiết	23	Ngày dạy:..
Câu trần thuật đơn
A/ Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này, học sinh có được
- Hệ thống hoá kiến thức về câu trần thuật đơn: Khái niệm câu trần thuật đơn, đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là, câu trần thuật đơn không có từ là.
- Hiểu được tác dụng của các kiểu câu này
B. chuẩn bị
1. GV: SGK, TLTK dạy chủ đề tự chọn, Bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 6.
2. HS: SGK, vở ghi
 C. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số: 6A:.
 6B:......................
 6C:......................
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Kiểm tra trong giờ học
Hoạt động3: Tổ chức dạy và học bài 
mới.
* Giới thiệu bài
* Nội dung dạy học cụ thể
? Thế nào là câu trần thuật đơn, cho ví dụ?
- HS dựa vào kiến thức cũ trả lời
? Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là?
- HS dựa vào kiến thức cũ trả lời
? Khi biểu thị ý phủ định, VN có thể kết hợpvới cụm từ nào?
- HS dựa vào kiến thức cũ trả lời
? Nêu các kiểu của câu trần thuật đơn có từ là?
- HS dựa vào kiến thức cũ trả lời
? VN cuả câu trần thuật đơn có từ là do các từ, cụm từ nào tạo thành?
- HS dựa vào kiến thức cũ trả lời
? Khi VN biểu thị ý phủ định, nó có thể kết hợp với từ nào?
- HS dựa vào kiến thức cũ trả lời
? Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là, nêu đặc điểm của từng kiểu?
- HS dựa vào kiến thức cũ trả lời
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
- GV hướng dẫn HS chữa bài:
 - Bài 3( SGK T 116)
 - Bài 2( SGK T120)
- Cho câu sau: Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam
1 Câu trên có phải là câu trần thuật đơn có từ là không?
a. Có
b. Không
2. Câu trên có mục đích gì?
a. Định nghĩa.
b. Giới thiệu.
c. Miêu tả.
d. Đánh giá.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thánh cá bài tập vào vở.
- Tiếp tục ôn tập câu trần thuật đơn.
- Tiết sau: Chữa câu sai ngữ pháp.
1. Câu trần thuật đơn.
- Là câu do một cụm chủ - vị tạo thành, dùng để giới thiệu, tả, kể, nêu ý kiến.
VD: Tôi đã hếch răng lên, xì một hơi roc dài.
- Bạn Hoa có dáng thon thả
2. Câu trần thuật đơn có từ là.
* Đặcđiểm
- Vị ngữ do tà là + danh từ( cụm danh từ), động từ( cụm động từ), tính từ( cụm tính từ) tạo thành.
VD: Bà đỡ Trần/ là người huyện 
 CN VN
Đông Triều.
- Dế Mèn/ trêu chị Cốc là dại
 CN VN
+ KHi VN biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ: không phải, chưa phải.
* Các kiểu câu trần thuật đơn có từ "là".
- Câu định nghĩa.
- Câu giới thiệu.
- Câu miêu tả.
- Câu đánh giá
3. Câu trần thuật đơn không có từ " là"
* Đặc điểm:
VN do động từ( cụm động từ), tính từ( cụm tính từ) tạo thành.
VD: Phú Ông/ mừng lắm
 CN VN
 Chúng tôi / tụ hội ở góc sân
 CN VN
+ Khi VN biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ: không, chưa
* Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là
+ Câu miêu tả: Dùng để mieu tả hành động, trạng thái, đặc điểm của sự vật nêu ở CN.
- CN đứng trước VN.
+ Câu tồn tại Dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại tiêu bién của sự vật.
- CN đứng sau VN.
4. Bài tập
- Bài 3( SGK T 116)
- Bài 2( SGK T120)
1. a
2. b
Tuần	 30	Ngày soạn:.
Tiết	24	Ngày dạy:..
Chữa câu sai ngữ pháp
A/ Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này, học sinh có được
- Nẵm chắc các lỗi về câu và cách sửa.
- Biết phát hiện các lỗi đã học và chữa các lỗi đó.
- Tránh mắc lỗi về câu trong khi nói và viết.
B. chuẩn bị
1. GV: : SGK, TLTK dạy chủ đề tự chọn, Bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 6.
2. HS: SGK, vở ghi
 C. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số: 6A:.
 6B:......................
 6C:......................
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Kiểm tra trong giờ học
Hoạt động3: Tổ chức dạy và học bài
 mới.
* Giới thiệu bài
* Nội dung dạy học cụ thể
? Nêu nguyên nhân và cách sửa của dạng câu thiếu CN?
- HS dựa vào kiến thức cũ trả lời.
? Hãy sửa lại câu sau cho đúng: Qua truyện Thạch Sanh thấy Lí Thông là kẻ độc ác.
- HS sửa lại câu văn trên.
? Nêu nguyên nhân viết sai của dạng câu thiếu VN?
- HS dựa vào kiến thức cũ trả lời.
? Hãy chữa lại câu sau cho đúng: Những HS chăm ngoan học giỏi trong học kì vừa qua.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
- GV nêu yêu cầu và cho HS chép bài tập: Những câu sau đây câu nào đúng ngữ pháp, câu nào sai ngữ pháp. Chỉ ra chỗ sai và nêu cách sửa.
a. Em Nga đi thi HS giỏi môn Toán.
b. Việc em Nga đi thi HS giỏi môn toán.
c. Đi qua vườn bác Nam, thấy có nhiều cây ăn quả.
d. Bạn Nga, người lớp trường mà tôi yêu quý nhất.
e. Trong ngày sinh nhật, ngày mà em hằng mong đợi.
g. Truyện " Dế Mèn phiêu liêu kí" của nhà văn Tô Hoài viết cho thiếu nhi.
h. Mỗi buổi chào cờ, chúng em đều có một phút mặc niệm 
- HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, và chữa lại cho đúng.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành bài tập vào vở.
- Ôn tập các chủ đề đã học.
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
1. Câu thiếu chủ ngữ.
- Nguyên nhân: Câu thiếu CN là do khi ta viết, nhầm tưởng trạng ngữ là CN.
- Chữa: Thêm trạng ngữ cho câu.
" Qua truyện Thạch Sanh, em thấy Lí Thông là kẻ độc ác.
2. Câu thiếu VN.
- Nguyên nhân: Do người viết nhầm lẫn thành phần phụ với VN.
- Chữa: Thêm VN:
" Những HS chăm ngoan, học giỏi trong học kì vừa qua đã được biểu dương.
- Biến đổi để thành phần phụ trở thành VN:
" Những HS ấy đã chăm ngoan, học giỏi trong học kì vừa qua.
3. Bài tập
- Các câu đúng: a
- Các câu sai: b, c, d, g, h.
* Cách sửa:
b. Thiếu VN:- Sửa: Thêm VN
Việc em Nga đi thi HS giỏi môn Toán làm mọi người thật bất ngờ.
c. Thiếu CN: - Sửa: Thêm CN
Đi qua vườn bác Nam, tôi thấy có nhiều cây ăn quả
d. Thiếu VN:- Sửa: Thêm VN
Bạn Nga, người lớp trưởng mà tôi yêu quý nhất học rất giỏi
d. Thiếu cả CN, VN- Sửa: Thêm CN, VN.
Trong ngày sinh nhật, em nhận được rất nhiều quà và lời chúc mừng của mọi người.
e. Thiếu VN: - Sửa: Thêm VN
Truyện " Dế Mèn phiêu liêu kí" của nhà văn Tô Hoài viết cho thiếu nhi là một truyện ngắn nổi tiếng
h. Sai: Mặc niệm
- Sửa: Mỗi buổi chào cờ, chúng em đề có một phút tưởng niệm.
Tuần 31 Ngày soạn:.
Tiết 25 Ngày dạy:..
KIểm tra 1 tiêt
A. Mục tiêu cần đạt
	- Kiểm tra đánh giá nhận thức của HS về các chủ đề đã học
- Rèn kỹ năng trình bày những nhận thức về các các phép tu từ tiếng Việt, để làm tốt văn miêu tả.
- Kết hợp kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm và bài tự luận. Tích hợp với phần tiếng Việt và phần Tập Làm Văn
B. Đề kiẻm tra
Phần I: trắc nghiệm
Khoanh tròn vào những đáp án đúng trong những câu hỏi sau:
1. Để miêu tả hình ảnh mẹ lúc em mắc lỗi, em sẽ chọn chi tiết nào sau đây:
	a. Gương mặt mẹ rạng rỡ
b. Nụ cười hiền dịu.
c. ánh mắt lo âu
d. Lời nói ân cần, nhẹ nhàng, độ lượng.
2.Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá
a. Cây dừa sải tay bơi
b. Cỏ gà rung tai
c. Kiến hành quân đầy đường
d. Bố em đi cầy về
3. Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
a. ẩn dụ hình thức
b. ẩn dụ cách thức
c. ẩn dụ phẩm chất
d. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Phần II. Tự luận
Đầu tuần, trường em thường tổ chức lễ chào cờ. Em hãy tả lại buổi lễ chào cờ đó.
C. Đáp án và biểu điểm
1. Cách chấm và cho điểm:
- Đọc kĩ bài làm của HS, chấm công bằng, chính xác, khách quan
- Chấm theo đúng đáp án và biểu điểm.
2. Đáp án và biểu điểm.
Phần I: Trắc nghiệm (3đ)
Mỗi câu đúng được 1 điểm
1.d 2.d 3.d
Phần II. Tự luận (7đ)
a. Mở bài(1đ): Sáng thứ 2 đầu tuần, trường em thường tổ chức lễ chào cờ
b. Thân bài( 5đ): Tả buổi chào cờ theo trình tự thời gian 
- Lớp trực ban kê bàn ghế, loa đài
- Tập hợp HS
- Các nghi thức( nghiêm, hát quốc ca, chào cờ) 
+ Tổng kết tuần, dặn dò:
- Cô tổng phụ trách
- Thầy hiệu trưởng
c. Kết luận( 1đ) - Dư âm buổi chào cờ
 - Quyết tâm thi đua
d. THống kê kết quả sau khi chấm 
 Điểm
Lớp
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
0- 4
5-6
7-8
9-10
6 A
6 B
6C
E. NHận xét kết quả sau khi chấm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day gian tiet Van 6 hay.doc