Đề thi thử chọn học sinh giỏi cấp Huyện môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2010-2011

Đề thi thử chọn học sinh giỏi cấp Huyện môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2010-2011

Câu 1( 2,0đ) : Cho đoạn trích sau :

 " Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cài, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu .

 Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo cho cáo vườn của lão . Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao cho hắn và bảo hắn : " Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào."

 Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ? Trong câu văn : " Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác" , cụm từ đáng buồn theo một nghĩa khác ở đây được hiểu với nghĩa nào ? cho biết các câu : " Đến khi con trai lão về , tôi sẽ trao lại cho hăn và bảo hắn : “ Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn ; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ” thuộc kiểu hành động nói nào ?

 Với những kiến thức đã học được trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em có thể trả lời như thế nào cho những câu hỏi ấy ?

Câu 2( 2,0đ) :

 Mở đầu bài thơ “ Ông đồ”, Vũ Đình Liên viết :

 “ Mỗi năm hoa đào nở

 Lại thấy ông đồ già

 Và kết thúc bài thơ , tác giả viết :

 “ Năm nay đào lại nở

 Không thấy ông đồ xưa ”

a. Đó là kiểu bố cục gì ?

b. Nhận xét về vị trí của từ lại” trong hai lần xuất hiện và ý nghĩa của nó ?

c. Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” có ý nghĩa và giá trị biểu cảm như thế nào ?

Em hãy trả lời các câu hỏi a,b,c ở trên trong một đoạn văn diễn dịch có dộ dài khoảng từ 20 - 25 dòng .

 Câu 3 : ( 6,0đ)

 Qua bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” , có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích , thoải mái khi sống gữa thiên nhiên . Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “ thú lâm tuyền” ( niềm vui thú được sống với rừng , suối ) trong bài “ Côn sơn ca” . Hãy cho biết “ thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau .

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử chọn học sinh giỏi cấp Huyện môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi thử chọn học sinh giỏi cấp huyện 
 Năm học : 2010- 2011
Bộ môn: Ngữ Văn : Lớp 8
 (Thời gian làm bài 150 phút) 
 GV ra đề : Nguyễn Thị Hương.
Câu 1( 2,0đ) : Cho đoạn trích sau :
 " Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cài, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu .
 Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo cho cáo vườn của lão . Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao cho hắn và bảo hắn : " Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..." 
 Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ? Trong câu văn : " Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác" , cụm từ đáng buồn theo một nghĩa khác ở đây được hiểu với nghĩa nào ? cho biết các câu : " Đến khi con trai lão về , tôi sẽ trao lại cho hăn và bảo hắn : “ Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn ; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ” thuộc kiểu hành động nói nào ? 
 Với những kiến thức đã học được trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em có thể trả lời như thế nào cho những câu hỏi ấy ?
Câu 2( 2,0đ) : 
 Mở đầu bài thơ “ Ông đồ”, Vũ Đình Liên viết : 
 “ Mỗi năm hoa đào nở 
 Lại thấy ông đồ già 
 Và kết thúc bài thơ , tác giả viết : 
 “ Năm nay đào lại nở 
 Không thấy ông đồ xưa ”
Đó là kiểu bố cục gì ?
Nhận xét về vị trí của từ lại” trong hai lần xuất hiện và ý nghĩa của nó ?
Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” có ý nghĩa và giá trị biểu cảm như thế nào ?
Em hãy trả lời các câu hỏi a,b,c ở trên trong một đoạn văn diễn dịch có dộ dài khoảng từ 20 - 25 dòng .
 Câu 3 : ( 6,0đ) 
 Qua bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” , có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích , thoải mái khi sống gữa thiên nhiên . Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “ thú lâm tuyền” ( niềm vui thú được sống với rừng , suối ) trong bài “ Côn sơn ca” . Hãy cho biết “ thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau .
đáp án và biểu điểm đề thi thử chọn học sinh giỏi cấp huyện 
Năm học : 2010- 2011
Bộ môn: Ngữ Văn : Lớp 8
(Thời gian làm bài 150 phút) 
Câu hỏi
Nội dung yêu cầu
Số điểm
Câu 1
( 2,0đ)
Câu 2
( 2,0đ) 
 Câu 3 ( 6,0đ) 
 - Nội dung chính của đoạn văn : Tái hiện lại cái chết dữ dội của lão Hạc và cảm nghĩ của ông giáo.
- Cụm từ đáng buồn theo một nghĩa khác ở đây được hiểu theo nhiều nghĩa : 
+ Buồn vì lão Hạc chết thật thương tâm.
+ Buồn vì một người tốt như lão Hạc mà phải chết một cách dữ dội.
+ Buồn vì cuộc đời có quá nhiều đau khổ, bất công .
- Các câu : " Đến khi con trai lão về , tôi sẽ trao lại cho hăn và bảo hắn : “ Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn ; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ” thuộc kiểu hành động hứa hẹn(ước kết ) 
 a. Đó là kiểu bố cục : Đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề bài thơ .
 b. Nhận xét về vị trí của từ lại” trong hai lần xuất hiện và ý nghĩa của nó : 
 - Trong câu thơ mở đầu ( Lại thấy ông đồ già ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của ông đồ .
 - > Gợi tả được sự song hành giữa ông đồ và ngày tết . Ông đồ trở thành một đường nét không thể thiếu được của mùa xuân , như một quy luật tất yếu : Cứ hoa dào nở là ông đồ xuất hiện như ông già Nô - en trước đêm trừ tịch ở Phương Tây , trong sự chờ mong , chào đón , ngưỡng mộ của mọi người .
 - Còn trong câu thơ kết thúc ( Năm nay đào lại nở ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của của hoa đào .
 - > Gợi tả được sự vắng mặt đột ngột của ông đồ . Đào vẫn nở theo quy luật mỗi khi tết đến xuân về nhưng hình ảnh ông đồ không còn năm trong quy luật ấy nữa . Ông không những vắng mặt mà địa chỉ cũng không còn , ông đã mất hút vào cáI mênh mông , không mảy may dấu vết .
 - Trong hai câu ( mở đầu và kết thúc ) đó , có sự lặp lại của hoa đào nhưng không lặp lại hình ảnh ông đồ . Như vậy chữ “ lại” xuất hiện không chỉ diễn đạt được sự xuất hiện tất yếu và vắng mặt đột ngột của ông đồ . Nó còn cho thấy một quy luật tất yếu của quá trình đi từ có đến không . Từ thời hoàng kim , ông đồ chỉ còn là cái di tích tồi tàn , chìm vào quên lãng . 
 - >Tứ thơ “ Cảnh cũ người đâu ” gợi cảm xúc nuối tiếc xót xa , day dứt ,  
 c. Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” đều có ý nghĩa và giá trị biểu cảm nhất định : 
 - Ông đồ già , cách gọi không chỉ tuổi tác mà xen vào đó là sự kính trontg , thân mật , gần gũi ,  trong thời kì vàng son , rực rỡ của ông đồ > 
 - Ông đồ xưa , cách gọi không chỉ gợi được khoảng cách về thời gian mà còn cho thấy hình ảnh ông đồ đã trở thành xưa cũ đang chìm dần vào quên lãng theo thời gian và trong long mọi người trước sự biến thiên của thời đại .
Lưu ý : GV chỉ cho điểm tối đa nếu HS trả lời đúng các câu hỏi a,b,c trong một đoạn văn diễn dịch có dộ dài khoảng từ 20 - 25 dòng .
Mở bài : Nêu ván đề nghị luận : Qua bt .
Thân bài :
 - Giải thích, chứng minh để thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích , thoải mái khi sống gữa thiên nhiên :
 + Điều này được thể hiện đậm trong hàng loạt các bài thơ trữ tình của Bác cả trước và sau cách mạng . Sở dĩ Bác có cảm giác ấy vì bình sinh BH rất yêu thích thiên nhiên và đặc biệt thích thú khi sống giữa thiên nhiên, hoà mình giữa núi rừng 
 - > Như vậy được sống nơi có non xanh nước biếc là sở nguyện của BHJ> Trong người chiến sĩ ấy vẫn có một khách lâm tuyền , chỉ có điêu cuộc đời CM chỉ cho phép người hưởng thú lâm tuyền trong hoàn cảnh đầy gian khổ khi còn Hđ bí mật ở Pác Bó . Những khi đó BH cảm thấy rất vui thích , thoải mái hoà mình với núi rừng như 1 tiên ông,một ẩn sĩ, một khác lâm tuyền thực thụ 
 - Chỉ rõ thú lâm tuyền trong thơ Nguyễn Trãi (Dẫn chứng BT Côn sơ ca ) 
 - Chỉ ra điểm giống nhau trong thú lâm tuyền của Bác và Nguyền Trãi : 
 + Vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên, hoà mình giữa núi rừng.
 + Niềm vui trong cảnh nghèo khó, gian khổ, thiếu thốn. ( an bần lạc đạo )
- Chỉ ra điểm khác nhau trong thú lâm tuyền của Bác và Nguyền Trãi : 
 + Nguyễn TrãI tìm đến vì cảm thấy bất lực trước thực trạng XH , muốn “lánh đục về trong” tự an ủi bằng lối sống an bần lạc đạo , tuy là lối sống thanh cao nhưng không thể không nói là tiêu cực.
 + HCM sống hoà nhịp với suối rừng nhưng vẫn vẹn nguyên cốt cách chiến sĩ ( Pt Câu cuối )
3. Kết bài : Nêu đánh giá , khái quát những điều đã CM và suy nghĩ của bản thân .
0,5điểm
1,0điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
1.0 điểm
0,5điểm
0,5điểm
1,0điểm
1,0điểm
0,5điểm
0,5điểm
1,0điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi hoc sinh gioi co dap an(1).doc