Đề tài Một số biện pháp để thực hiện tốt tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp ở khối 6

Đề tài Một số biện pháp để thực hiện tốt tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp ở khối 6

 Đổi mới phương pháp dạy học ở THCS hiện nay đã và đang thu được nhiều kết quả tốt, dựa vào đặc thù của từng môn có nhiều cách đổi mới chương trình và sách giáo khoa, phương pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều hướng đến một đối tượng duy nhất đó là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, xử lí và thu thập thông tin . Và để cho học sinh dễ dàng thích nghi với chương trình học tập mới này thì không thể không nhắc tới chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp ở cấp THCS, đây là nội dung không thể thiếu trong chương trình học của các em, giúp các em thông qua đó có thể tiếp thu kiến thức, tri thức tốt hơn.

doc 18 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2790Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp để thực hiện tốt tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp ở khối 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. TÊN ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT TIẾT HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở KHỐI 6
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Đổi mới phương pháp dạy học ở THCS hiện nay đã và đang thu được nhiều kết quả tốt, dựa vào đặc thù của từng môn có nhiều cách đổi mới chương trình và sách giáo khoa, phương pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều hướng đến một đối tượng duy nhất đó là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, xử lí và thu thập thông tin . Và để cho học sinh dễ dàng thích nghi với chương trình học tập mới này thì không thể không nhắc tới chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp ở cấp THCS, đây là nội dung không thể thiếu trong chương trình học của các em, giúp các em thông qua đó có thể tiếp thu kiến thức, tri thức tốt hơn.
Đối với học sinh lớp 6, các em là lứa học sinh đầu cấp cho nên các em còn quá mới mẽ, bỡ ngỡ với thầy cô, mái trường, bạn bè. Các em được tiếp xúc nhiều bạn bè, gặp nhiều thầy cô hơn, các môn học cũng nhiều hơn, lượng kiến thức đòi hỏi học sinh tiếp thu so với tiểu học thì quá nhiều do vậy các em phải có sự nổ lực, phấn đấu hết mình mới có thể đạt được kết quả như mong muốn. Tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ giúp các em rèn luyện, phấn đấu, tạo nên niềm đam mê học tập, học hỏi để thích nghi với môi trường với đáp ứng yêu cầu giáo dục của khối lớp 6 các em.
	Từ đó, Tôi nhận thấy rằng người giáo viên phải nhận rõ vị trí, via trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp mà cụ thể là tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy và học ở nhà trường. Nếu thực hiện tốt tiết học này thì hiệu quả giáo dục ở học sinh khối 6 sẽ đạt nhiều kết qủa tốt, các em sẽ có sự phấn đấu hơn trong học tập, rèn luyện cũng như tạo được thói quen nề nếp trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ngay từ lớp 6. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này. 
Vì cách nhìn còn hạn hẹp trong phạm vi trường THCS Thái Phiên và nắm bắt tình hình trong trường nên tôi chọn đề tài này. Bởi vậy, đề tài này chỉ áp dụng trong khối 6 ở trường THCS Thái Phiên.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN : 
* Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở giúp học sinh:
 + Về kiến thức: Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học trên lớp, liên hệ thực tế những kiến thức đã học với đời sống hằng ngày.
 + Về kĩ năng: Bồi dưỡng những kĩ năng cơ bản, quan trọng cho ấc em như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết tình huống, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng vận dụng, củng cố những kiến thức đã học về lịch sử, văn hóa xã họi .
 + Về thái độ: 
 . Kích thích sự ham học hỏi, tìm tòi để bổ sung nguồn kiến thức cho bản thân, tạo thái độ đúng đắn, tình cảm thực sự yêu quý thầy cô, mái trường, bạn bè
 . Tích cực thể hiện sự hứng thú với các hoạt hộng, thể hiện sự vui mừng khi được công sức của mình vào phong trào chung của cả lớp, hoạt động của tập thể ...
IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1/ Thực trạng dạy học tiết hoạt động NGLL ở khối 6 hiện nay:
- Tiết HĐNGLL ở nhiều lớp tổ chức chưa tốt, chưa hiệu quả.
- Hình thức tổ chức, nội dung tổ chức hoạt động nhiều lúc còn đơn điệu, khô khan không cuốn hút học sinh.
- Một số tiết HĐNGLL được tổ chức qua loa, lấy lệ, cho xong chú không có sự đầu tư, chuẩn bị kĩ.
- Nhiều học sinh còn thụ động, ngơ ngác khi tham gia tiết học này.
- Một số học sinh còn làm việc riêng, không chú ý họa động.
- Khả năng tìm tòi, vận dụng kiến thức để phục vụ cho nội dung hoạt đông ở học sinh khối 6 còn hạn chế, ví dụ như các nhân vật lịch sư, các anh hùng liệt sỹ, các chiến sĩ cách mạng, các bài hát...
- Chưa có người điiều khiển, tổ chức thực thụ, có năng lực tốt trong quá trình tham gia, tổ chức hoạt động.
- Không có sự liên kết tốt giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để phục vụ cho tiết HĐNGLL.
- Điều kiện tổ chức, phục vụ cho tiết hoạt động còn thiếu như: tư liệu về các nội dung hoạt động, cơ sở vật chất cho tiết dạy.
- Việc đánh giá kết quả hoạt động của học sinh còn sơ sài, không được chú trọng nhiều khiến các em mất dần động cơ, hứng thú trong hoạt động.
2/. Nguyên nhân của thực trạng:
a/ Đối với học sinh:
- Là học sinh đầu cấp nên các em còn quá nhiều bỡ ngỡ, xa lạ với mọi người xung quanh, rụt rè trong giao tiếp, trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể.
- Bước đầu làm quen với tiết HĐNGLL các em càng bỡ ngỡ hơn về cách thức, phương thức tổ chức cũng như tham gia hoạt động dẫn đến các em thụ động , ngồi yên tại chỗ, ít sôi nổi hoặc thờ ơ với các hoạt động làm cho học sinh ngày càng nhàm chán tiết học này.
- Trong tập thể lớp, hầu hết ít có học sinh nào có ngay lập tức được năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động, năng lực tự quản từ đó có thể điều khiển được hoạt động mà tiết học này là do các em tổ chức.
- Học sinh khối 6 còn quá nhỏ, quá bở ngỡ nên chưa có sự nhạy bén, chưa có khả năng xử lí tình huốngtrong quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động.
- Nhiều nội dung hoạt động ,người điều khiển chưa nắm bắt hết nội dung kiến thức như trong các cuộc thi giữa các tổ, các bạn trong lớp nên bối rối, lúng túng. Ví dụ như không thể trả lời, giải đáp câu hỏi của bạn trong một cuộc đố vui...
- Đối với nhiều nội dung chủ đề, chủ điểm các em thường ít về nhà sưu tấm tư liệu liên quan đê tham gia vào các hoạt động đó thờ ơ, không chú ý, không tham gia vào hoạt động.
- Kĩ năng giao tiếp của học sinh khối 6 còn hạn chế nên không có sự logich trong tiết hoath động ở người điều khieern lẫn người tham gia.
b/ Đối với giáo viên:
- Nhiều GVCN còn thờ ở với tiết HĐNGLL trong nhà trường.
- Sự chuẩn bị của GVCN chưa tốt cho tiết hoạt động cho nên nội dung của tiết hoạt động còn nghèo nàn, không cuốn hút học sinh chủ động tham gia.
- GVCN chưa linh động về nội dung, phương thức hoạt động chưa đúng đối tượng. nên tiết hoạt động còn khô khan, không tạo được hứng thú cho học sinh.
- GVCN chưa có sự đầu tư tốt về giáo án, linh hoạt về nội dung, chưa có hướng giải quyết để thực hiện tốt tiết HĐNGLL ở khối 6 trong tình hình thực tế nhà trường ,địa phương.
- Trong những tháng đầu , giáo viên không kịp thời phát hiện những học sinh có năng lực tổ chức điều khiển hoạt động , từ đó bồi dưỡng cho các em có khả năng tự quản của mình. 
- Nhiều giáo viên còn chủ quan khoán trắng, giao phó hoàn toàn cho ban cán sự lớp tự tổ chức hoạt động nên không kịp thời giải quyết, điều chỉnh tình huống bất chợt xảy ra. 
- GVCN chỉ mới tổ chức tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp trong một không gian bó hẹp là ở trong phòng học, không có sự thay đổi về không gian sinh hoạt nên dần dần học sinh nhàm chán mà học sinh khối 6 thì nếu tổ chức có sự thay đổi ví dụ như ỏ ngoài trời hay tại một điểm nào đó thì học sinh rất hứng thú và hào hứng tham gia. 	
Đây là vấn đề đã được nói đến nhiều nhưng ở một số giáo viên tổ chức chưa có hiệu quả, thực trạng tiết hoạt động NGLL ở khối 6 còn nhiều hạn chế, cho nên tôi thực hiện đề tài này nhằm giúp cho giáo viên có thể tổ chức tốt hơn tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp ở khối 6. 
	V. NỘI DUNG:
 Từ những nguyên nhân trên, để thực hiện tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 6 ngày một tốt hơn tôi nhận thấy có một sô hướng giải quyết như sau:
1. Sự nhìn nhận của GVCN ( Anh chị phụ trách )
- Giáo viên phải nhận thấy rõ vai trò, vị trí và những đặc trưng cơ bản của hoạt động ngoài giờ lên lớp trong giáo dục học sinh, nhất là học sinh khối 6. Phải thấy rõ tầm quan trọng của tiết học này giúp cho những học sinh mới bước vào mái trường THCS có được hoạt động chơi mà học, học mà chơi vô cùng lý thú và ý nghĩa, giúp các em hòa nhập dần với môi trường mới từ đó dẽ dàng phấn đấu học tập rèn luyện.
- Giáo viên nên chú ý nhiều đến đối tượng học sinh khối 6, các em còn nhỏ tuổi, ham chơi, nhiều em chưa có sự suy nghĩ, chưa có động cơ học tập đúng đắn. Nên chính tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hướng các em vào tập thể xây dựng động cơ học tập tốt cho các em, tạo niềm đam mê học tập cho học sinh, các em sẽ dần dần hòa nhập vào môi trường mới và có sự thi đua cố gắn học tập tốt hơn.
- Giáo viên phải thấy rằng chính tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp là tiết ôn tập, củng cố, bổ sung kiến thức đã học trong nhà trường có hiệu quả nhất, tốt nhất nếu chúng ta xây dựng mô hính hoạt động phù hợp với chủ điểm của tháng vừa lồng ghép nội dung kiến thức để ôn tạp cho học sinh.
- Để có tiết hoạt động ngoài gời lên lớp có hiệu quả trong trường THCS ở các khối 7,8,9 sau này thì sự tổ chức tiết hoạt động ở khối 6 là tiền đề và có tầm quan trọng nyuw thế nào và ảnh hưởng như thế nào nếu giáo viên xem nhẹ.
* Từ đó, nếu GVCN ( anh chị phụ trách) nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của tiết học này thì sẽ có những biện pháp tổ chức, sự đầu tư, chú trọng đến tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp và như thế tiết hoạt động NGLL sẽ ngày một phát huy hiệu quả hơn và từ đó bản thân học sinh sẽ có động cơ, thái độ học tập tốt hơn xây dựng, hình thành cho học sinh có nhiều kỹ năng hoạt động hơn. 
2. Các biện pháp thực hiện của GVCN ( anh chị phụ trách)
a. Soạn giáo án tiết hoạt động NGLL
- Giáo viên cần nghiên cứu trước chương trình một cách kỹ càng, xác định mục tiêu của từng chủ điểm, chủ đề và tình hình thực tế của lớp, của trường từ đó đề ra cách thức phương thức hoạt động phù hợp với từng nội dung.
- Chú ý tới phương thức hoạt động phù hợp với khả năng của học sinh để tạo điều kiện cho sự phát triển của các em. Giáo viên cần kết hợp nhiều phương thức khác nhau giúp học sinh từ chổ tập làm quen đến việc tự mình có thể tham gia, tổ chức và điều khiển hoạt động nhằm hình thành và phát triển năng lục tự quản của các em.
- Giáo viên tìm tòi, sưu tầm các tài liệu liên quan đến hoạt động như các tư liệu về các sự kiện lịch sử quan trong của đất nước, các nhân vật lịch sử , các anh hùng dân tộc, anh hùng lịch sử của đất nước cũng như địa phương để bổ sung vào nội dung hoạt động,
- Để có hình thức nội dung hoạt động đa dạng giáo viên nên kết hợp giữa cá hoạt động chính trị - xã hội, vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao lồng ghép với các nội dung về giáo dục pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội và chú trọng việc lồng ghép với các nội dung trong chương trình dạy học để cho học sinh ôn tập củng cố. Ví dụ:
+ Hình thức đố vui để học. 
+ Thi tìm hiểu về lịch sử, truyền thống
+ Thi văn nghệ giữa các tổ nhóm.
+ Thi kể chuyện. 
+ Hái hoa dân chủ
+ Thi vẽ tranh
+ Nge nói chuyện với các nhân vật: Thầy cô, chú bộ đội, anh chị khối 7,8,9 học giỏi...
+ Trao đổi phương thức học tập, tự học, học nhóm, đôi ban học tập...
+ Tổ chức trò chơi ngoài trời 
+ Các cuôc tham quan các di tích lịch sử của địa phương
Nhưng giáo viên chú ý là phải phù hợp với lứa tuổi học  ... ...
- Gặp gỡ phụ huynh học sinh tạo nguồn quỹ lớp phục vụ khen thưởng.
- Tìm hiểu ngay lập tức những hành vi của học sinh, tìm hiểu tâm tư nghiện vọng của học sinh từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, giúp các hoà mình vào tập thể ...
VI. KẾT QUẢ:
Sau một thời gian thực hiện các biện pháp trên, cụ thể là năm học 2009-2010 và trong năm học 2010-2011 tôi thấy rằng tiết hoạt động NGLL ở lớp 6 có nhiều chuyển biến rõ rệt: 
	+ Tiết hoạt động NGLL đã trở nên sôi nổi hơn.
	+ Các em đã tích cực tham gia hơn, hào hứng và nhiệt tình trong hoạt động. sự nhàm chán thờ ơ ở học sinh không còn nữa. Hầu như em học sinh nào cũng tham gia nhiệt tình, xung phong trong hoạt động, số học sinh làm việc riêng, thờ ơ không còn nữa.
	+ Sau khi có sự thay đổi thường xuyên hình thức hoạt động thì tiết học trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn, kích thích sự tham gia hào hứng của học sinh cả lớp.
	+ Các em đã có sự nghiên cứu, tìm tòi kỹ các nội dung theo yêu cầu của hoạt động, hào hứng chuẩn bị cho tiết hoạt động của mình. Ví dụ như: Rất khí thế, phấn khởi trong hoạt động văn nghệ, chuẩn bị kiến thức thi đố vui để học...
	+ Tạo được, phát hiện một số em có khả năng tự tổ chức, điều khiển hoạt động, thủ lĩnh trong quá trình hoạt động.
	+ Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể của học sinh được cải thiện một cách rõ rệt.
	+Khắc phục được những khó khăn của lớp, của trường tổ chức tốt, đều đặn tiết hoạt động NGLL ở lớp 6.
	+ Mối liên kết với các lực lượng giáo dục khác được thực hiện tốt.
Tất cả đã tạo ra một tiền đề quan trọng, nền móng vững chắc cho tiết hoạt động NGLL ở các khối lớp trên.
	Qua khảo sát thăm dò ý kiến của học sinh lớp 6 thu được kết quả như sau:
Năm học
Số học sinh thăm dò ý kiến
Yêu thích và có hứng thú
Không yêu thích
Học kì 2
năm 2009-2010
120
100
20
Học kì 1
năm 2010-2011
99
91
08
* Các biện pháp giáo dục tiếp theo.
