Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa trên các quan sát thực tế, các thí nghiệm, thực hành để rút ra những kiến thức chung, khái quát về các hiện tượng tự nhiên và các qui luật của sinh học.
Song song đó, dạy học theo phương pháp mới, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu, xây dựng giờ học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm của quá trình Dạy- Học, việc dạy thí nghiệm thực hành và rèn kỹ năng thực nghiệm cho học sinh, kích thích óc tìm tòi, nghiên cứu, tích cực tham gia trong quá trình học tập là điều quan trọng và cần thiết trong việc tìm hiểu về bộ môn sinh học ở nhà trường phổ thông.
ïïïïïï ù ïïïïïï Người thực hiện: Ngô Thị Minh Hiền Tổ : HÓA SINH Đơn vị: Trường THCS Thành Phố Bến Tre PHẦN I : MỞ ĐẦU ïï&ïï I/-Bối cảnh đề tài: ï Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa trên các quan sát thực tế, các thí nghiệm, thực hành để rút ra những kiến thức chung, khái quát về các hiện tượng tự nhiên và các qui luật của sinh học. ï Song song đó, dạy học theo phương pháp mới, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu, xây dựng giờ học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm của quá trình Dạy- Học, việc dạy thí nghiệm thực hành và rèn kỹ năng thực nghiệm cho học sinh, kích thích óc tìm tòi, nghiên cứu, tích cực tham gia trong quá trình học tập là điều quan trọng và cần thiết trong việc tìm hiểu về bộ môn sinh học ở nhà trường phổ thông. II/-Lý do chọn đề tài: ï Sinh học 6 nghiên cứu chủ yếu về thực vật, về sự sinh trưởng, phát triển của thực vật, về các quá trình quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước, nảy mầm của hạt, sự dài ra của thân, sự vận chuyển các chất trong thân, để hiểu được các quá trình này cần phải qua tiến hành các thí nghiệm. ïVậy làm thế nào cho học sinh nắm vững được các thao tác tiến hành thí nghiệm, mục đích thí nghiệm và biết cách thiết kế một thí nghiệm đơn giản phục vụ cho học tập, tham gia tích cực trong giờ học Sinh học, và biết cách tự học tự nghiên cứu sau này? ïĐó là lý do bản thân chọn đề tài: "Một vài kinh nghiệm trong giảng dạy thí nghiệm chương trình sinh học 6" II/- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ cho các tiết giảng dạy có tiến hành thí nghiệm của chương trình sinh học 6: Thân dài ra do đâu? Vận chuyển các chất trong than; Quang hợp; Hô hấp; Thoát hơi nước; Hạt và các bộ phận của hạt; Điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt, - Đối tượng: học sinh lớp 6. III/- Mục đích nghiên cứu: Học sinh nắm được mục tiêu, đối tượng, các bước tiến hành và giải thích được kết quả thí nghiệm, trên cơ sở đó rút ra các kiến thức chung, tổng quát về điều cần nghiên cứu và từ đó vận dụng vào giải thích thực tế hoặc sản xuất ở gia đình, địa phương. V/- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: - Nghiên cứu dựa trên việc thực hiện các thí nghiệm phục vụ cho học tập bộ môn của học sinh ở từng lớp à học sinh tích cực tham gia giờ học, tìm tòi, nghiên cứu khoa học, giải thích tốt các ứng dụng trong thực tiễn đời sống. PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI I/ Cơ sở lý luận: Năm học 2011 – 2012, là năm tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị với yêu cầu đặc thù của ngành là gắn chặt với các cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mặt khác “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” Trích: “Chương trình giáo dục phổ thông”, ban hành kèm theo quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. II/ Thực trạng của vấn đề: Sinh học là môn học khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học vừa có ở kênh chữ, vừa có ở kênh hình, vật mẫu thật và trong các thí nghiệm. Do đó, dạy học sinh học không chỉ có tranh ảnh, vật mẫu, mà còn phải tiến hành các thí nghiệm và thực hành. Nhưng với đa số các em học sinh, việc tiến hành thí nghiệm được xem là không cần thiết, các em nghĩ rằng chỉ cần học thuộc những gì ghi nhận trong lớp là xong. Tiến hành thí nghiệm vừa mất thời gian, vừa phải mang vào lớp, làm không thành công thì bạn chọc ghẹo. Không có thí nghiệm cô vẫn dạy được như thường và mình vẫn thuộc bài. Nên việc thực hiện yêu cầu của giáo viên, về chuẩn bị thí nghiệm học tập, thì nhiều học sinh chuẩn bị cho có hay để được điểm cộng và không bị thầy cô la rầy. Các em có thói quen tiến hành một cách qua loa, chiếu lệ như: thời gian tiến hành thí nghiệm không đủ, điều kiện thí nghiệm không đúng, vật mẫu thí nghiệm không đạt yêu cầu, ... Các em chưa thật sự tích cực và có kỹ năng hoạt động theo nhóm, chưa quen với việc tự mình làm chủ, tiến hành thực nghiệm để tìm ra kiến thức, khắc sâu kiến thức cần nhớ. III/ Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: 1. Biện pháp chung: - Môn sinh học nói chung và sinh học 6 nói riêng, thì việc giáo viên sử dụng vật mẫu thật, tranh ảnh, mô hình, thí nghiệm. vừa có tác dụng trực quan hóa các nội dung kiến thức, vừa mang tính minh họa, vừa là nguồn cung cấp tri thức quan trọng cho học sinh và giúp các em học sinh tham gia tích cực hơn trong giờ học. - Học sinh chuẩn bị tốt thí nghiệm, tự mình thực hiện thí nghiệm, là cơ sở để hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho các em, tạo điều kiện cần thiết cho học sinh khả năng tự giác học tập, biết tự tìm hiểu, phát hiện kiến thức. 2. Biện pháp cụ thể: * Giáo viên cần khuyến khích, động viên, kích thích óc tìm tòi, quan sát, tạo hứng thú trong việc chuẩn bị thí nghiệm cho tiết học bằng cách: * Yêu cầu học sinh nắm được các bước tiến hành và làm thành công một số thí nghiệm đơn giản trong chương trình học: thí nghiệm chứng minh sự dài ra của thân là do ngọn, thí nghiệm vận chuyển nước và muối khoáng nhờ mạch gỗ, thí nghiệm chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá, chuẩn bị vật mẫu trong tìm hiểu các bộ phận của hạt, thí nghiệm về các điều kiện nảy mầm của hạt. Từ việc tiến hành thí nghiệm biết nhận xét kết quả và rút ra kết luận thông qua thí nghiệm à kiến thức cần tiếp thu. * Nêu cụ thể đối tượng thí nghiệm, mục đích thí nghiệm, thời gian thí nghiệm và các yêu cầu cần đạt được qua thí nghiệm. * Yêu cầu các em làm việc theo tổ, nhóm, nắm các bước tiến hành thí nghiệm, làm thí nghiệm và mang vào lớp các thí nghiệm đã thực hiện. * Giới thiệu nội dung tham khảo của SGK để học sinh vận dụng trong khi tự tiến hành thí nghiệm. * Giờ học giáo viên chú ý tối đa tới việc sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm nhóm đã thực hiện, đưa thí nghiệm đúng lúc, để học sinh thấy được sự quan trọng của thí nghiệm cho bài học, tạo sự hứng thú, sinh động trong giờ học và giúp các học sinh khác nắm được kiến thức qua thí nghiệm. * Học sinh hoặc nhóm làm được thí nghiệm tốt, có giá trị trực quan tốt, giáo viên cần khen ngợi và động viên tinh thần tham gia tích cực trong giờ học của học sinh hay nhóm bằng cách ghi điểm cộng. Nhóm hay học sinh chưa làm tốt có có lưu ý cách làm, đối tượng hay thời gian tiến hành chưa đúng, giúp phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong giờ học và học sinh tự tin hơn, hứng thú hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học sinh học thực nghiệm. 3. Ứng dụng biện pháp trong giảng dạy: a) Đối với việc chuẩn bị thí nghiệm: Giáo viên lên kế hoạch tiết dạy, hướng thực hiện và các hoạt động cụ thể của học sinh trên lớp, các phiếu học tập, các tình huống sẽ đặt ra cho học sinh, thời gian cần để thực hiện thí nghiệm. Chuẩn bị trước các thí nghiệm cần cho bài dạy, các dụng cụ cần thiết cho việc thực hiện thí nghiệm, thời gian cần để thực hiện thí nghiệm, có tính đến các yếu tố thời tiết nếu là các thí nghiệm cần điều kiện bên ngoài như xem các bộ phận của hạt, điều kiện nảy mầm của hạt, Nếu là thí nghiệm do giáo viên biểu diễn cần chuẩn bị thêm một bộ dụng cụ để học sinh tiến hành các bước thí nghiệm trên lớp trong giờ học. Đặt yêu cầu cụ thể và phân công cho các nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm. b) Trong giờ lên lớp: ï Đối với các thí nghiệm có sự tham gia của học sinh trong thực hiện thí nghiệm: - Kiểm tra việc thực hiện thí nghiệm của học sinh, ghi nhận nhanh kết quả thực hiện của các nhóm: nhóm làm tốt, nhóm làm chưa tốt. - Cho học sinh quan sát thí nghiệm giáo viên đã tiến hành à học sinh so sánh với kết quả nhóm đã thực hiện. - Cho 1 – 2 nhóm học sinh trình bày các bước tiến hành thí nghiệm trên cơ sở nhóm đã thực hiện, nêu kết quả thu được, các nhóm nhận xét bổ sung. - Giáo viên nêu nhận xét tóm tắt các bước chủ yếu trong quá trình tiến hành làm thí nghiệm, nhận xét kết quả thí nghiệm của các nhóm, khen ngợi nhóm làm tốt, hỏi về nguyên nhân thí nghiệm chưa thành công, giải thích cụ thể trên từng thí nghiệm hỏng và rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. Ví dụ: cụ thể trong giảng dạy bài 17: "Vận chuyển các chất trong thân" – Phần 1: Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + GV sau khi kiểm tra và ghi nhận sơ lược kết quả thí nghiệm của các nhóm. Yêu cầu nhóm trình bày thí nghiệm đã tiến hành trước ở nhà chọn những nhóm nào có kết quả tốt. + GV cho HS cả lớp xem thí nghiệm trên cành mang hoa (cành hoa hồng), cành mang lá (cành dâu). Hỏi: Vì cần thực hiện thí nghiệm trên cả cành hoa hồng và cành dâu? + GV hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua cành của nhóm ® quan sát bằng kính lúp (kính hiển vi) ® xác định chỗ bị nhuộm màu à Vì sao có sự khác nhau giữa nơi bị nhuộm màu ở cành hoa hồng và cành hoa huệ? à sự khác nhau về cách sắp xếp bó mạch của thân cây 1 và hai lá mầm. + Cho h/s thảo luận nhóm, cho biết à Phần nào của thân đã bị nhuộm màu ? Vì sao em biết? à Vậy nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân, lá nhờ bộ phận nào của cây? + GV nhận xét, đánh giá cho điểm nhóm trả lời tốt. * GV nêu nhận xét về kết quả thí nghiệm của nhóm làm tốt, làm chưa tốt, cho h/s tự giải thích nguyên nhân à tóm tắt ý chính của hoạt động à kết luận. + HS hoạt động theo nhóm, đại diện nhóm trình bày trước lớp các bước tiến hành TN và kết quả thực hiện của nhóm mình. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - Quan sát. à chứng minh có sự vận chuyển các chất trong thân lên hoa và lá. + H/s cắt lát mỏng ngang cành cả hoa huệ và cành hoa hồng, xem xét nơi bị nhuộm màu. à Nêu nhận xét. + Các nhóm thảo luận - Đại diện 1 ® 2 nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, nhóm khác bổ sung. ï Đối với các thí nghiệm do giáo viên tiến hành mẫu, học sinh chỉ dựa trên quan sát để thu nhận kiến thức. _ Yêu cầu học sinh nghiên cứu các thông tin liên quan đến thí nghiệm như: mục đích thí nghiệm, điều kiện để thực hiện thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm. _ Cho học sinh trình bày các bước tiến hành thí nghiệm thông qua các dụng cụ được giáo viên chuẩn bị sẵn à rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm. _ Cho học sinh quan sát thí nghiệm mẫu đã có kết quả do giáo viên chuẩn bị à trao đổi thảo luận để tìm ra kiến thức được cung cấp thông qua thí nghiệm. Ví dụ: giảng dạy thí nghiệm 1 bài 23 : " Cây có hô hấp không?", chứng minh hiện tượng cây thải ra môi trường khí cácbonic. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh . Thí nghiệm 1 (tr. 77, SGK) : + Cho 1 h/s đọc thông tin < . + Sau khi h/s đọc xong, GV hỏi : Khi để cốc nước vôi trong trong không khí có lớp váng trắng đục mỏng, vì sao? + Cho h/s gạch dưới các từ sau : “ Cốc nước vôi trong để một thời gian, có lớp váng trắng đục mỏng vì trong không khí có khí cacbônic” à chính khí cacbônic làm cho cốc nước vôi trong có váng trắng đục mỏng, điều đó diễn ra như thế nào các em sẽ được học ở chương trình hóa học sau này. + Yêu cầu h/s đđọc thí nghiệm 1 ® nắm cách tiến hành, kết quả của thí nghiệm. à Cho h/s nêu các bước tiến hành thí nghiệm thông qua dụng cụ được giáo viên chuẩn bị sẵn: 2 chuông A, B; 2 tấm kính ướt; 2 cốc nước vôi trong; 1 cây nhỏ trồng trong cốc; 2 túi giấy đen. + Cho một số học sinh quan sát kết quả thí nghiệm 1. q Thảo luận: trả lời các câu hỏi Không khí trong hai chuông có chất khí gì? Vì sao em biết? Vì sao trên mặt cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục dầy hơn? Từ kết quả thí nghiệm 1 ta có thể rút ra được kết luận gì? GV hoàn thiện đáp án à tiểu kết. è Khi không có ánh sáng, cây đã thải ra nhiều khí cácbônic. + HS đọc thông tin < SGK tr.77. + Trả lời câu hỏi. + H/s thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. + Quan sát hình 23.1, đọc thí nghiệm tìm hiểu về chuẩn bị, cách tiến hành, kết quả. à H/s thực hiện và nêu các bước tiến hành thí nghiệm thông qua dụng cụ có sẵn. + H/s quan sát kết quả thí nghiệm mà g/v đã thực hiện. + H/s thảo luận nhóm nhỏ. Không khí trong hai chuông đều có khí cacbônic, vì trên mặt cốc nước vôi trong 2 chuông đều có lớp váng trắng đục. Lớp váng trắng trên mặt cốc nước vôi trong chuông A dày hơn vì trong chuông có nhiều khí cacbônic hơn. Cây đã thải ra nhiều khí cácbônic. IV/- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Về phía Giáo viên: Vận dụng tốt hơn phương pháp đặc trưng bộ môn vào giảng dạy và giúp được cho học sinh phát triển tư duy từ thực hành, thí nghiệm (trực quan cụ thể) à khái quát hóa các kiến thức cần nhớ và ghi nhận trong học tập, từ đó biết vận dụng vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tế cuộc sống. Về phía Học sinh: Hứng thú trong việc chuẩn bị các thí nghiệm và trong khi tham gia thực hiện thí nghiệm, các em nắm được các bước tiến hành, đối tượng thí nghiệm, trên cơ sở đó tìm hiểu mục đích thí nghiệm đồng thời dựa vào kết quả, suy nghĩ đến nội dung kiến thức cần thu nhận. Trong quá trình thực hiện đa số học sinh các lớp dạy dựa trên cơ sở quan sát và trực tiếp làm thí nghiệm, các em đều nắm được các bước tiến hành và biết rút ra kết luận từ thực tế. So sánh giữa các lớp nếu lớp các nhóm đều làm thí nghiệm, có sự so sánh giữa các nhóm thì học sinh không quên cách làm thí nghiệm cũng như ghi nhớ tốt, lớp không làm thí nghiệm mà chỉ quan sát thí nghiệm GV hay hình ảnh SGK thì khả năng ghi nhớ của các em kém hơn. - Kết quả đạt được: Chất lượng Giỏi Khá Trung bình Yếu - Kém Năm học 2009 - 2010 225/319 70,5% 69/319 21,6% 21/319 6,6% 5/319 1,3% Năm học 2010 - 2011 137/176 77,8% 34/176 19,3% 6/176 1,8% 2/176 1,1% Học kỳ I năm học 2011 - 2012 253/315 80,3% 41/315 13% 16/315 5,1% 5/315 1,6% PHẦN III : KẾT LUẬN I/- Những bài học kinh nghiệm: Qua quá trình giảng dạy, vận dụng đề tài "Một vài kinh nghiệm trong giảng dạy thí nghiệm chương trình sinh học 6", bản thân rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Tâm lý học sinh cấp THCS, nhất là học sinh lớp 6 các em thay đổi môi trường mới, dù chững chạc hơn nhưng các em còn rất hiếu động, mặt khác việc học tập, ghi nhớ vẫn còn thiếu trình tự. Để các em nắm kiến thức được tốt, cần có các phương pháp giảng dạy phù hợp lứa tuổi và tâm sinh lý các em, cụ thể là thông qua trực quan trên cơ sở quan sát, thực hiện để thu nhận kiến thức. Trong quá trình thực hiện, GV dễ dàng vận dụng phương pháp dạy học mới vào giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, kích thích học sinh tham gia tích cực trong giờ học, đồng thời biết cách nghiên cứu khoa học thông qua thực hiện thí nghiệm, rèn kỹ năng thí nghiệm thực hành. Mặt khác để giờ học có hiệu quả thì khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh là điều không thể xem nhẹ. Giáo viên cần có kế hoạch cụ thể cho việc chuẩn bị của học sinh, yêu cầu học sinh ghi nhận để thực hiện, thời gian cần thiết để thực hiện. Bản thân giáo viên cũng phải nghiêm túc trong việc làm thí nghiệm mẫu, nghiên cứu các phương cách biện pháp để lôi kéo thu hút các em hoạt động tích cực trong học tập, trong việc tìm tòi nghiên cứu tự nhiên. Trong giờ học phải làm sao cho học sinh chú ý, tích cực tìm hiểu nghiên cứu khoa học, ghi nhận, khen ngợi các học sinh tích cực trong hoạt động, phê bình học sinh chưa nghiêm túc và hướng các em vào hoạt động chung của lớp. Ghi điểm cho nhóm hoặc cá nhân tích cực và thực hiện tốt thí nghiệm có kết quả tốt hoặc kết quả có các tình huống cần khai thác. Ví dụ khi dạy bài "Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm" khi đối chiếu giữa thí nghiệm của giáo viên – học sinh hoặc học sinh – học sinh, có những thí nghiệm kết quả không giống với kết quả giáo viên hoặc đa số nhóm thực hiện, điều đó tạo nên tình huống cần giải quyết và đặt ra câu hỏi cho học sinh suy nghĩ. Như thí nghiệm 2 tìm hiểu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự nảy mầm của hạt, có nhóm sau khi thực hiện theo hướng dẫn, kết quả tất cả các hạt đều nảy mầm và nảy mầm rất đẹp, vậy nguyên nhân do đâu à các em đã chưa tuân thủ nghiêm các yêu cầu đặt ra trong thí nghiệm à ảnh hưởng đến kết quả. Những thiếu sót đó giúp các em nhận ra cần cẩn thận trong tiến hành và thực hiện chính xác các yêu cầu mới thu được kết quả như mong muốn. Điều đó cũng cho thấy khi hướng dẫn học sinh thực hiện cần nhấn mạnh các yêu cầu cụ thể để thực hiện thí nghiệm tốt, có kết quả như mong muốn. II/- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học Sinh học nhất là giảng dạy các thí nghiệm là một vấn đề tương đối khó, do điều kiện cơ sở vật chất, do ảnh hưởng của môi trường dẫn tới thí nghiệm đôi khi không đạt kết quả mong muốn, chính vì lẽ đó bản thân luôn cố gắng bằng tất cả khả năng có được để đầu tư, nghiên cứu, lựa chọn phương pháp dạy học hợp lý vào từng bài có thí nghiệm, từng hoạt động dạy học trong bài, giúp các em tự nguyện, tự giác và hứng thú học thật tốt môn Sinh học 6, tham gia tích cực trong giờ học, nắm chắc được mục đích, đối tượng nghiên cứu và kiến thức cần lĩnh hội qua tư duy thực nghiệm khoa học. Đồng thời dạy các thí nghiệm hay thực hành sinh học có thể dễ dàng vận dụng phương pháp dạy học mới thông qua việc chuẩn bị của học sinh, việc tham gia thực hiện thí nghiệm, thực hành và học tập tích cực trong giờ học, giúp phát triển tư duy thực nghiệm, đồng thời phát triển kỹ năng thực hành, thí nghiệm đáp ứng yêu cầu đổi mới quá trình dạy-học, học đi đôi với hành. Giúp giáo viên luôn chủ động, sáng tạo trong vai trò người hướng dẫn các em học tập. Giáo viên luôn có nhu cầu đòi hỏi phải cập nhật kiến thức, tự học, tự rèn, ứng dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp từng loại bài. Luôn học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và tận tâm trong hướng dẫn, giúp đỡ các em học sinh học tập. Giúp học sinh tự tin vào bản thân, tự mình tìm ra con đường đi tới kiến thức. Bồi dưỡng năng lực tự học, lòng yêu thích tự nhiên, môn học, vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống. Giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. III/- Khả năng ứng dụng triển khai: Trên đây là vài kinh nghiệm bản thân thu nhận được trong quá trình vận dụng để giảng dạy các thí nghiệm của chương trình Sinh học 6. Những kinh nghiệm trên có thể chưa hoàn thiện đầy đủ nên đề tài này có thể được các đồng nghiệp đánh giá, vận dụng và hoàn thiện hơn bằng kinh nghiệm của chính bản thân mỗi giáo viên. Đề tài nghiên cứu cũng có thể được ứng dụng và triển khai trong chương trình sinh học 8, đối với những bài có thí nghiệm. Để hoàn thành đề tài, bản thân cũng chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp chân tình của quí thầy, cô đồng nghiệp tổ Hóa Sinh trường THCS Thành Phố Bến Tre. Bến Tre, ngày 28 tháng 01 năm 2012 Người viết Ngô Thị Minh Hiền TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Sinh học 6 – Nhà xuất bản giáo dục. 2. Sách giáo viên Sinh học 6 – Nhà xuất bản giáo dục. 3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III Môn Sinh học (2004 – 2007) – Nhà xuất bản giáo dục. 4. Hướng dẫn số 24/HD-SGD&ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre về tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá SKKN 5. Dạy môn Sinh học 6 theo chương trình THCS mới. 6. Sách thiết kế bài giảng sinh học 6. 7. Sách thực hành sinh học 6. 8. Các kiến thức liên quan trong lĩnh vực dạy học Sinh học. MỤC LỤC Trang Phần mở đầu I / Bối cảnh của đề tài 2 II/ Lí do chọn đề tài 2 III/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2 IV/ Mục đích nghiên cứu 3 V/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 3 Phần nội dung I/ Cơ sở lý luận 3 II/ Thực trạng của vấn đề 3 III/ Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 4 IV/ Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 8 Phần kết luận I/ Những bài học kinh nghiệm 9 II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 10 III/ Khả năng ứng dụng triển khai 11
Tài liệu đính kèm: