Câu 1(2 điểm)
Cảm nhânj của em về đoạn văn sau:
" Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông.Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải Âu bay ngang qua là là nhịp cánh."
(Trich Cô Tô- Nguyễn Tuân)
Câu 2(1 điểm)
Em có suy nghĩ gì về nhận xét " Hai thầy trò Đôn-Ki- hô- tê và Xan- chô- Pan- xa không thể yên nghỉ trong bảo tàng" ?
Câu 3 (7 điểm)
Nhận xét về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao có ý kiến cho rằng: "Lão Hạc là điển hình cho người nông dan Việt Nam trước cách mạng tháng Tám"
Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Bằng truyện ngắn Lão Hạc hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó hãy rút ra ý nghĩa nhân của tác phẩm
Phòng GD- ĐT Đề khảo sát học sinh giỏi lớp 8 Sông Lô Môn: Ngữ văn Trường THCS Nhân Đạo Năm học 2010- 2011 ( Thời gian 120 phút) Câu 1(2 điểm) Cảm nhânj của em về đoạn văn sau: " Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông.Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải Âu bay ngang qua là là nhịp cánh...." (Trich Cô Tô- Nguyễn Tuân) Câu 2(1 điểm) Em có suy nghĩ gì về nhận xét " Hai thầy trò Đôn-Ki- hô- tê và Xan- chô- Pan- xa không thể yên nghỉ trong bảo tàng" ? Câu 3 (7 điểm) Nhận xét về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao có ý kiến cho rằng: "Lão Hạc là điển hình cho người nông dan Việt Nam trước cách mạng tháng Tám" Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Bằng truyện ngắn Lão Hạc hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó hãy rút ra ý nghĩa nhân của tác phẩm ĐÁP ÁN Câu 1 (2 đểm) Học sinh cần trình bày được một số ý cơ bản sau: - Đoạn văn cần tả vẻ đẹp trong sáng, rực rỡ, tráng lệ của đảo Cô Tô lúc bình minh và sau một trận bão - Cảnh mặt trời mọc trên biển thật tươi sáng, độc đáo. Cách so sánh, nhân hoá, óc tưởng tượng phong phú: Mặt trời như quả trứng đặt trên một cái mâm ...., liên tưởng tới mâm lễ phẩm ..... đó là mâm lễ vật mà thiên nhiên thành kính dâng cho con người hay chính là tấm lòng của tác giả dành cho những con người mà ông hết lòng ngưỡng mộ - Vài chiếc nhạn, một cách hải âu.... khiến bức tranh có hồn và sinh động hơn - Thấy được óc quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người của tác giả. Câu 2 (1 điểm) Học sinh cần nêu được 2 ý cơ bản sau: - Giới thiệu qua về đặc điểm tính cách và ước mơ của 2 thầy trò Đôn- ki và Xan- chô, đặc biệt nhấn mạnh về ước mơ cao cả của Đôn- ki (0.5 đ) - Vì trên thế giới còn rất nhiều điều bất công và bất hạnh cần phải có những con người có tấm lòng cao đẹp như Đôn- ki giúp đỡ (0,5đ) Câu 3 (7 điểm) - Thể loại: Giải thích, chứng minh - Yêu cầu: + Hiểu nhận định + Chứng minh: Căn cứ vào tác phẩm lão Hạc làm nổi bật hai luận điểm cơ bản đó là: * Nỗi nghèo khổ của lão hạc * Phẩm chất cao đẹp của lão Hạc + ý nghĩa nhân đạo của truyện *Đáp án cụ thể: 1.Đặt vấn đề (0,5 đ) Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của của tác phẩm, giới thiệu nhận định. 2.GQVĐ: (6 đ) a,Giải thích nhận định (1 điểm) Cần hiểu rõ: Lão Hạc là nhân vật điển hình nghĩa là có tính tiêu biểu, khái quát những nét chung của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Đó cũng là hìh ảnh của chị Dậu, ông giáo Thứ, a Pha, Chí Phèo .. những kiếp người sống vật vờ sau lũy tre xanh. (0,5 đ) Bằng ngòi bút sâu sắc của Nam Cao, Lão Hạc hiện lên là một lão nông bần cùng hóa, nghèo khổ cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng lão vẫn ngời lên một phẩm chất vô cùng cao đẹp: Giàu tình yêu thương, nhân ái, tự trọng, trong sạch, vị tha, đức hi sinh. (0,5 đ) b,Chứng minh: * Nghèo khổ: (2,5 đ) - Về vật chất : + Ngôi nhà chỉ là một túp lều nhỏ, vèn vẹn chỉ có một mảnh vườn (0,25 đ) + Nghèo đến lỗi không đủ tiền cưới vợ cho con (0,25 đ) + Làng mất ruộng, mất nghề không còn gì để kiếm sống (0,25 đ) + Phải ăn rau má, dải khoai, quả sung cho qua ngày đoạn tháng (0,25 đ) -Về tinh thần: + Góa vợ, cảnh gà trống nuôi con (0,25 đ) + Còn phần chí bỏ nhà ra đi làm ăn xa (0,25 đ) + Con chó được coi là đứa con cầu tự cũng phải bán nốt (0,25 đ) + Nỗi khổ ấy đã gậm nhấm tinh thần lão, đau đớn và tuyệt vọng khiến ttrais tim lão rỉ máu (0,25 đ) -Cuộc đời lão đầy bi kịch: Yêu con- con bỏ nhà ra đi (0,25 đ) Yêu chó- phải bán chó (0,25 đ) Muốn sống- chết bằng miếng bả chó (0,25 đ) *Phẩm chất cao đẹp (1,5 đ) + Yêu con, yêu chó (đau lòng khi không đủ tiền cưới vợ cho con, tiết kiệm tiền bán vườn để dành cho con. Coi con chó như vàng, như một đứa con cầu tự) (0,5 đ) + Giàu lòng tự trọng, sống trong sạch( không muốn liên lụy đến hàng xóm, để dành tiền nhờ mọi người lúc qua đời) (0,5 đ) + Đức hi sinh, giàu lòng vị tha (mặc dù đứa con bỏ nhà đi vào Nam song lão không giận mà thương con, một mình đơn côi) (0,5 đ) b,Ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm (1 đ) + Tác phẩm đã thể hiện lòng xót thương, chia xẻ của nhà văn đối với số phận của người nông dân nghèo khổ. (0,25 đ) + Ca ngợi trân trọng vẻ đẹp truyền thống của người nông dân (0,25 đ) + Phê phán chế độ địa chủ, phong kiến, bóc lột, những hủ tục lạc hậu khiến gia đình chia lìa, hạnh phúc tan vỡ. (0,25 đ) + Niềm tin tốt đẹp ở người lao động (0,25 đ) 3,KTVĐ (0,5 đ) - Khái quát ý, nâng cao - Liên hệ người nông dân sau cách mạng, nhất là thế kỉ 21 để thấy được sự đổi đời của họ, giá trị của độc lập tự do.
Tài liệu đính kèm: