I. Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi(1,5đ)
“ Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người ” (Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
Câu 1: Cây tre Việt Nam của nhà báo Thép Mới là lời bình cho một bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
a. Đúng. b. Sai.
TRƯỜNG THCS LỘC NAM ĐỀ THI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 6 Họ và tên: Thời gian: 90’(Không kể phát đề) Lớp 6A Điểm Lời phê của thầy (cô) giáo. TRẮC NGHIỆM (3,5đ) I. Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi(1,5đ) “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người” (Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1: Cây tre Việt Nam của nhà báo Thép Mới là lời bình cho một bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. a. Đúng. b. Sai. Câu 2: Đoạn văn trên mang lại cho em ấn tượng gì về hình ảnh cây tre? a. Dịu dàng và mềm mại. b. Mạnh mẽ và oai hùng. c. Đẹp, thân thuộc và đầy sức sống. d. Duyên dáng và yểu điệu. Câu 3: Phép tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn là : a. Hoán dụ. b. Nhân hoá. c.Aån dụ d. So sánh. Câu 4 : Các từ: Mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai trong đoạn văn thuộc từ loại: a. Số từ b. Danh từ. c. Động từ. d. Tính từ. Câu 5 : Câu văn : “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.” thuộc kiểu câu : a. Câu cảm thán. b. Câu trần thuật đơn. c. Câu cầu khiến. d. Câu nghi vấn. Câu 6 : Những từ nào thể hiện phẩm chất đáng quý của cây tre ? a. Thanh cao. b. Giản dị. c. Chí khí. d. Cả a, b, c đều đúng. II. Nối cột A (tên tác phẩm) với cột B (tên tác giả) cho phù hợp (1đ) Cột A (Tên tác phẩm) Cột B (Tên tác giả) Cô Tô I. Ê – ren – bua Lao xao An – phông – xơ Đô – đê Lòng yêu nước Nguyễn Tuân Buổi học cuối cùng Duy Khán III. Chọn Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông trước mỗi câu(1đ) Thể loại của văn bản Lao xao là hồi kí tự truyện. Câu văn “Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.” là câu miêu tả. Nhân vật kể chuyện trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên là Dế Mèn. Văn tả người không cần phải sắp xếp các chi tiết một cách hợp lí. B. TỰ LUẬN (6,5đ) Câu 1(1,5đ): Nêu đặc điểm giống và khác nhau giữa truyện và kí? Câu 2(1 đ): Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau đây. Cho biết đó là câu miêu tả hay câu tồn tại? Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Chợ Năm Căn ồn ào, đông vui, tấp nập. Câu 3 (4đ): Viết bài văn miêu tả một người bạn thân mà em quý mến. Bài làm ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 6 –HỌC KÌ II Năm học 2007 – 2008 Phần trắc nghiệm (3,5đ) 1a; 2c; 3b; 4d; 5b; 6d (Mỗi câu đúng được 0.25đ) Nối đúng một tác phẩm với một tác giả được 0.25đ Cột A (Tên tác phẩm) Cột B (Tên tác giả) Cô Tô I. Ê – ren – bua Lao xao An – phông – xơ Đô – đê Lòng yêu nước Nguyễn Tuân Buổi học cuối cùng Duy Khán 1Đ; 2S; 3Đ; 4S (Mỗi câu đúng được 0.25đ ) Phần tự luận (6.5đ) Câu 1 (1.5đ): Đặc điểm giống và khác nhau của truyện và kí. Giống nhau(0.5đ) Truyện và phần lớn các thể kí đều thuộc loại hình tự sự. Trong truyện và kí đều có người kể chuyện. Khác nhau (1đ): Truyện - Truyện phần lớn dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả. Do vậy, những gì xảy ra trong truyện không phải đã từng xảy ra trong thực tế. - Trong truyện, thường có cốt truyện và nhân vật Kí - Kí kể về những gì có thực, đã từng xảy ra. - Thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật. Câu 2(1đ): Xác định được CN – VN trong mỗi câu được 0.25đ. Xác định câu miêu tả hay câu tồn tại trong mỗi câu được 0.25đ Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng// mái đình, mái chùa cổ kính. TN VN CN -> Câu tồn tại. 2. Chợ Năm Căn// ồn ào, đông vui, tấp nập. CN VN -> Câu miêu tả. Câu 3: Bài tập làm văn tả một người bạn mà em yêu mến (4đ) Mở bài (0.5đ): Giới thiệu về người bạn mà em sẽ tả và vì sao em lại tả bạn ấy. Thân bài (3đ): Miêu tả cụ thể, chi tiết người được tả. Về: Tuổi tác, hình dáng, trang phục Tính tình, thái độ Lời nói, cử chỉ, hành động Tình cảm dành cho em Kết bài (0.5đ): Cảm nghĩ về người bạn và suy nghĩ của em về tình bạn. Lưu ý: Tuỳ vào từng bài làm cụ thể của HS để cộng, trừ điểm. Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo. Trừ điểm những bài có sai lỗi về câu, dùng từ , diễn đạt, chính tả &
Tài liệu đính kèm: