Câu 1 ( 4,0 điểm):
Qua những tác phẩm truyện và ký đã được học, em hãy cho biết:
- Truyện và ký có đặc điểm chung gì về mặt thể loại ?
- Điểm khác biệt giữa truyện và ký ? Những yếu tố thường có trong truyện mà không có trong ký ?
Câu 2 (2,0 điểm):
Từ tiếng hát trong bài thơ sau đây có người cho là động từ, có người cho là danh từ. Ý kiến của em như thế nào ? Vì sao ?
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)
Câu 3 (4,0 điểm):
Từ bài văn “Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 NĂM HỌC 2011- 2012 Môn: Ngữ văn Ngày thi.....tháng... năm 2012 (Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 4,0 điểm): Qua những tác phẩm truyện và ký đã được học, em hãy cho biết: - Truyện và ký có đặc điểm chung gì về mặt thể loại ? - Điểm khác biệt giữa truyện và ký ? Những yếu tố thường có trong truyện mà không có trong ký ? Câu 2 (2,0 điểm): Từ tiếng hát trong bài thơ sau đây có người cho là động từ, có người cho là danh từ. Ý kiến của em như thế nào ? Vì sao ? Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh) Câu 3 (4,0 điểm): Từ bài văn “Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. Họ và tên thí sinh.............................................................. Số báo danh....................................................................... HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 Câu 1 ( 4,0 điểm): So sánh truyện và ký - Giống nhau: Truyện và ký phần lớn thuộc thể loại tự sự. Tự sự là phương thức tái hiện bức tranh đời sống chủ yếu bằng tả và kể qua lời của người kể chuyện trong tác phẩm. Tác phẩm tự sự đều có lời kể, các chi tiết hình ảnh về thiên nhiên, về xã hội, con người, thể hiện cái nhìn và thái độ của người kể. (1,5đ) - Khác nhau: Truyện phần lớn dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống. Thể ký lại chú trọng ghi chếp, tái hiện các hình ảnh, sự kiện của đời sống và con người theo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả. (1,5đ) Trong truyện thường có cốt truyện và nhân vật. Còn trong ký không có cốt truyện, có khi không có nhân vật. (1,0đ) Câu 2 (2,0 điểm): Tiếng hát là danh từ. Từ hát là động từ nhưng kết hợp với tiếng đứng trước thì tiếng hát trở thành danh từ. Câu 3 (4,0 điểm): Có thể tham khảo dàn ý sau: I .Về nội dung : 1. Mở bài : Giới thiệu chung về khu vườn em định tả. - Địa điểm họp chợ ? Thời gian họp chợ ? - Quang cảnh họp chợ như thế nào ? 2. Thân bài : Tả cảnh phiên chợ quê theo một thứ tự nhất định. - Tả bao quát : Cảnh khu vườn (không khí , các loại cây ) - Tả chi tiết : + Những loại cây có trong vườn : màu sắc , hương thơm,. + Cảnh vật có liên quan đến khu vườn ; chim chóc, ong bướm,. + Lợi ích của khu vườn 3. Kết bài : - Cảm nghĩ của em về khu vườn ấy. II. Về hình thức : Viết đúng kiểu bài miêu tả, tả có thứ tự, diễn đạt trôi chảy, văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt III.Biểu điểm : + Điểm 10 : Bài làm đạt đủ các yêu cầu nêu trên, có tính sáng tạo, cảm xúc sâu sắc, tự nhiên, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. + Điểm 9 : Bài làm đạt đủ các yêu cầu nêu trên, văn giàu hình ảnh, cảm xúc, còn mắc 1-2 lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt. + Điểm 7 - 8 : Bài viết đạt 2/3 yêu cầu trên , văn có cảm xúc, còn mắc 4-5 lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt. + Điểm 5 - 6 : Bài viết đạt 1/2 yêu cầu trên , còn mắc từ 7-8 lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt, bố cục chưa mạch lạc. + Điểm 3 - 4 : : Bài viết đạt 1/3 yêu cầu nêu trên , còn mắc 9-10 lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt, diễn đạt chưa mạch lạc. + Điểm 1 - 2: Mới làm được phần mở bài hoặc thể hiện chưa rõ nội dung, bố cục chưa mạch lạc, mắc quá nhiều lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt. + Điểm 0 : Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn.
Tài liệu đính kèm: