I : PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm).Học sinh lựa chọn phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1: Những dòng thơ sau có sử dụng hình ảnh nhân hoá,đúng hay sai?
a/Đúng b/ Sai
Câu 2: Từ “ chân”trong câu : “Cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von”,được dùng với nghĩa nào?
a/Nghĩa gốc b/ Nghĩa chuyển
Câu 3: “Tái hiện lại trạng thái ,sự vật,con người” là kiểu văn nào?
a/ Tự sự b/ Miêu tả c/ Biểu cảm
Câu 4: Tìm chính xác từ ngữ để điền vào chỗ trống cho đúng nghĩa.
“Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ,chừng nào họ vẫn giữ vững(.) của mình thì chẳng khác gì nắm được(.) chốn lao tù”
“Buổi học cuối cùng”-An-Phông-Xơ Đô đê-SGK ngữ văn 6 tập II nhà xuất bản Giáo Dục năm 2004).
a/Tiếng nói b/ Trái tim c/ Chìa khoá d / Quyết tâm
Câu 5 : Trong văn bản “Lao xao”,nhà văn Duy Khán đã lựa chọn thứ tự kể nào?
a/ Thứ tự tự nhiên b/ Theo dòng hồi tưởng c/ Cả a và b
Câu 6 :Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?
a/2002 b/ 2003 c/2004
Câu 7 : Định nghĩa về lòng yêu nước được thể hiện rõ nhất trong câu văn nào của văn bản “Lòng yêu nước”của nhà văn I-li –a Ê-ren-bua(Ngữ văn 6 tập II NXBGD).
a/Lòng yêu nhà,yêu làng xóm,yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
b/Dòng suối đổ vào sông,sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn –ga đi ra bể.
c/Yêu cái cây trồng ở trước nhà,yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông,yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
Câu 8: Trong chương trình ngữ văn 6 đã giới thiệu bao nhiêu từ loại?
a/5 b/ 6 c/ 7 d/8
Câu 9 : Câu thơ : Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
Được trích từ văn bản nào đã học trong chương trình ngữ văn 6?
a/ Sông nước Cà Mau-Đoàn Giỏi b/ Lao xao-Duy Khán
c/ Lượm –Tố Hữu d/Cây tre Việt Nam- Thép Mới
Câu 10 :Phát hiện lỗi dùng từ trong câu sau rồi chữa lại cho đúng:
Nơi đây vừa có nét hoang sơ, nguy hiểm ; lại vừa thanh tú và giàu chất thơ.
Phòng GD&ĐT Thanh Chương Trường THCS Thanh An đề thi học sinh giỏi năm học 2007-2008 Môn ngữ văn 6 I : Phần Trắc nghiệm (4 điểm).Học sinh lựa chọn phương án trả lời đúng nhất. Câu 1: Những dòng thơ sau có sử dụng hình ảnh nhân hoá,đúng hay sai? a/Đúng b/ Sai Câu 2: Từ “ chân”trong câu : “Cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von”,được dùng với nghĩa nào? a/Nghĩa gốc b/ Nghĩa chuyển Câu 3: “Tái hiện lại trạng thái ,sự vật,con người” là kiểu văn nào? a/ Tự sự b/ Miêu tả c/ Biểu cảm Câu 4: Tìm chính xác từ ngữ để điền vào chỗ trống cho đúng nghĩa. “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ,chừng nào họ vẫn giữ vững(........) của mình thì chẳng khác gì nắm được(......) chốn lao tù” “Buổi học cuối cùng”-An-Phông-Xơ Đô đê-SGK ngữ văn 6 tập II nhà xuất bản Giáo Dục năm 2004). a/Tiếng nói b/ Trái tim c/ Chìa khoá d / Quyết tâm Câu 5 : Trong văn bản “Lao xao”,nhà văn Duy Khán đã lựa chọn thứ tự kể nào? a/ Thứ tự tự nhiên b/ Theo dòng hồi tưởng c/ Cả a và b Câu 6 :Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào? a/2002 b/ 2003 c/2004 Câu 7 : Định nghĩa về lòng yêu nước được thể hiện rõ nhất trong câu văn nào của văn bản “Lòng yêu nước”của nhà văn I-li –a Ê-ren-bua(Ngữ văn 6 tập II NXBGD). a/Lòng yêu nhà,yêu làng xóm,yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. b/Dòng suối đổ vào sông,sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn –ga đi ra bể. c/Yêu cái cây trồng ở trước nhà,yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông,yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Câu 8: Trong chương trình ngữ văn 6 đã giới thiệu bao nhiêu từ loại? a/5 b/ 6 c/ 7 d/8 Câu 9 : Câu thơ : Lạt này gói bánh chưng xanh Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng. Được trích từ văn bản nào đã học trong chương trình ngữ văn 6? a/ Sông nước Cà Mau-Đoàn Giỏi b/ Lao xao-Duy Khán c/ Lượm –Tố Hữu d/Cây tre Việt Nam- Thép Mới Câu 10 :Phát hiện lỗi dùng từ trong câu sau rồi chữa lại cho đúng: Nơi đây vừa có nét hoang sơ, nguy hiểm ; lại vừa thanh tú và giàu chất thơ. II/Phần tự luận: Câu 1: Viết đoạn văn ngắn(Khoảng 10-15 dòng) có sử dụng phép tu từ so sánh và nhân hoá để miêu tả cảnh chiều hè nắng đẹp ở một miền quê mà em yêu thích. Câu 2 : Đọc kỹ phần truyện sau rồi trả lời câu hỏi Ông lão đánh cá và con cá vàng ( Truyện cổ tích thời hiện đại-phỏng theo truyện cổ : “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A.Pu-skin) Xưa có hai vợ chồng già sống rất thương nhau ở trong một túp lều nát bên bờ biển xứ nọ.Hằng ngày ông chồng ra khơi quăng chài đánh cá,bà vợ đưa cá tôm ra chợ bán kiếm sống qua ngày. Họ có ba người con .Người con trưởng là một doanh nhân thành đạt.Con trai thứ là giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn trong thành phố.Còn cô út là chủ một cửa hàng vàng bạc đá quý tại thủ phủ gần đó.Vậy mà họ chẳng đoái hoài gì đến bố mẹ già đang ngày đêm khắc khoải chờ mong. Một hôm,như thường lệ,ông lão lại ra khơi đánh cá.Lần thứ nhất mẻ lưới cất lên chỉ toàn bùn đất,lần thứ hai toàn rong rêu.Nhưng lần thứ ba mẻ lưới kéo lên thấy nặng,ông lão mừng thầm,hoá ra đó là một chú cá vàng tuyệt đẹp.Bỗng cá cất tiếng người van xin: Ông lão ơi!Ông làm phúc thả tôi ra,tôi sẽ không quên ơn ông,ông muốn gì tôi sẽ giúp! Ông lão động lòng trắc ẩn,thả cá ra và nói: Mày hãy về với biển khơi mà vùng vẫy,hiện giờ lão chả cần gì cả. Trước khi bơi đi,cá vàng còn ngoi đầu lên và nói: Khi nào cần,ông cứ ra biển gọi tôi,tôi sẽ giúp đỡ. Về nhà,ông lão đem chuyện gặp cá vàng kể cho bà vợ nghe..... Chuyện sẽ tiếp diễn như thế nào? Em hãy tưởng tượng rồi kể tiếp. ======Hết===== Đáp án môn Ngữ Văn 6 I. Phần trắc nghiệm (4 điểm). Mỗi câu đúng được 0,4 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án b b a a c b b a c d Câu 10: Từ dùng chưa chính xác: - Nguy hiểm - Thanh tú Chữa lại: - Bí hiểm - Thanh Thoát II. Phần tự luận. (6 điểm) Câu 1(2,5điểm). Đề bài yêu cầu viết đoạn văn tả cảnh chiều hè, do vậy bài làm của các em cần đạt một số yêu cầu sau: Về hình thức:(0,5 điểm) - Biết phối hợp tốt các biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá. Dùng từ ngữ chính xác gợi cảm. Phạm vi: 10 – 15 dòng Về nội dung:(2điểm) Miêu tả được một số hình ảnh đặc trưng của mùa hè và cảnh về chiều ở miền quê, ví dụ: Màu sắc: Nắng chiều Hàng phượng vĩ Bầu trời xanh Từng đám mây trắng đùn lên như núi bạc, ... Âm thanh: Tiếng ve Sáo diều Tiếng kẻng, ... Một số hình ảnh khác: Cảnh người đi làm về. Từng đàn chim rủ nhau bay về tổ Đàn trâu thong thả gặm cỏ,... Câu 2(3,5 điểm) Đề yêu cầu kể chuyện tưởng tượng (kể tiếp phần truyện còn lại). Học sinh có thể sáng tạo tự do nhưng cần đảm bảo tính giáo dục và hợp logic. Một số yêu cầu cơ bản cần đạt: + Về hình thức (0,5 điểm) Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng Bố cục: Ba phần Dùng từ: Hợp thể loại Ngôn ngữ: Trong sáng + Về nội dung:( 3 diểm). Phần đầu(đã cho) chủ yếu nói về hoàn cảnh tình huống Cần tưởng tượng rồi viết tiếp để câu chuyện hoàn chỉnh và có ý nghĩa giáo dục Không nhất thiết phải theo cách kết của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”ở SGK Ngữ văn 6 tập 1, mà phải mang tính sáng tạo miễn sao phù hợp với tình huống đã cho ở trên. Người kể có thể tưởng tượng những cảnh tiếp như: Sau khi nghe chuyện, bà vợ đồng tình với việc làm của ông lão. Một thời gian sau có thể một trong các sự việc sau có thể xẩy ra như: Ông lão lâm bệnh nặng, bà lão gọi các con về nhưng ai cũng đều thoái thác. Khi ông lão qua đời, bà lão nhớ chuyện cá vàng, bà nhờ cá vàng giúp đỡ. Sau đó các con trở về, hối hận, ... Hoặc giả sử tình huống: một người con nào đó bị ốm thập tử nhất sinh. Cuối cùng chính ông lão đã nhờ cá vàng giúp đỡ, cứu sống con. Các con hiểu ra tấm lòng cha mẹ và sống những ngày có nghĩa ... Học sinh có thể tưởng tượng các tình huống khác. Lưu ý: Các ý nhỏ trong phần tự luận người chấm tự linh động cho điểm cho phù hợp.
Tài liệu đính kèm: