Câu 1( 2,0đ) : Cho đoạn trích sau :
" Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ con bìu díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu gặc , chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say hết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau sót biết chừng nào !"
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Ai là tác giả của văn bản đó ? Tác phẩm được viết vào thời kì nào ? Tư tưởng, tình cảm bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là gì ? Trong câu :" Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau sót biết chừng nào !" người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào ? Câu văn đó thực hiện hành động nói theo cách như thế nào ?
Với những kiến thức đã học được trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em có thể trả lời như thế nào cho những câu hỏi ấy ?
Câu 2( 2,0đ) :
Viết một đoạn văn ngắn ( có dộ dài khoảng từ 20 - 25 dòng ) trình bày cảm nhận của en về cái hay của hai câu thơ : Câu mở đầu và câu kết thúc bài thơ : “ Khi con tu hú” của Tố Hữu .
Câu 3 : ( 6,0đ)
Có nhà nghiên cứu đã nhận định rằng : “ Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng” . Nên hiểu như thế nào về nhận định đó ? Qua đoạn trích “ Trong lòng mẹ” , em hãy chứng minh nhận định trên .
đề thi thử chọn học sinh giỏi cấp huyện Năm học : 2010- 2011 Bộ môn: Ngữ Văn : Lớp 8 (Thời gian làm bài 150 phút) Câu 1( 2,0đ) : Cho đoạn trích sau : " Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ con bìu díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu gặc , chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say hết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau sót biết chừng nào !" Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Ai là tác giả của văn bản đó ? Tác phẩm được viết vào thời kì nào ? Tư tưởng, tình cảm bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là gì ? Trong câu :" Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau sót biết chừng nào !" người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào ? Câu văn đó thực hiện hành động nói theo cách như thế nào ? Với những kiến thức đã học được trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em có thể trả lời như thế nào cho những câu hỏi ấy ? Câu 2( 2,0đ) : Viết một đoạn văn ngắn ( có dộ dài khoảng từ 20 - 25 dòng ) trình bày cảm nhận của en về cái hay của hai câu thơ : Câu mở đầu và câu kết thúc bài thơ : “ Khi con tu hú” của Tố Hữu . Câu 3 : ( 6,0đ) Có nhà nghiên cứu đã nhận định rằng : “ Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng” . Nên hiểu như thế nào về nhận định đó ? Qua đoạn trích “ Trong lòng mẹ” , em hãy chứng minh nhận định trên . đáp án và biểu điểm đề thi thử chọn học sinh giỏi cấp huyện Năm học : 2010- 2011 Bộ môn: Ngữ Văn : Lớp 8 (Thời gian làm bài 150 phút) Câu 1( 2,0đ) - Đoạn văn trên được trích từ văn bản "Hịch tướng sĩ" của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. - Tác phẩm được viết vào thời kì nước ta chống giặc Mông - Nguyên lần thứ hai . - Tư tưởng, tình cảm bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là nỗi băn khăn, lo lắng cho vận mệnh đất nước . - Trong câu :" Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau sót biết chừng nào !" người nói đã sử dụng kiểu hành động nói bộc lộ cảm xúc . Câu văn đó thực hiện hành động nói theo lối trực tiếp. Câu 2: ( 2,0đ) * cái hay của hai câu thơ : Câu mở đầu và câu kết thúc bài thơ : “ Khi con tu hú” của Tố Hữu đều có tiếng chim tu hú nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim tu hú kêu ở câu đầu và câu đầu và câu cuối rất khác nhau : + ở câu đầu : Tiếng chim tu hú xuất hiện là mùa màng cây trái đến theo . Tiếng chim gọi bày mà cũng là tiếng chim gọi mùa . Nó lập tức , xôn xao . Nó va đụng vào lòng người thật nao nức , xốn xang . - > Cách diễn đạt : “ đang chín” , “ngọt dần” chứ không phải “đã chín” , “ngọt rồi” khiến cho cảnh vật sống động , hừng hực sức sống . Nghe tiếng chim mà kêu mà thấy mạch sống của cây lúa sinh sôi đang rạo rực thân cành thì chỉ có thể có được ở con ngưòi yêu thương cuộc đời , yêu thương sự sống đến mức thắt lòng . Sẽ cảm mến hơn niềm say mê cuộc sống , tâm trạng hoà hợp với sự sống mùa hè của tác giả nếu biết rằng đó là tiếng chim trong tâm tưởng của nhà thơ chiến sĩ đang bị giam cầm trong bốn bức tường câm lặng . Phải chăng vì thế tiếng chiom tu hú gọi bầy , gọi mùa ấy đã khơi gợi cảm xúc , trở thành tiếng lòng khao khát tụ do , muốn được trở lại với tổ chứ , với đồng bào + ở câu cuối : Tiếng chim tu hú gợi cảm xúc khác hẳn . Đó là sự u uất , nôn nóng , khắc khoải trong tâm trtạng của kẻ bị cưỡng đoạt tự do , bị tách rời cuộc sống . Tiếng chim tu hú trở thành am thanh của tự do vừa tha thiết , vừa nóng bỏng . Nó vật lộn trong tâm trí nhà thơ . Nó làm cháy nên một nỗi niềm khao khát , thúc dục con người hành động . * Cách kết cấu đầu cuối tương ứng , kiểu bố cục quay vòng . Câu 3: ( 6,0đ) Mở bài : khẳng định tính đúng đắn của nhận định : “ Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng” Thân bài : Nguyên Hồng là nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng . Đây là những con người xuất hiện nhiều trong thế giới nhân vật của ông . Nguyên Hồng dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chan chứa yêu thương và thái độ nâng niu , trân trọng : + Nhà văn diễn tả thấm thía những nỗi cơ cực , tủi nhục mà phụ nữ và nhi đồng phải gáng chịu thời trước . + Nhà văn thấu hiểu , vô cùng trân trọmg vẻ đẹp tâm hồn , đúc tính cao quý của phụ nữ và nhi đồng = > Chỉ ra tình cảm , cái nhìn ấy của Nguyên Hồng qua đoạn trích được học ( Nhất là qua nhân vật chú bé Hồng và người mẹ bất hạnh của chú ) . 3. Kết bài : Nêu đánh giá , khái quát những điều đã CM và suy nghĩ của bản thân . ___________________________________________________ Câu 3: ( 6,0đ) 1. Mở bài : khẳng định tính đúng đắn của nhận định : “ Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng” 2.Thân bài : Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng . Ông thực sự xứng đáng với danh hiệu ấy vì ông suốt đời chỉ viết về những con người ở dưới đáy của XH cũ . Một cây bút dường như bị ám ảnh đến cùng đời mãn kiếp bởi những số phận tối tăm . Điều này không có gì khó hiểu . Dưới chế độ thuộc địa P , nhiều nhà văn nước ta sống cuộc đời thiếu thốn , không xa cách lắm với sinh hoạt của dân nghèo . Tuy nhiên , không có trường hợp nào như Nguyên Hồng : sớm mồ côi , mươì năm tuổi đã bị tù đày , đã sống chung đụng để sẻ chia những tủi nhục , hờn căm với những người đàn bà , những đứa trẻ bị ức hiếp và đoạ đày , Có lẽ vì thế mà Nguyên Hồng là nhà văn đã viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng . Đây là những con người xuất hiện nhiều trong thế giới nhân vật của ông . Tuy họ là những con người với tính cách , số phận , hoàn cảnh không giống nhau nhưng khi đọc “ Bỉ Vỏ” , ta không quên Tám Bính , đọc cửa Biển ta nhớ mãi mẹ La , mẹ Nghĩa , Huệ Chi , đọc Những này thơ ấu thì mẹ con bé Hông cứ ám ảnh trong tâm ta mãi - Nhưng một cây bút được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng không chỉ vì ông đã viết nhiều và chuyên viết về những con người đó . Điều quan trọng hơn là ông đã dành cho họ những dòng tâm huyết nhất , nóng bỏng nhất bằng cả tấm lòng chan chứa yêu thương và thái độ nâng niu , trân trọng : + Nhà văn diễn tả thấm thía những nỗi cơ cực , tủi nhục mà phụ nữ và nhi đồng phải gáng chịu thời trước . Đọc đoạn trích “ Trong lòng mẹ” , ta thấy dường như ông muốn đặt lên vai những nhân vật của mình những nỗi thống khổ chồng chất để thủ thách sức bền của đức tin và lòng nhẫn nại , gan góc của họ . Về phương diện này , Nguyên Hồng đã tạo ra thế gới nhân vật trong tác phẩm của mình không phải lớn về trí tuệ , về tư tưởng , về hành động cải tạo thế giới mà lớn về sức gánh chịu phi thường những khổ đau , oan trái ở đời . Cảnh ngộ của chú bé Hồng mới thật đáng thương . Về kinh tế , đời sống gia đình ngày một sa sút . Về tinh thần , cuộc hôn nhân giữa cha và mẹ không có hạnh phúc vì đó kkhông phải là tình yêu . Bố Hồng nghiện ngập , ốm đau rồi mất sớm . Việc mẹ Hồng bỏ hai đứa con thơ dại, mà ra đi rồi chấp nhận mang tiếng là “ hư hỏng” cũng là việc bất đắc dĩ . Bé Hồng phải chấp nhận một tuổi thơ cay đắng bên người cô đã khô héo tình máu mủ , lại luôn bị mang tiếng là con của người đàn bà mắc phải trọng tội : Không giữ trọn đạo làm người ( Theo quan niện của nho giáo ). Bé Hồng trở thành đứa trẻ “tứ cố vô thân” ngay trong gia đình bên nội của mình . + Nói đến Nguyên Hồng , không thể không nói đến một chủ nghĩa lạc quan mãnh liệt . Ông luôn tin tưởng hơn ai hết ở thiện căn bền vững ở cuộc đời .Những nhân vật cùng khổ của ông dù có phải gánh chịu nỗi cơ cực , tủi nhục như thế nào cũng không bao giờ tha hoá , không bao giờ chịu gục ngã về tinh thần. Mặc cho những ý nghĩ cay độc cùng với sự săm soi hành hạ đến tàn nhẫn của người cô đến vết thương lòng nhưng bé Hồng không bao giờ để tình thương yêu và lòng kính mến mẹ “ lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến”, điều đó đã giúp chú bé ứng đối rất thông minh trong cuộc trò chuyện với cô , để rồi khôn khéo thoát ra khỏi một trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn . Trong tâm hồn chú luôn đọng lại hình ảnh người mẹ dịu hiền , tội nghiệp , đáng thương , có lẽ vì thế mà ngay trong dòng nước mắt nghẹn ngào , Hỗng đã thầm ao ước :“Giá ngững cổ tục đã đầy doạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh , đầu mẩu gỗ , tôi quyết vồ lấy mà cắn , mà nhai , mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Tình cảm trước sau như một của Hồng với mẹ như vậy khiến người đọc không quá ngỡ ngàng trước hình ảnh một người phụ nữ dù hoàn cảnh xô đẩy , phải tha phương nơi đất khách quê người đã trở về đúng lúc giữ trọn đạo làm người và minh chứng cho tình mẫu tử thiêng liêng . Nguyên Hồng đã diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng những rung động vô cùng tinh tế cái cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé Hồng khi được nằm trọn trong vòng tay yêu thương , trong thế giới dịu dàng , ăm ắp tình mẫu tử Chỉ bằng chừng chi tiết thôi cũng đủ thấy rằng : Nhà văn đã thấu hiểu , vô cùng trân trọmg vẻ đẹp tâm hồn , đúc tính cao quý của phụ nữ và nhi đồng . 3. Kết bài : Nêu đánh giá , khái quát những điều đã CM và suy nghĩ của bản thân . Ngót năm mươi năm cầm bút , Nguyên Hồng đã để lại một di sản không nhỏ , một sự nghiệp sáng tác khá liền mạch và thống nhất từ tư tưởng , phong cách đến cả thế giới nhân vật . Với danh hiệu là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng khiến ta bất giác liên tưởng đến câu nói của Xuân Diệu : “ Nguyên Hồng mất rồi , nhưng cái văn của anh ấy vẫn còn rên rỉ” Đó là cái văn của chủ nghĩa nhân đạo thống thiết luôn hướng về những người cùng khổ trong đó có phụ nữ và nhi đồng , cái văn ấy sẽ còn rên rỉ mãi .
Tài liệu đính kèm: