Trong thời gian gần đây, tình trạng xuống cấp đạo đức, vi phạm pháp luật ở một bộ phận học sinh trở nên đáng báo động. Nạn bạo lực học đường, hiện tượng học sinh gian dối trong việc thi cử, nói tục, chửi bậy, vi phạm luật lệ an toàn giao thông trở nên nhức nhối. Rồi tình trạng học sinh sa đà vào tệ nạn cờ bạc, cá độ bóng đá, sát phạt nhau bộ lực học đường, ham mê trò chơi điện tử lan rộng ở trường học, khiến cho tỷ lệ học sinh hư, học sinh vi phạm kỷ luật, pháp luật có chiều hướng tăng.
VẬN DỤNG MỘT SỐ BÀI BÁO ĐỂ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH I/ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong thời gian gần đây, tình trạng xuống cấp đạo đức, vi phạm pháp luật ở một bộ phận học sinh trở nên đáng báo động. Nạn bạo lực học đường, hiện tượng học sinh gian dối trong việc thi cử, nói tục, chửi bậy, vi phạm luật lệ an toàn giao thông trở nên nhức nhối. Rồi tình trạng học sinh sa đà vào tệ nạn cờ bạc, cá độ bóng đá, sát phạt nhau bộ lực học đường, ham mê trò chơi điện tử lan rộng ở trường học, khiến cho tỷ lệ học sinh hư, học sinh vi phạm kỷ luật, pháp luật có chiều hướng tăng. Môn giáo dục công dân ở THCS là một môn học vừa có tính lí thuyết vừa có tính chất thực hành. Chủ yếu là thực hành trên cơ sở vận dụng vào trong thực tế cuộc sống. Môn GDCD đã giúp các em hiểu được các phạm trù đạo đức pháp luật để áp dụng thực hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng học sinh chúng ta còn có quan niệm rằng: Môn GDCD là một môn phụ nên các em có thái độ coi nhẹ môn học và cảm thấy nhàm chán, đơn điệu, lại thêm hệ thống giáo trình phục vụ môn học nghèo nàn, khô cứng, làm giảm hứng thú cho cả cho giáo viên và học sinh tâm lí thực tế, giáo viên ngại dạy học sinh không thích học, dẫn đến hiệu quả môn học chưa được như mong muốn. Từ thực trạng nhận thức về đạo đức, pháp luật hời hợt, nông nổi, như vậy dẫn đến nhiều học sinh, sinh vi phạm kỷ luật, pháp luật. Để có sự chuyển biến tích cực hơn thì một vấn đề đặt ra cho bản thân tôi dạy môn công dân là làm thế nào để đổi mới phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân, giáo dục pháp luật sao cho phong phú, sinh động, giúp học sinh dễ cảm nhận, tiếp thu hấp dẫn lôi cuốn học sinh tham gia vào hoạt động của thầy, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.Vì vậy, khi giảng dạy môn GDCD đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực hiện nay. Người giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động của học sinh sao cho kích thích được sự lỗ lực hoạt động, suy nghĩ, tìm tòi,tự khai thác thông tin, tự kiến tạo tri thức và các em tham gia nhiệt tình hào hứng vào giờ học. Tất cả các bài học học sinh tiếp thu được ở trên lớp nó được phản ánh khá rõ nét trong cuộc sống hàng ngày của các em và việc chấp hành pháp luật của nhà nước . Xuất phát từ cơ sở trên nên tôi chọn chuyên đề : “Vận dụngmột số bài báo để giáo giáo ý thức pháp luật cho hoc sinh” II/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, pháp luật là một việc làm thường xuyên và cần thiết nhất là đối với thế hệ học sinh vốn dĩ các em rất hiếu động nên dễ bị chi phối trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Thông qua các bài giảng trên lớp để giáo dục ý thức học sinh là một việc làm cần thiết nhằm giúp học sinh hình thành những hành vi, thói quen sống theo pháp luật. Đề tài này sẽ đề cập đến những kinh nghiệm quý báu trong việc rèn luyện ý thức pháp luật thông qua môn môn GDCD góp phần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục học sinh đúng như nhiệm vụ của bộ môn Giáo dục công dân. Việc đổi mới Phương pháp dạy học giáo viên giữ vai trò chủ đạo tổ chức cho hoạt động của học sinh. Mối quan hệ giữa dạy và học rất chặt chẽ. Dạy học tức là dạy việc học và dạy cách học, đối tượng là học sinh các em là chủ thể của quá trình tiếp thu tri thức nên đòi hỏi người dạy học phải chủ động tích cực có phương pháp để lôi cuốn học sinh vào bài học thì bản thân giáo viên sẽ sử dụng đồ dùng trực quan là những tranh ảnh từ các bài báo có tính chất thời sự nóng bỏng. Bởi vì đặc thù của môn GDCD là các tri thức, chuẩn mực, kỹ năng của nó đều gắn chặt với các sự kiện và tính chất cuộc sống hàng ngày cho nên ta lấy những sự kiện trong thực tế cuộc sống qua hình ảnh thông tin trên báo để học sinh dễ hiểu dễ nhớ. Khi học sinh đã ý thức được giáo viên bắt đầu đi vào tổ chức hoạt động nhận thức dẫn dắt cho học sinh lĩnh hội các kiến thức . Ví dụ:Trong bài “Thực hiện trật tự an toàn giao thông’’ phần vào bài ta có thể đưa ra một bài báo về một vụ tai nạn giao thông gần đây nhất để học sinh quan sát và học sinh thấy được sự thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra. Giáo viên cung câp số liệu chính xác từ báo tuổi trẻ về tai nạn giao thông của địa phương, huyện, tỉnh , cả nước cho học sinh nhận xét và đi đến kết luận tai nạn giao thông là một thảm hoạ. Từ thông tin hình ảnh trên học sinh phải thấy được rằng mình phải thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông cũng chính là chấp hành tốt pháp luật. Bài:Bảo vệ di sản văn hoá lớp 7 Học sinh thấy được trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã có những đóng góp đáng tự hào vào nền văn hóa thế giới, kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán, giá trị văn hóa nghệ thuật, kinh nghiệm vươn lên thoát khỏi đói nghèo Đặc biệt VN đóng góp vào kho tàng văn hóa thế giới những di sản văn hoá vật chất, phi vật chất: quần thể di tích Cố đô Huế, vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ bàng, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, dân ca quan họ Bắc Ninh. .. Giáo viên đưa ra số hình ảnh thông tin trên các báo để học sinh thấy được giá trị của di sản văn hoá từ đó mỗi người cần có trách nhiệm cần bảo vệ thành tựu văn hóa di sản của dân tộc mình. Bài báo: Vụ Ông Lê Đồng xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơ đã bán ngôi nhà Cổ Qua bài học học sinh cần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với di sản của đất nước phải biết chấp hành tốt luật di sản là bảo vệ di sản Bài dạy:Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Giáo dục học sinh có lòng tự hào dân tộc, có ý thức bảo vệ, tìm hiểu thấu đáo những thành tựu văn hóa của dân tộc mình để có thể quảng bá với các dân tộc khác; biết kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá mà ông cha ta tạo dựng. Tuy nhiên, hiện nay có một số HS nhận thức vấn đề trên chưa tốt, sự hiểu biết còn lệch lạc, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc chưa cao cho nên còn học đòi, bắt chước theo cách ăn mặc của các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc: áo sơ mi ngắn, bó sát người, quần ôm đáy sệ, tóc nhuộm đủ màu, thích dùng hàng ngoại hơn hàng nội, và cho rằng như thế mới là sành điệu, là mốt. Lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền; vi phạm đạo đức, phá hoại truyền thống dân tộc, sản phẩm văn hoá đồi truỵ, cách ăn mặc chạy theo mốt của các siêu sao. Giáo viên đưa ra hình ảnh của Minh Hằng báo tuổi trẻ “ Minh Hằng mặc phản cảm lên sân khấu” bị phạt 3triệu đồng Qua đó thấy vi phạm thần phong mĩ tục là vi phạm pháp luật. Bài: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS - Lớp 8 Giáo viên cần đưa ra con số cụ thể của cả nước. • Tính trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có thêm hơn 100 người bị nhiễm HIV. • Con số trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng đang ngày càng gia tăng. • Cứ khoảng 60 hộ gia đình ở Việt Nam thì có một hộ có một người đang sống với HIV -Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh AIDS. Ước tính hằng năm khoảng 14 000 người đã chết vì AIDS. Đưa ra những hình ảnh của những người mắc phải căn bệnh này( của giáo viên và học sinh) đã sưu tầm trên các báo báo tuổi trẻ,báo an ninh...... Học sinh thấy được sự nguy hiểm của HIV/AIDS biết cách phòng tránh, tham gia những hoạt động phòng chống HIV/AIDS cũng chính là tránh xa ma tuý các trò chơi nguy hiểm bộ lực các tệ nạn xã hội để có cuộc sống bình yên. Bài: Yêu thương con người - Lớp7 Trong thực tế cuộc sống không ít kẻ tồn tại lòng tham, luôn nghĩ đến quyền lợi cá nhân, ích kỷ luôn chỉ biết chăm lo cho cuộc sống của mình mà không nghĩ đến những người xung quanh, sống sung sướng trên sự đau khổ, nghèo đói của người khác, ngoảnh mặt làm ngơ trước những cảnh ngộ đáng thương tâm. Nên giáo dục lòng yêu thương con người là việc làm hết sức có ý nghĩa để các em có lòng nhân ái biêt yêu thương đồng loại Các em thấy được sự khác biệt của người và vật chính là khả năng đồng cảm, nhân ái, chính là lòng yêu thương con người, yêu thương đồng bào, đồng loại. Lòng yêu thương của con người còn thể hiện ở nếp sống không ích kỷ, vụ lợi cho mình không làm hại những người xung quanh. Thể hiện ở sự đồng cảm với những số phận rủi ro, bệnh tật, sống trong cảnh thiếu thốn để tránh những việc làm tổn hại lẫn nhau vi phạm pháp luật. Qua những việc làm của nhân dân ta trong những ngày bão lụt những bát cơm, những viên thuốc đau bụng trao nhau theo dòng nước. Hình ảnh những gói hàng cứu trợ của đồng bào cả nước (Báo Tuổi trẻ ) Hai chuyến xe và mười hai con người của Quận Phú Nhuận ra đi không trở về (Báo Tuổi trẻ ). Ba em bé bơ vơ mất cả ba lẫn mẹ (Báo tuổi trẻ), Câu chuyện Cứu sống hàng chục ngàn người dân của Ông Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Trí Tập (Báo An ninh) Bài: Tự chủ lớp 9 Ngày nay, nhiều học sinh có xu hướng tiếp cận ngày càng nhiều với các phương tiện truyền thông hiện đại đa năng, xa dần các phương tiện truyền thông truyền thống. Rõ ràng là trong môi trường truyền thông đa phương tiện khi tiếp cận dễ dàng với các nguồn thông tin đa chiều, đa dạng và phong phú như vậy bất cứ học sinh nào cũng đứng trước cơ hội và thách thức, có mặt tích cực và tiêu cực do tác động các thông tin mang lại. Nhưng làm sao để học sinh tiếp xúc với môi trường truyền thông đa phương tiện những nội dung xấu về bạo lực, tính dục, trò chơi điện tử không làm tác hại đến việc học tập và hình thành tính cách của học sinh. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tác động của phim, truyện, hình ảnh bạo lực, sex, trò chơi điện tử trên một số kênh truyền hình, những trang web đen trên internet đã có ảnh hưởng tai hại làm thay đổi nhận thức hành vi của một bộ phận học sinh liên quan tới bạo lực học đường, những hành vi không lành mạnh về tính dục, nghiện ngập trò chơi điện tử. Giáo viên cho học sinh thấy rõ những bản tin trên báo, những thống kê trong nhà trường về hành vi học sinh bị tiêm nhiễm bởi các tác hại của các nội dung thông tin tiêu cực như trên đều tập trung vào độ tuổi thanh thiếu niên. Đó là độ tuổi tính cách chưa ổn định nên rất dễ bị tác động từ bên ngoài, các em đang trong giai đoạn biến động lớn về tâm lý, thể chất dẽ bị kích động lôi kéo thiếu tự chủ. Chính vì vậy Giáo viên viên ra một số vụ án thực tế được đăng trên báo 1/ Vụ hai học sinh lớp 8 ở một trường THCS mâu thuẫn nhau trong lớp, chuyện không có gì lớn nhưng kéo dài dẫn đến án mạng, hậu quả là một học sinh chết khi đến trạm xá và một học sinh phải vào trại cải tạo dài hạn. 2/Vụ một học sinh lớp 10 giết chết ông ngoại của mình một cách thê thảm để có tiền chơi “game”. 3/ Vụ một học sinh lớp 8 nghiện game học hành sa sút bị cha mẹ la rầy, em lại thất vọng vì không được trở thành game thủ vô địch trong một trò chơi game nhằm đoạt được kiếm thần nên tự tử. 3/ Vụ một học sinh lớp 11 dùng dao đâm bị thương thầy giáo của mình ngay trong lớp học, giờ học tiếng Anh chỉ vì thầy giáo phê bình học sinh này trong lớp khi làm bài không đạt yêu cầu. 4/Vụ án không đầu Nguyễn Đức Nghĩa. Các vụ việc nêu trên cho chúng ta thấy rằng, học sinh có thể có hai hướng đi tác động tiêu cực: Một là bị nghiện trò chơi điện tử như nghiện ma túý; Hai là bi tiêm nhiểm các tính cách xấu khi lạm dụng các phương tiện thông tin truyền thông. Nguyên nhân là do thiếu tự chủ nên bản thân phải giáo dục hướng dẫn cho học sinh hiểu biết những tác hại của nghiện game, phim, truyện bạo lực, khiêu dâm và cách phòng tránh. Học sinh phải biết nếu biết khai thác, sử dụng tốt các công cụ, phương tiện đa truyền thông thí sách báo, tạp chí, Internetsẽ là người thầy, người bạn cho các em. Ngược lại cũng có thể sẽ là con dao hai lưỡi. Giáo viên viên đưa ra một tấm gương sáng thực tế được đăng trên báo *Nuôi ước mơ bằng nghị lực 1/Lê Thị Đắc Diễm (25 tuổi, P.Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đỗ thủ khoa Trường cao đẳng Sư phạm Nha Trang, 2/Trương Thị Minh Đức, từ mùa hè năm 2010 đến mùa hè năm 2011 bạn đã vào TP.HCM vừa giữ trẻ, làm thêm vừa ôn thi. Giờ đây cô gái mồ côi đã trở thành tân sinh viên của ngành sư phạm tiểu học Trường cao đẳng Sư phạm Nha Trang. 3/Chàng phụ hồ đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Đà Nẵng năm 2011 được nhận 50.000 USD du học nước ngoài Trong từng tiết dạy hằng ngày, giáo viên cần cân nhắc từng bài để đưa một số thông tin báo chí vào cho phù hợp từng bài dạy trên đây bản thân chỉ lấy một số bài để minh hoạ III.KẾT LUẬN: Sau một thời gian áp dụng các giải pháp nêu trên, bản thân tôi đã đạt được những kết quả sau: -Nhờ việc kết hợp sáng tạo các phương pháp cùng với tổ chức các hoạt động, tiết dạy đã mang lại hiệu quả thiết thực, học sinh không những đã nắm được nội dung kiến thức mà còn biết liên hệ, tự đánh giá để xác định những việc nên làm hay nên tránh ....từ đó chất lượng dạy học được nâng cao -Với các hoạt động phong phú của từng tiết dạy làm cho giờ học Công dân trở nên sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn, giáo viên không còn là người thuyết giảng đạo đức chung chung mà là người hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tự khám phá ra tri thức. Từ đó tạo cho học sinh niềm tin, ý thức chủ động, tự giác trong học tập. -Từ những kết quả đó đã đưa đến sự chuyển biến trong ý thức giác ngộ của học sinh, làm giảm hẳn tình trạng vi phạm đạo đức vi phạm pháp luật trong học sinh, góp phần củng cố được nề nếp học tập và hoạt động của các lớp . Môn học GDCD là môn học trực tiếp giáo dục học sinh trở thành những người công dân tốt có ích cho xã hội. Vì thế, chúng tôi xin được trao đổi với các đồng nghiệp một số ý kiến trên góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, những ý kiến đó nó chưa thực sự hoàn hảo mong sự đóng góp của các thầy cô giáo.
Tài liệu đính kèm: