Phần I: Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1: Chuyện gì được kể trong văn bản “Trong lòng mẹ”?
A. Nối đau của chú bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha.
B. Tình yêu thương mãnh liệt cha chú bé Hồng dành cho mẹ của mình.
C. Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp
D. cả A,B và C đều đúng
Câu 2: Trong các từ sau từ nào có nghĩa rộng nhất
A. Hội họa C. Văn học B. Âm nhạc D. Nghệ thuật
Câu 3: Nhà văn Thanh Tịnh có tên khai sinh là:
A. Trần Văn Ninh C. Trần Hữu Tri
B. Trần Văn Minh D. Nguyễn Khắc Hiếu
Câu 4: Trong các từ sau từ nào không phải là từ tượng hình
A. Lò dò B. Ục ịch C. Lộp bộp D. Khúc khuỷu
Câu 5: Hai câu thơ:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 6: Câu “Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta ” sử dụng kiếu hành động nói nào?
A. Hành động hỏi C. hành động trình bày
B. Hành động điều khiển D. Hành động bộc lộ cảm xúc
Câu 7: Văn bản Bài toán dân số được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Thuyết minh B. Lập luận
C. Biểu cảm D. Lập luận kết hợp với thuyết minh và biểu cảm.
Câu 8: “Hào kiệt” có nghĩa là gì?
A. Có dáng vẻ lịch sự, trang nhã
B. Có tài năng chí khí hơn hẳn người bình thường
C. Có vẻ ung dung đường hoàng
D. Có nhiều của cải
II. Tự luận
Câu 1: Phân tích để thấy được cái hay của những câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Trêng THCS Thanh LÜnh ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Năm học 2007 -2008. Môn thi: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngêi ra ®Ò: NguyÔn ThÞ Kiªn Đề ra: Phần I: Trắc nghiệm Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1: Chuyện gì được kể trong văn bản “Trong lòng mẹ”? A. Nối đau của chú bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha. B. Tình yêu thương mãnh liệt cha chú bé Hồng dành cho mẹ của mình. C. Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp D. cả A,B và C đều đúng Câu 2: Trong các từ sau từ nào có nghĩa rộng nhất A. Hội họa C. Văn học B. Âm nhạc D. Nghệ thuật Câu 3: Nhà văn Thanh Tịnh có tên khai sinh là: A. Trần Văn Ninh C. Trần Hữu Tri B. Trần Văn Minh D. Nguyễn Khắc Hiếu Câu 4: Trong các từ sau từ nào không phải là từ tượng hình A. Lò dò B. Ục ịch C. Lộp bộp D. Khúc khuỷu Câu 5: Hai câu thơ: Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. Sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 6: Câu “Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta ” sử dụng kiếu hành động nói nào? A. Hành động hỏi C. hành động trình bày B. Hành động điều khiển D. Hành động bộc lộ cảm xúc Câu 7: Văn bản Bài toán dân số được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Thuyết minh B. Lập luận C. Biểu cảm D. Lập luận kết hợp với thuyết minh và biểu cảm. Câu 8: “Hào kiệt” có nghĩa là gì? A. Có dáng vẻ lịch sự, trang nhã B. Có tài năng chí khí hơn hẳn người bình thường C. Có vẻ ung dung đường hoàng D. Có nhiều của cải II. Tự luận Câu 1: Phân tích để thấy được cái hay của những câu thơ sau: - Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu - Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay. (Ông đồ - Vũ Đình Liêm) Câu 2: Bé Hồng sung sướng kể lại cho em nghe cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hai mẹ con bé. Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện giữa em và bé Hồng. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I) Trắc nghiệm: 4đ Đúng mỗi câu 0,5đ Đáp án: 1D, 2D, 3A, 4C, 5B, 6C, 7D, 8B. II. Tự luận 1) Phân tích để thấy được cái hay của những câu thơ (2,5) những câu thơ đó hay vì: - Đó là những câu thơ tả cảnh chứa đầy tâm trạng. Trước đây mỗi khi vào dịp tết ông đồ lại bày mực tàu, giấy đỏ bên phố để viết câu đối góp thêm niềm vui, góp phần vào cái không khí rộn ràng tưng bừng sắc màu của phố xá. Giờ đây không ai còn để ý đến ông nên nỗi buồn của ông lan sang cả vật vô tri vô giác. Nghệ thuật nhân hóa đã diễn tả sâu sắc điều đó. - Đó là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Hình ảnh lá vàng tượng trưng cho sự lụi tàn, buồn bã thể hiện tâm trạng buồn chán của ông đồ. Hình ảnh ngoài trời mưa bụi bay diễn tả sự sầu não ảm đạm của lòng người. y/c: - Viết được văn bản lập luận phân tích được cái hay của các câu thơ. Hay về nội dung hay về nghệ thuật. - Hành văn trôi chảy. Ý tứ sâu sắc thể hiện được tình cảm của người viết, không sai lỗi chính tả. Đạt được yêu cầu trên 2,5đ. Bài viết được 1 ý hoặc phân tích chưa sâu, còn sai lỗi chính tả nhưng không đáng kể cho 1,5đ Các thang điểm khác giám khảo tùy tình hình thực tế bài làm của HS để cho điểm. 2) Yêu cầu viết được bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả biểu cảm một cách hợp lí. - Sự việc chính: Hồng kể cho em nghe cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hai mẹ con Hồng. - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. - Trình tự kể: - Tôi gặp Hồng - Hồng kể lại cho tôi nghe cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con Hồng. - Suy nghĩ của tôi về tình mẫu tử - Có thể sử dụng yếu tố miêu tả để tả Hồng nhất là gương mặt, ánh mắt, giọng nói thể hiện niềm hân hoan sung sướng của bé vừa được gặp mẹ, được sống trong vòng tay yêu thương ấp ủ của mẹ. Sử dụng yếu tố biểu cảm để bộc lộ những cảm xúc suy nghĩ tình cảm của bản thân trước niềm vui hạnh phúc của bạn, những cảm xúc suy nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng. - Bài viết đúng thể loại, biết vận dụng yếu tố miêu tả biểu cảm hợp lí. Văn viết trôi chảy, dùng từ đặt câu đúng chữ viết đúng chính tả. cho 3,5đ. - Viết đúng thể loại, biết vận dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm nhưng chưa hài hòa. Chữ viết còn sai lỗi chính tả nhưng không đáng kể. cho 2đ Các thang điểm khác tùy mức độ bài làm đạt được để cho điểm
Tài liệu đính kèm: