Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2010-2011 - Trường THCS Thạnh Đông

Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2010-2011 - Trường THCS Thạnh Đông

I/ VĂN – TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm)

Nêu ý nghĩa của văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”? Từ ý nghĩa đó em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

Câu 2: ( 2 điểm)

Khi viết văn em thường mắc phải những lỗi nào trong cách dùng từ?

Sửa lại lỗi trong câu sau: “ Tôi luôn sống nhiệt liệt với một người bạn thân” ? Xác định cụm danh từ trong câu trên?

II/ TẬP LÀM VĂN: ( 6 điểm)

Bác Hồ là vị cha già của dân tộc Việt Nam. Em hãy kể lại một mẫu chuyện về Bác Hồ mà em đã được nghe hoặc đã được đọc trong sách, báo làm em xúc động nhất?

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2010-2011 - Trường THCS Thạnh Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD TÂN CHÂU
TRƯỜNGTHCS THẠNH ĐÔNG
ĐỀ THI HỌC KÌ I
Năm học: 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN 6
 Thời gian: 90 phút
I/ VĂN – TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
Nêu ý nghĩa của văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”? Từ ý nghĩa đó em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
Câu 2: ( 2 điểm)
Khi viết văn em thường mắc phải những lỗi nào trong cách dùng từ?
Sửa lại lỗi trong câu sau: “ Tôi luôn sống nhiệt liệt với một người bạn thân” ? Xác định cụm danh từ trong câu trên?
II/ TẬP LÀM VĂN: ( 6 điểm)
Bác Hồ là vị cha già của dân tộc Việt Nam. Em hãy kể lại một mẫu chuyện về Bác Hồ mà em đã được nghe hoặc đã được đọc trong sách, báo làm em xúc động nhất?
ĐÁP ÁN
MÔN NGỮ VĂN 6
Câu 1: (2 điểm)
-“Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo ( 1 đ).
-Bài học cho bản thân: 
+Phải chịu khó học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết (0,5 đ).
+Không nên có tính huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo ( 0,5 đ).
Câu 2: ( 2 điểm)
-Các lỗi thường mắc phải:
+Lỗi lặp từ ( 0,25 đ).
+Lỗi lẫn lộn các từ gần âm ( 0,25 đ).
+Lỗi dùng từ không đúng nghĩa ( 0,25 đ).
-Sửa lỗi:
“ Tôi luôn sống nhiệt liệt với một người bạn thân”
Từ sai là tứ “Nhiệt liệt”, thay bằng từ thích hợp như: Chân tình ( hoặc chân thành, hết mình) (0,75 đ)
Cụm danh từ trong câu trên:
+Một người bạn thân ( 0,5 đ).
Câu 3: ( 6 điểm)
*Yêu cầu về hình thức:
+Trình bày sạch đẹp, bố cục đủ ba phần.
+Chữ viết dễ đọc, không sai chính tả.
*Yêu cầu về nội dung:
1. Mở bài: ( 1 điểm)
+Giới thiệu về hoàn cảnh nghe hoặc đọc được câu chuyện về Bác.
+Nêu lên câu chuyện đó là gì?
+Ấn tượng của em về câu chuyện đó?
2.Thân bài: 4 điểm)
Kể lại diễn biến nội dung câu chuyện.
+Bối cảnh diễn ra câu chuyện.
+Câu chuyện diễn ra giữa Bác Hồ với ai?
+Sự việc chính là gì? Bác Hồ ứng xử thế nào với mọi người trong tình huống đó?
+Câu chuyện kết thúc ra sao?
3.Kết bài: ( 1 điểm)
+Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện?
+Bài học rút ra từ nội dung câu chuyện ấy là gì?
*Biểu điểm cho toàn bài tập làm văn:
-Đảm bảo hình thức đủ ba phần, câu chuyện hay, có ý nghĩa sâu sắc đối với mọi người, diễn đạt tốt ( 5-6 đ)
-Đảm bảo hình thức, câu chuyện hay, diễn đạt còn có chỗ chưa lưu loát ( 4-5 đ)
-Đảm bảo hình thức, nội dung câu chuyện chưa thật hay, diễn đạt thiếu mạch lạc (2-3 đ)
-Chữ viết chưa đẹp, nội dung câu chuyện rời rạc, diễn đạt chưa thành ý ( 0,5-1đ).
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I
NĂM HỌC:2010-2011
Môn: Ngữ văn 6
Nội dung(kiến thức trọng tâm)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức độ cao
“Ếch ngồi đáy giếng”
Nội dung nghệ thuật trong những văn bản:
Thánh Gióng
Thạch Sanh
Sự tích Hồ Gươm
Mẹ hiền dạy con
Ông lão đánh cá và con cá vàng”
Đặc điểm của truyện ngụ ngôn và bài học
Danh từ
Chính tả
Số từ
Lượng từ
Cụm tính từ
Cụm động từ
Văn tự sự
-Câu 1
-Câu 2 
-Câu 3
-Câu 7
-Câu 5
-Câu 4
-Câu 6
-Câu 8
-Câu 9
-Câu 10
-Câu 11
-Câu 12
-Câu 14
-Câu 13
-Câu 15(MB, KB)
-Câu 15
(TB )
Tổng số câu hỏi tương đương với mỗi cấp độ
6
6
3
1
Tổng số điểm
1,5đ
1,5đ
5đ
2
%điểm
15%
15%
50%
20%

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 17.doc