Đề thi học kỳ II – năm học 2009 – 2010 môn: Sinh học 6

Đề thi học kỳ II – năm học 2009 – 2010 môn: Sinh học 6

Câu 2. Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

1. Các bộ phận của hạt gồm có

a. Phôi và chất dinh dưỡng b. Vỏ và phôi

c. Vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ d. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

2. Vì sao khi gặt lúa về gặp mưa chưa kịp tuốt hạt lúa lại nhanh mọc mầm:

a. Lúa đã chin sinh lý b. Đống lúa đã đủ độ ẩm và đủ nhiệt độ

c. Thời tiết phù hợp d. Do đạm có trong nước mưa kích thích hạt nảy mầm

3. Đặc điểm nào sau đây thuộc Dương xỉ?

a. Chưa có rễ, thân, lá thật sự b. Chưa phân hóa thành các lọai mô điển hình

c. Có cơ quan sinh sản là hoa d. Lá non cuộn tròn, mặt dưới lá mang các ổ bào tử

4. Đặc điểm của vi khuẩn là:

a. Có nhân hoàn chỉnh, sinh sản bằng bào tử

b. Cơ thể nhỏ bé, hiển vi, sống dị dưỡng

c. Chưa có nhân hoàn chỉnh, sinh sản bằng cách phân đôi cơ thể.

d. Gồm hai ý a và b.

e. Gồm hai ý b và c.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1012Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II – năm học 2009 – 2010 môn: Sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN: SINH HỌC 6
Phần I. Trắc nghiệm:
Câu 1. hãy chọn những nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền vào cột trả lời.
Cột A (các hiện tượng)
Cột B (định nghĩa, đặc điểm)
Trả lời
Thụ phấn
Hiện tựợng nảy mầm của hạt phấn
Thụ tinh
Tạo quả
Hình thành hạt
Hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
Noãn sau khi được thụ tinh thành hạt
Tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử
Hạt phấn hút chất nhầy của đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành một ống phấn
Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.
1
2
3
4
5
Câu 2. Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Các bộ phận của hạt gồm có
a. Phôi và chất dinh dưỡng	b. Vỏ và phôi	
c. Vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ	d. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
2. Vì sao khi gặt lúa về gặp mưa chưa kịp tuốt hạt lúa lại nhanh mọc mầm:
a. Lúa đã chin sinh lý	b. Đống lúa đã đủ độ ẩm và đủ nhiệt độ 
c. Thời tiết phù hợp	d. Do đạm có trong nước mưa kích thích hạt nảy mầm
3. Đặc điểm nào sau đây thuộc Dương xỉ?
a. Chưa có rễ, thân, lá thật sự	b. Chưa phân hóa thành các lọai mô điển hình
c. Có cơ quan sinh sản là hoa	d. Lá non cuộn tròn, mặt dưới lá mang các ổ bào tử
4. Đặc điểm của vi khuẩn là:
a. Có nhân hoàn chỉnh, sinh sản bằng bào tử
b. Cơ thể nhỏ bé, hiển vi, sống dị dưỡng
c. Chưa có nhân hoàn chỉnh, sinh sản bằng cách phân đôi cơ thể.
d. Gồm hai ý a và b.
e. Gồm hai ý b và c.
Câu 3. Cho các từ và cụm từ sau (tơi xốp, không khí, nhiệt độ, thời vụ). Hãy điền vào chỗ trống sau sao cho phù hợp.
Nhân dân ta khi gieo trồng cây phải chuẩn bị đất.(1)để đảm bảo đủ(2)và gieo trồng đúng(3) nhằm tận dụng(4)giúp hạt nảy mầm thuận lợi.
Phần II. Tự luận:
Câu 1. Cơ quan sinh dưỡng của rêu có đặc điểm gì?
Câu 2. Phân biệt lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm? Ví dụ 3 cây Một lá mầm, 3 cây Hai lá mầm.
Câu 3. Tại sao nói thực vật có tác dụng làm giảm ô nhiễm môi trường? Vì sao nói: Rừng là lá phổi xanh của con người?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
MÔN: SINH HỌC 6
Phần I. Trắc nghiệm: (4đ)
Câu 1. (1đ) Mỗi đáp án đúng được 0.2đ.
1 - a; 2 – d; 3 – c; 4 – e; 5 – b; 
Câu 2. (2đ) Mỗi đáp án đúng được 0.5đ.
1 – d; 2 – b; 3 – d; 4 – e;
Câu 3. (1đ) Mỗi đáp án đúng được 0.25đ.
Tơi xốp; 2. Không khí; 3. Thời vụ; 4. Nhiệt độ.
Phần II. Tự luận:
Câu 1. (1đ) Cơ quan sinh dưỡng của Rêu có đặc điểm: Rễ giả, lá thân có cấu tạo đơn giản:
Rễ giả có khả năng hút nước
Thân, lá chưa có mạch dẫn
Câu 2. (2đ)
Lớp HLM
Lớp MLM
Rễ cọc 
Gân lá hình mạng
Hoa thường 4 – 5 cánh
Thân đa dạng
Phôi của hạt có hai lá mầm.
Ví dụ: Chôm chôm, Nhãn, Xoài
Rễ chum
Gân lá song song hoặc hình cung
Hoa thường 3 – 6 cánh
Thân thường than cỏ, thân cột
Phôi của hạt có một lá mầm
Ví dụ: Lúa, Ngô, Dừa
Câu 3. (3đ)
Thực vật có tác dụng làm giảm ô nhiễm môi trừơng vì:
Lá cây có thể ngăn bụi và khí độc giúp không khí trong lành
Một số loài cây có khả năng tiết ra các chất có tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh: Long não, Bạch đàn
Tán lá cây làm giảm nhiệt độ môi trường khi trời nắng (2đ)
Nói rừng là lá phổi xanh của con người vì: Rừng cây giúp thanh lọc khí cacbônic, thải khí Oxi. Ngoài ra lá cây có tác dụng ngăn bụi, giảm nhiệt độ, diệt vi khuẩngiúp không khí trong lành (1đ)
GVBM
Bùi Thị Phan Khuê
ĐỀ THI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN: CÔNG NGHỆ 6
Phần I. Trắc nghiệm:
 Câu 1. Khoanh tròn vào ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Chức năng của chất sinh tố là:
Giúp cơ thể phát triển tốt về thể chất và trí tuệ
Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể hoạt động
Cung cấp năng lượng bảo vệ cơ thể
Duy trì hoạt động bình thường của các hệ cơ quan, tăng sức đề kháng
Chất đạm có nguồn gốc chủ yếu từ:
a. Thịt, cá, trứng, sữa	b. Đường mía, gạo, sắn	
c. Mỡ, dầu thực vật, dừa, cọ	d. Cá, tôm, cua, ốc
3. Triệu chứng sau đây cho biết cơ thể thiếu chất gì: Cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt đói, thiếu năng lượng, thiếu vitamin.
a. Chất đạm	b. Chất béo	c. Chất đường bột d. Sinh tố
4. Để hạn chế sự thất thoát chất dinh dưỡng trong thịt, cá không nên:
a. Ngâm, rửa thịt ,cá trước khi cắt thái, pha khúc.
 b. Ngâm, rửa thịt ,cá sau khi cắt thái, pha khúc
 c. Giữ thịt cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài
 d. Bảo quản tốt thịt cá
5. Nhóm phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây làm chín thực phẩm trong môi trường nước:
a. Nấu, nướng, xào	b. Rang, rán, xào	c. Kho, nấu, luộc 	d. Hấp, kho, nướng
6. Các món ăn nào sau đây được chế biến bằng phương pháp nướng:
a. Bánh bao, bánh ít	b. Thịt kho tàu, cá kho	
c. Bánh phông lan, sườn nướng	d. Cà xào, bánh chưng
Câu 2. Tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống sau:
Ăn quá nhiều chất đường bột sẽ làm cho cơ thể
Đun quá lâu chất béo, vitamin A sẽ bị phân hủy,.biến chất
là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa
Cơ thể thiếu..sẽ phát triển chậm, tay chân khẳng khiu, tóc mọc lưa thưa
Phần II. Tự luận:
Mục đích của việc phân nhóm thức ăn là gì? Thức ăn được phân thành mấy nhóm? Kể tên?
Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? Nhiễm độc thực phẩm? Trình bày các biện pháp bảo quản thực phẩm tại nhà.
Thu nhập của gia đình là gi? Có mấy loại thu nhập gia đình? Ví dụ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
MÔN: CÔNG NGHỆ 6
Phần I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Mỗi đáp án đúng đựơc 0.5 đ
1-d; 2-a; 3-b; 4-b; 5-c; 6-c
Câu 2: (1 điểm) Mỗi đáp án đúng đựơc 0.25 đ
1. Béo phì. 2. Chất béo. 3. Nứơng. 4. Chất đạm
Phần II. Tự luận: (6 điểm)
1. (2 điểm) 
Phân nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dữơng của bữa ăn. (1 điểm)
Thức ăn được chia thành 4 nhóm: (1 điểm)
- Nhóm giàu chất đạm
- Nhóm giàu chất béo
- Nhóm giàu chất đường bột
- Nhóm giàu chất sinh tố, khoáng chất
2. (2 điểm)
	Nhiễm trùng thực phẩm là thức ăn bị vi khuẩn có hại xâm nhập. (0.5đ)
	Nhiễm độc thực phẩm là thức ăn bị chất độc xâm nhập (0.5đ)
	Các biện pháp bảo vệ thực phẩm tại nhà: (1đ)
	- Rửa tay sạch trứơc khi ăn
	- vệ sinh nhà bếp
	- Rửa kĩ thực phẩm 
	- Nấu chín thực phẩm
	- Đậy thực phẩm cẩn thận
	- Bảo quản thực phẩm chu đáo
3. (2đ)
Thu nhập gia đình là tổng các khỏan thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình làm ra (1đ)
Có 2 loại thu nhập (1đ)
Thu nhập bằng tiền: Tiền lương, thiền thưởng, tiền làm ngoài giờ
Thu nhập bằng hiện vật: Cá, rau, lợn, lúa, khoai
GVBM
Bùi Thị Phan khuê

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hky 2 sinh 6cn 6.doc