Đề thi chất lượng học kỳ II môn vật lý lớp 6 năm học: 2010 - 2011

Đề thi chất lượng học kỳ II môn vật lý lớp 6 năm học: 2010 - 2011

Câu 1. Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ?

A. Ròng rọc cố định

B . Đòn bẩy

C. Mặt phẳng nghiêng

Câu 2. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi ?

A. Khối lượng B. Trọng lượng C. Khối lượng riêng

Câu 3: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?

 A. Nhiệt kế rượu B. Nhiệt kế thuỷ ngân

 C. Nhiệt kế y tế D. Cả 3 Nhiệt kế trên đều không dùng được.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chất lượng học kỳ II môn vật lý lớp 6 năm học: 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chất lượng học kỳ II
Môn vật lý lớp 6
Năm học: 2010 - 2011
A. Phần trắc nghiệm 
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em chọn .
Câu 1. Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ?
A. Ròng rọc cố định
B . Đòn bẩy
C. Mặt phẳng nghiêng
Câu 2. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi ?
A. Khối lượng 	B. Trọng lượng 	C. Khối lượng riêng
Câu 3: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
 A. Nhiệt kế rượu	B. Nhiệt kế thuỷ ngân
 C. Nhiệt kế y tế	D. Cả 3 Nhiệt kế trên đều không dùng được.
Câu 4: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A.Rắn, lỏng, khí. 	 B.Khí, lỏng, rắn.
C.Rắn, khí, lỏng. 	 D.Khí, rắn, lỏng.	
Câu 5: Tại sao chỗ tiếp nối của 2 đầu thanh ray đường sắt lại có 1 khe hở?
A.Vì không thể hàn 2 thanh ray được.
B.Vì để lắp các thanh ray được đễ dàng hơn.
C.Vì khi tăng nhiệt độ thanh ray sẽ dài ra.
Câu 6 . Trong nhiệt giai Ferenhai , nhiệt độ của nước đá đang tan là :
A. 320F	B. 212 0C	C. 23 0F
Câu 7 . Trong các đặc điểm sau đây , đặc điểm nào không phải là đặc điểm của sự bay hơi ?
A. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào 
B . Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng 
C.Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với từng chất lỏng .
Câu 8 . Trong các hiện tượng sau đay , hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ?
A. Bỏ một cục nước đá vào trong một cốc nước 
B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu .
Câu 9 . Điền từ ( cụm từ) thích hợp vào chỗ trống :
a/ Tốc độ bay hơi của 1 chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố là : (1)...................................
..........................................................của chất lỏng
b/ Nước sôi ở 1000C . Nhiệt độ này gọi là (2)................. ... Trong khi sôi , nhiệt độ của nước (3)................................
B.Tự lụân: (4,5 điểm)	
Câu 10: Thế nào là sự nóng chảy ? Thế nào là sự đông đặc ? (1,5 điểm)
Câu 11: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? (1 điểm)	
Câu 12: Hãy tính: 300C, 250C tương ứng với bao nhiêu 0F? (2 điểm)
Đáp án và biểu điểm môn vật lý 6
A. Phần trắc nghiệm (5,5 đ)Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
B
B
C
A
C
C
Câu 9.
(1) gió , nhiệt độ , diện tích mặt thoáng
(2)nhiệt độ sôi
(3) không thay đổi
B. Phần tự luận (4,5 đ)
Câu 10. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. (0,75đ)
 Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc .(0,75 đ)
Câu 11. Khi rót nước ra có 1 lượng không khí ở ngoài tràn vào phích . Nếu đậy nút ngay thì lượng không khí này sẽ bị nước trong phích làm nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích 
(0,5 đ) 
 Để tránh hiện tượng này , không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên , nở ra và thoát ra ngoài mộtt phần mới đóng nút lại .(0,5 đ)
Câu 12 . 300C 	= 00C + 300C
	= 320F + (30*1.80F)
	= 320F + 540F
	= 860F
 250C 	= 00C + 250C
	= 320F + (25*1.80F)
	= 320F + 450F
	= 770F

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi hoc ki 2 vat li 6.doc