 Hiện nay, trong năm học 2010-2011, tôi sẽ cố gắn tìm ra các biện pháp thực hiện hoàn chỉnh, tốt hơn để thực hiên tốt tiết hoạt động NGLL ở khối 6 này như: Tham khảo các giáo án mẫu về hoạt đông NGLL để từ đó có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức tiết học này.
Ngoài ra, cần phải nghiên cứu cách thức tổ chức hoạt động NGLL ở các khối lớp 7,8,9 từ tiền đề lớp 6.
VII. KÊT LUẬN
Sau khi thực hiện các biện pháp trên đã đạt được nhiều kết quả trong tiết hoạt đông NGLL cũng như trong giáo dục NGLL cho học sinh khối 6 ở trường THCS Thái phiên. Vậy theo tôi, để tổ chức tốt tiết hoạt động NGLL ở khối 6 thì giáo viên phải thực hiện một số biện pháp nêu trên về:
	+ Sự nhận thức, nhìn nhận của giáo viên về tiết hoạt động NGLL.
	+ Chuẩn bị tốt giáo án, chú trọng thay đổi linh hoạt nội dung, hình thức tổ chức.
	+ Quá trình chuẩn bị cho tiết hoạt động phải được chú trọng từng bước từng mặt, lấy học sinh làm trung tâm hoạt động.
	+ Tìm ra, bồi dưỡng người dẫn chương trình, người điều khiển, tổ chức hoạt đông là điều kiện vô cùng quan trọng.
	+ Trong qua trình hoạt động xảy ra giáo viên phải lun theo sát học sinh.
Tuy nhiên các biện pháp đó cũng không tránh khỏi sai sót hay không đúng, không phù hợp với học sinh khối 6 nên tôi kính mong các đồng nghiệp, các thầy cô giúp đỡ,bổ sung, sữa chữa cho hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
VIII. KIẾN NGHỊ
 IX. PHỤ LỤC: Giáo án minh họa
Chủ điểm tháng 12: UÓNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM
1.Hội vui học tập.
2.Hát về anh bộ Cụ hồ.
Ngày soạn Ngày thực hiện: 
 Hoạt động 1: HỘI VUI HỌC TẬP 
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
- Ôn tập, củng cố, bổ sung kiến thức đã học trên lớp, cùng trao đổi kinh nghiệm và phương pháp học tập tốt.
- Rèn luyện tác phong chững chạc, tư duy mạch lạc, sáng tạo.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Câu hỏi ôn tập một số bộ môn.
- Các bài toán vui, các câu đố khoa học và các hiện tượng trong đời sống tự nhiên.
- Các bài hát liên quan đến chủ điểm.
2. Hình thức:
- Đố vui ôn tập kết hợp với văn nghệ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. GVCN:
- Xây dựng các câu hỏi, câu đố, bài toán vui và các câu hỏi phụ có liên quan.
- Đáp án.
2. Học sinh:
- Mỗi đội dự thi 01 bảng trong, bút lông.
- Ôn lại các kiến thức đã được học ở các bộ môn.
- Các tiết mục văn nghệ.
3. Về tổ chức:
- GVCN kết hợp với Giáo viên bộ môn xây dựng câu hỏi đố vui ôn tập.
- Phân công:
+ Người điều khiển chương trình: Nguyễn Thị Thu Thảo
+ Kê bàn ghế: Kê 4 bàn phía trên cho 4 đội dự thi, các tổ ngồi theo vị trí như trong giờ học.
+ Trên bảng kẻ hàng chữ lớn: “ HỘI VUI HỌC TẬP”
+ Phần thưởng: O1 giải nhất, một giải nhì, một số phần quà cho khán giả.
+ Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ VỀ ANH BỘ ĐỘI.
IV. Tiến hành hoạt động:
DCT: Trước khi di vào nội dung chính của buổi sinh hoạt hôm nay, mời quý thầy cô cùng các bạn thưởng thức bài hát “ cây ca quán dốc” do đội văn nghệ của lớp trình bày. Mời các bạn cho một tràng pháo tay thật to. Xin mời các bạn.
DCT: Xin nhiệt liệt chào mừng các bạn đã đến với “ HỘI VUI HỘC TẬP” của lớp chúng ta ngày hôm nay. Thưa các bạn ! Đất nước của chúng ta được hoàn toàn tự do, độc lập. bây giờ chúng ta đang được sống trong yên bình, được học tập vui chơi dưới mái trường thì chúng ta không thể quên được các anh hùng, liệt sĩ đã không tiếc xương máu hi sinh để đem lại nền độc lạp cho nước nhà. Ngày nay mỗi chúng ta phải ra sức học tập để góp phần nhỏ bé của mình xây đựng đất nước và để phần nào đáp lại công ơn của những người đã ngã xuống vì sự bình yên của Tổ quốc. 
Thưa các bạn! Sau hơn 3 tháng học tập vất vả và trong tháng 12 này chúng ta phải chuẩn bị ôn tập cho thật tốt để mang lại kết quả cao trong kỳ thi sắp đến. Trong buổi sinh hoạt này giúp chúng ta ôn tập lại những kiến thức mà chúng ta đã được học, hiểu biết thêm về những kiến thức của các hiện tượng tự nhiên và một số bài hát ca ngợ về Bác, vè Đảng, về anh Bộ đội cụ Hồ. Đó chính là lý do của buổi sinh hoạt hôm nay. ( Vỗ tay)
	Đến dự buổi sinh hoạt hôm nay, tôi xin trân trọng kính giới thiệu:
1. Thầy:. Khối – Chuyên viên Phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố Tam kỳ.
2. Thầy : 
3. Cô: Nguyễn THị Hà - Giáo viên chủ nhiệm của lớp chúng ta.
Cùng 30 đội viên của tập thể lớp 6.2.
Và đặc biệt là thành phần không thể thiếu trong cuộc thi ngày hôm nay đó là Ban giám khảo. Tôi xin được giới thiệu thành phần của Ban giám khảo:
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – LPHT
Hoàng Nghĩa – LPVT
Trước tiên tôi xin thông qua chương trình sinh hoạt ngày hôm nay gồm các nội dung chính sau đây:
Văn nghệ chào mừng ( đã qua)
Tuyên bố lý do - giới thiệu đại biểu ( đã qua)
Thi đố vui 
Tổng kết.
Và buổi sinh hoạt của chúng ta xin phép được bắt đầu.
Trong phần thi đố vui được thực hiện dưới hai hình thức:
Thi trả lời nhanh
Thi hái hoa 
Phần 1: Trong phần thi này, các đội phải trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm mà người dẫn chương trình sẽ đọc sau đây. Nội dung câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh các kiến thức mà các bạn đã được học. Từng thành viên trong mỗi đội có trách nhiệm tập trung nghe câu hỏi và nhanh chóng chọn phương án trả lời cho đội mình.
Thể lệ cuộc thi như sau:
Ở phần thi này mỗi đội sẽ phải trả lời 15 câu hỏi trắc nghiêm. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm. Điểm tối đa phần này là 75 điểm. Trong mỗi câu hỏi sẽ có 3 phương án trả lời A, B, C. Sau đây mời các bạn nghe câu hỏi và chọn phương án đúng để trả lời.
Các đội đã sẵn sàng chưa.
Câu 1: (đọc)
+ Các đội giơ bảng trả lời
+ DCT nêu đáp án
Câu 2: Tương tự
Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm
Câu1:
:
:
:
:
:
:
Phần thi tìm hiểu đã kết thúc, với 15 câu hỏi các đội đã trả lời xuất sắc, đồng thời các bạn cũng đã được ôn lại những kiến thức mà các bạn đã được học. Sau đây tôi xin mời BGK công bố điểm cho từng đội.
Tổ 1: được . điểm
Tổ 2: được . điểm
Tổ 4: được . điểm
Tổ 4: được . điểm
DCT: để thay đổi không khí mời các bạn lắng nghe bài hát: . do bạn Tiểu Ngọc trình bày.
Phần thi thứ 2: Thi hái hoa
	Trong phần thi này, đại diện mỗi đội sẽ lần lượt lên hái hoa, có quyền hội ý trong 1 phút và thực hiện nội dung ghi trong hoa. Trả lời đúng nội dung hoa yêu cầu các bạn sẽ được 10 điểm,nếu trả lời không đúng thì khán giả sẽ trả lời. Tất nhiên nếu trả lời đúng các bạn sẽ được 1 phần quà của chương trình.
Câu 1: Rêu mọc dày hơn ở phía thân cây quay về hướng Bắc. Đúng hay Sai? Tại sao?
( Sai: Việc rêu mọc nhiều hay ít tùy thuộc chủ yếu vào hướng các luồng gió chính)
Câu 2: Nếu các bạn cắt 1 con giun đất ra làm đôi, thì mỗi phần sẽ trở thành một con giun khác. đúng hay Sai? Tại sao?
( Sai. Phần con giun bị cắt có đầu sẽ sống và mọc ra một các đuôi khác nhưng phần kia sẽ bị hủy diệt)
Câu 3: Cá voi cho con bú. Đúng hay Sai? Vì sao?
( Đúng. Vì cá voi thuộc động vật có vú.)
Câu 4: Ngày 01- 12 hằng năm là ngày gì?
( Ngày Quốc tế phòng chống AIDS)
Câu 5: Ngày 22-12 - 1944 hàng năm là ngày gì?
( Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam)
Câu 6: Bạn hãy hát đoạn bài hát sau: “ Khăn quàng thăm vai em ghi chiến công anh hùng cách mạng. Tiếng thơm muôn đời còn vang sáng ngời ý chí đấu tranh”. Đó là lời của bài hát nào?
( Em là mầm non của Đảng)
Câu 7: Nếu em là mùa xuân thì Đảng là ánh sáng, khi bình minh trong sáng.” Đó là lời của bài hát nào? Bạn có thẻ trình bày một đoạn của bài hát đó. Và cho biết tên tác giả của bài hát đó.
.
Câu 8: Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, khăn quàng đỏ rực trong nằng vàng tươi. Đó là lời của bài hát nào? Ban có thể trình bày bài hát đó.
.
Phần sinh hoạt của chúng ta đến đây đã kết thúc. Bây giờ tôi xin thông báo kết quả của các đội thi như sau:
Tổ 1: được . điểm
Tổ 2: được . điểm
Tổ 4: được . điểm
Tổ 4: được . điểm
Và tổ giành được vị thứ nhất trong cuộc thi ngày hôm nay là tổ . Và tổ chiến giành được vị thứ nhất trong cuộc thi ngày hôm nay là tổ.. Xin chúc mừng các bạn.
Xin mời đại diện của cá tổ lên nhận thưởng và mời cô giáo Chủ nhiệm lên trao phần thưởng cho các đội thắng ngày hôm nay.
V. Kết thúc hoạt đông:
1. Ý kiến của đội viên qua buổi sinh hoạt
2. Ý kiến đại biểu
3. Ý kiến giáo viên chủ nhiệm 
4. Dặn dò cho buổi sinh hoạt sau
 Thưa các bạn, qua 45 phút tổ chức hoạt động đến đây buổi sinh hoạt của chúng ta đã thành công tốt đẹp. Cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã tham dự buổi sinh hoạt này. Chúc các bạn cố gắng học thật giỏi để để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp đến. 
HẾT
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên hoạt động NGLL-6 ( nhà xuất bản giáo dục)
2. Hướng dẫn thực hiên hoạt đông NGLL ( nhà xuất bản đại học sư phạm)
MỤC LỤC
I. TÊN ĐỀ TÀI
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN
IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN
V. NỘI DUNG
VI. KẾT QUẢ
VII. KÊT LUẬN
VIII. KIẾN NGHỊ
 IX. PHỤ LỤC
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn.doc