Đề tài Hoạt động tham quan với công tác giáo dục truyền thống của Liên đội Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Đề tài Hoạt động tham quan với công tác giáo dục truyền thống của Liên đội Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Trong thời ký thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ đủ trình độ năng lực và chuyên môn và có sức khoẻ để đảm nhận được công việc. Do đó cần phải quan tâm giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Bởi đó là những chủ nhân tương lai của Đất nước.

Giáo dục truyền thống cho thiếu nhi là giúp các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, Đảng, Đoàn, Đội, giáo dục quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. Từ đó giáo dục tình cảm và lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông, để các em quyết tâm rèn luyện, học tập, phấn đấu thành những con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

 

doc 34 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hoạt động tham quan với công tác giáo dục truyền thống của Liên đội Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Mở đầu 
 Sáng kiến kinh nghiệm  
Tên đề tài:
Hoạt động tham quan với công tác giáo dục truyền thống 
của Liên đội Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
Người thực hiện : Hoàng Bùi Kim Hiền
Trường: Tiểu học NGuyễn Văn TRỗi - Tam Kỳ - Quảng Nam  
Tam Kỳ, tháng năm 2009
I. Lý do chọn đề tài 
Trong thời ký thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ đủ trình độ năng lực và chuyên môn và có sức khoẻ để đảm nhận được công việc. Do đó cần phải quan tâm giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Bởi đó là những chủ nhân tương lai của Đất nước.
Giáo dục truyền thống cho thiếu nhi là giúp các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, Đảng, Đoàn, Đội, giáo dục quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. Từ đó giáo dục tình cảm và lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông, để các em quyết tâm rèn luyện, học tập, phấn đấu thành những con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đội TNTP là lực lượng giáo dục có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Đội là tổ chức của các em, do các em làm chủ. Cùng với lực lượng khác trong nhà trường phổ thông. Đội có nhiệm vụ giáo dục học sinh làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, góp phần hình thành nhân cách ở các em.
- Đối với thanh thiếu niên ngoài việc học tập, rèn luyện trên ghế nhà trường còn cần phải đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá với nhiều hình thức phong phú và đa dạng kết hợp với các hoạt động giáo dục học tập với các loại hình sinh hoạt vui chơi, giải trí, dã ngoại, giao lưu tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, làng nghề truyền thốngđể các em vui chơi thư giãn thoải mái về tình thần sau những ngày học tập tại trường. Vui chơi giải trí với trẻ em vừa là nội dung giáo dục, vừa là phương tiện giáo dục. Các em cần được tổ chức vào các hoạt động giải trí và chính thông qua các hoạt động này mà những phẩm chất đạo đức cần thiết được củng cố và phát triển.
Đối với Đội hoạt động là phương thức giáo dục đặc trưng hoạt động tham quan dã ngoại nhằm giáo dục Đội viên về sự hiểu biết, khơi dậy và làm sáng lên cho các em về lòng tự hào Dân tộc, tình yêu con người Việt Nam, yêu đất nước Việt Nam và tăng sự tự tin của bản thân.
- Còn một thực tế là hiện nay, tại cơ sở việc giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động tham quan chưa được coi trọng. Hình thức đưa huyết áp đi tham quan chỉ đơn thuần là đưa học sinh đến các địa danh. Chưa đạt đến các biện pháp giáo dục nhất là giáo dục truyền thống.
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: "Hoạt động tham quan dã ngoại với công tác giáo dục truyền thống".
II. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh hiểu được giá trị về lịch sử về nhân văn. Để từ đó các em hiểu rõ hơn yêu quý hơn về đất nước, con người Việt Nam.
Qua đó có ý thức rèn luyện học tập để xứng đáng và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
III. Đối tượng nghiên cứu
Thông qua học sinh khối 4, 5 Trường Tiểu học Cát Linh.
IV. Nhiệm vụ của đề tài
Giúp học sinh hiểu được sự quan trọng và mục đích cần thiết của việc tham quan giáo dục truyền thống.
Đưa ra những biện pháp tổ chức tham quan để thực hiện tốt việc giáo dục truyền thống.
Xác định được mục đích nội dung giáo dục
Xác định hình thức biện pháp các bước tổ chức một buổi tham quan.
V. Phương pháp nghiên cứu
- Quan sát: Hoạt động tham quan của học sinh trường Tiểu học Cát Linh.
- Phỏng vấn: Một số học sinh sau buổi tham quan.
- Đọc tài liệu.
- Tổng kết kinh nghiệm. 
Phần II: Nội dung nghiên cứu
I. Cơ sở lý luận.
            Tham quan là một hoạt động của Đội, giúp các em hiểu biết về sự kiện, con người và những thành quả tốt đẹp của các thế hệ trước. Đây là hình thức giáo dục trực quan sống động, sâu sắc. Hình thức này có ý nghĩa và tác dụng nhiều mặt với việc giáo dục thiếu nhi.
Đối với TNNĐ việc giáo dục bằng trực quan sinh động rất phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của các em. Đó là lứa tuổi mà các em thích hoạt động, ham thích tìm tòi hiểu biết. Do vậy, phải có hình thức hoạt động sinh động, phong phú thu hút các em trực tiếp tham gia. Muốn làm được như vậy hoạt động Đội phải phù hợp với đặc thù tâm lý lứa tuổi. Một trong những hoạt động của Đội là hoạt động tham quan để đáp ứng được những yêu cầu trên.
Các hoạt động tham quan dã ngoại là hình thức hoạt động rất bổ ích và lý thú đối với các em vì ở đó các em được học tập, vui chơi, nâng cao về kiến thức "học mà chơi, chơi mà học".
Các hoạt động tham quan dã ngoại vừa thoả mãn những nhu cầu ưa hoạt động sôi nổi, vừa gây được ấn tượng sâu sắc và đem lại hiệu quả giáo dục cao trong các em.
Mặc dù vậy tham quan dã ngoại là hoạt động thực tế rất phức tạp. Việc tổ chức gặp nhiều khó khăn, nếu tổ chức không tốt sẽ lãng phí thời gian, tiền bạc và những hậu quả không lường hết được.
Lớp trẻ hôm nay, có chất lượng mới và khả năng mới: sáng tạo, năng động. Đó là thế hệ có trình độ hiểu biết ngày càng cao, có hoài bão mơ ước, những lý tưởng lớn, khát khao dân chủ công bằng, có nhu cầu giao tiếp, thông tin, ham hiểu biết ham tìm tòi. Song họ thường bồng bột trước cái mới, cái lạ.
Đối với thiếu niên các em chưa hiểu biết nhiều về truyền thống, về quá khứ đau thương và anh dũng của Dân tộc, của các thế hệ cha anh. Hơn nữa các lực lượng đế quốc phản động đang tìm tòi mọi cách để lôi kéo, đầu độc từ tầng lớp thanh thiếu nhi. Chúng reo rắc những tập tục xấu, những lối sống, phong cách sống buông thả, đua đòi nhằm tách thế hệ trẻ ra khỏi cộng đồng, khước từ quá khứ, đối lập với thế hệ cha anh.
Đặc điểm tâm lý của TTN là luôn luôn tìm hiểu, hiểu biếu và khám phá về cái đẹp và cái mới. Do đó cần phải giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, chuẩn bị cho TTN một cách toàn diện để họ làm tròn vai trò, bổn phận của mình. Đó là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình nhà trường và xã hội.
II. Kết quả nghiên cứu thực tiễn.
Tham quan giáo dục truyền thống là việc làm không thể bỏ qua của các ngành các cấp. Trường Tiểu học Cát Linh luôn luôn coi trọng việc giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua tham quan các di tích lịch sử, các viện bảo tàng, danh lam thắng cảnh là một phương pháp giáo dục rất có hiệu quả của nhà trường và tổ chức Đoàn, Đội. Trong các năm học trường đã làm tròn trách nhiệm đặc trách của mình.
Các cụ ta ngày xưa có câu:
" Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
hay       "Trăm nghe không bằng một thấy"
Để nói rằng đi nhiều sẽ mở mang hiểu biết, sẽ khôn ra là một thực tếvà cũng để nói rằng thực tế phải được kiểm nghiệm bằng tai mắt, chứ không phải chỉ đ cảm nhận. Tai đã nghe rồi nhưng mắt phải được thấy nữa thì thực tế kia mới thật là xác tín.
Đối với đối tượng là các em Đội viên có vai trò rất lớn là trợ thủ đắc lực cho giáo viên TPT cũng đưa phong trào Đội lớn mạng. Bên cạnh kỹ năng nghiệp vụ Đội của một đội viên, các em cần có thực tế để nhìn nhận và thêm hiểu biết về đất nước - lịch sử - con người. Nhưng không chỉ là một cuộc dã ngoại tham quan đơn thuần mà qua cuộc tham quan đó các em sẽ tự biết xây dựng cho mình một chương tình tham quan phù hợp. Có rất nhiều dạng tham quan của Đội; giáo dục truyền thống với đặc trưng của Đội là giáo dục bằng các tấm gương, các hình ảnh trực quan sinh động.
Chúng ta có thể đưa học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng kháng chiến để từ đây khơi dậy trong lòng thiếu nhi, lớp măng non chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam niềm tự haò và ý thức tự tôn dân tộc bởi bề dày của nền văn hoá lâu đời, giúp các em hiểu biết vệ sự kiện, con người bà những thành quả tốt đẹp của các thế hệ trước. Để từ đó, các em sẽ trân trọng, biết ơn và đền đáp công ơn thế hệ ông cha.
Tham quan các bảo tàng - nơi ghi lại dấu tích ông cha hoà hùng một thuở, nơi ghi lại những giá trị truyền thống muôn đời không lay chuyển của con người Việt Nam: anh dũng, trung kiên, hào hùng, bất khuất. Đến bảo tàng đường Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Trường Sơn đã hy sinh trên tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử, thăm nại nơi ghi dấu tích của chiến trường máu lửa và sức mạng thần ký "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" suốt 16 năm trời đầy gian khổ, hy sinh trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù, học sinh mới hiểu, thấm thía cuộc sống hoà bình ngày hôm nay. Cũng tại bảo tàng lịch sử, chiều dài thời gian dân tộc Việt Nam đã xoá bỏ áp bức bất công và xiềng xích tù đầy để lại dấu ấn cho muôn đời qua hình ảnh hiện vật và tư liệu.
Làng nghề truyền thống, các khu công nghiệp và làng văn hoá Việt Nam cũng là nơi cần  đưa học sinh đến giúp các em hiểu về giá trị của lao động, sáng tạo về truyền thống "khéo tay hay nghề" mang đậm bản sắc của người Việt Nam: cần cù, tự hào về bàn tay và khối óc tinh thần hăng say lao động của dân tộc ta.
Sau khi tham quan các di tích lịch sử, các bảo tàng, các làng nghề truyền thống giúp các em hiểu biết thêm về quê hương đất nước con người Việt Nam. Từ đó cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn, có ý giữ bảo vệ và gìn giữ giá trị truyền thống của cha anh.
III. Giải pháp thực tiễn
1. Vai trò người thiết kế - thi công hoạt động tham quan
Buổi tham quan thành công hay không, có hiệu quả không phụ thuộc hoàn toàn vào vai trò của người thiết kế - thi công đặc biệ là tham quan giáo dục truyền thống. Bên cạnh việc đảm bảo những yêu cầu về mặt nội dung thể hiện và hình thức hoạt động. Người thi công, ngoài việc đảm bảo chương trình hợp lý, hấp dẫn còn phải đảm nhận một vai trò khác: Vai trò của người quản lý với bộn bề công việc và trách nhiệm. Đó là chuyến tham quan phải an toàn cho đoàn tham quan, đảm bảo về cơ sở vật chất để phục vụ tốt cho toàn đoàn. Làm được việc này vừa công phu vừa vất vả. Nó phải là sự cộng hưởng của lòng yêu trẻ, sự nhiệt tình năng lực tổ chức, trách nhiệm. Điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng, công phu, nên trên thực tế ở cơ sở vai trò của người thiết kế hoạt động tham quan giáo dục truyền thống chưa được phát huy.
Tổ chức một buổi tham quan giáo dục truyền thống là một hình thức hoạt động dã ngoại có chủ đề, đã có điều kiện xác định, người thiết kế thi công có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc những kết quả khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ hấp dẫn và hợp lý của chương trình. Nhưng đòi hỏi tối thiểu phải xây dựng được tiến trình cơ bản của nội dung chi tiết của buổi tham quan.
Xác định mục đích yêu cầu, địa điểm và thời gian tham quan.
Chủ động linh hoạt trong vấn đề giải quyết những phát sinh của buổi tham quan.
Nội dung của mỗi buổi tham quan. Tập trung vào vấn đề gì? Nội dung thể hiện và hình thức hoạt động có phù hợp không?
Chương trình phải thể hiện được đặc trưn ... m phụ trách Sao theo các tiêu chuẩn: 
    - Nhiệt tình, có hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi. 
    - Có khả năng diễn đạt, năng khiếu văn nghệ, yêu thích các em nhỏ. 
    - Học lực khá trở lên, mạnh dạn, ham học hỏi, hoạt động tập thể. 
Trong quá trình lựa chọn phải kết hợp giữa cô giáo chủ nhiệm, bản thân các em và sự tín nhiệm của các bạn trong lớp bầu ra. 
* Kết quả lựa chọn: 
    Tôi đã chọn được 48 em Đội lớp 4, 5. Trong đó có 3 em ngoài tiêu chuẩn lựa chọn. Vì 3 em này rất thích làm phụ trách Sao nhưng các em đó chưa ngoan, học lực TB - Khá, trong lớp còn hay nói chuyện riêng, bước đầu cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp không đồng ý nhưng tôi đã có ý kiến và đưa 3 em ddó vào đội ngũ phụ trách Sao, và như tôi đã dự đoán, trong quá trình các em được làm phụ tráh, tình hình học tập 3 em đó tiến bộ rõ rệt, cuối năm cả ba em đều đạt học sinh tiên tiến, đạo đức tốt. Trong 3 em có 1 em thiếu 0,2 điểm là đạt học sinh giỏi. 
* Cách sắp xếp phụ trách Sao: 
    Tôi cho các em Đội viên lớp 4 phụ trách nhi đồng lớp 1 
    Phụ trách sao lớp 5 sinh hoạt nhi đồng lớp 2. 
    Sao nhi đồng khối 3 sinh hoạt theo hình thức tự quản. 
2. Hình thức và biện pháp bồi dưỡng: 
a) Nội dung bồi dưỡng: 
Ngay từ đầu năm tôi tập hợp các em cho học nội quy khi đi phụ trách, tìm hiểu kỹ hơn về đối tượng mà các em sẽ phụ trách, giúp các em gắn bó, yêu thương các em nhỏ. 
Bước đầu tôi giảng cho các em phụ trách Sao hiểu biết sơ bộ về đặc điểm tâm lý lứa tuổi nhi đồng: 
    + Nhi đồng là những em bé: Hiếu động, ưa hoạt động, sự chú ý không được lâu. Vì vậy các hình thức hoạt động phải được thay đổi luôn để cuốn hút sự chú ý của các em. 
    + "Giầu cảm xúc", hay hỏi, "Tại sao", "cái này  là cái gì". Phải xem xét, học hỏi để có thể giải thích cho các em hiểu biết thêm. 
    + Hay "mách bạn", đây là hình thức phê bình của nhi đồng, phụ trách Sao phải phân tích rõ ràng sự việc cho các em hiểu, không nên bỏ qua. 
    + Hay "bắt trước". Phụ trách Sao phải là tấm gương tốt cho các em nói theo, luôn chú ý ngăn chặn. 
Hướng dẫn chi tiết nội dung. 
- Tập bài hát truyền thống của Nhi đồng là" "nhanh bước nhanh nhi đồng". Nhạc và lời cảu (Phong Nhã). 
- Học lời  hứa nhi đồng: 
"Vâng lời Bác hồ dạy 
Em xin hứa sẵn sàng 
Là con ngoan, trò giỏi 
Cháu Bác Hồ kính yêu" 
* Tiếp theo tôi hướng dẫn các em các bước tiến hành cuộc sinh hoạt Sao theo 8 chủ điểm kết hợp với chủ điểm hàng tháng. 
            - 8 chủ điểm là: 
+ Con ngoan 
+ Trò giỏi 
+ Sạch sẽ - Khoẻ mạnh 
+ Cử chỉ đẹp  - Lời nói hay 
+ Yêu Sao - yêu Đội TNTP 
+ Tay xinh - Tay khéo 
+ Hoạ mi vàng - (Ca sĩ nhí) 
+ Làm theo lời Bác. 
- Các bước  tiến hành sinh hoạt Sao: gồm 5 bước. 
* Bước 1: ổn định tổ chức: Hát một bài 
* Bước 2:  Kiểm tra thi đua: học tập; đạo đức, vệ sinh v.v (khen, nhắc nhở) 
Bước 3: Sinh hoạt theo chủ điểm: 
- Giời thiệu chủ điểm 
- Nội dung chủ điểm. Hát - múa - kể chuyện, hái hoa dân chủ; chơi trò chơi v.v 
* Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt (khen nhắc nhở). 
Bước 5: Dặn dò buổi sinh hoạt sau. 
Đó là 5 bước tiến hành một buổi sinh hoạt Sao mà tôi đã hướng dẫn cho các em. Với 8 chủ điểm trên tôi đã lòng vào chủ điểm các tháng: ví dụ: tháng cao điểm về thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên hạng dự bị tháng 10; 12; 3; 4. 
- Ngoài ra tôi còn hướng dẫn cho các em biết một số kiến thức về hát múa theo chủ điểm, chủ đề. 
        + Kể chuyện, trò chơi 
        + Các nghi thức và kỹ năng cơ bản 
Ví dụ: Bài hát: "Sao của em"; "Năm cánh Sao vui"; "Những bông hoa, những bài ca"; "Hoa thơm dâng Bác" v.v 
b) Hình thức, biện pháp bồi dưỡng phụ trách sao 
* Trong năm học 2001 - 2002 vừa qua tôi đã dùng một số hình thức và biện pháp bồi dưỡng phụ vừa qua tôi đã dùng một số hình thức và biện pháp bồi dưỡng phụ trách Sao như sau: 
- Hình thức 1: 
    Mở câu lạc bộ phụ trách sao để trao đổi, thảo luận, về công tác phụ trách Sao. Mở lớp tập huấn nhỏ hàng tháng đồng thời phụ trách Sao của từng khối lớp 1, 2 và lớp trưởng khối 3 theo nội dung chủ điểm cụ thể cho các em. Đội trưởng phụ trách Sao các khối có nhiệm vụ kiểm tra, nhắc nhở các nhóm thực hiện đúng yêu cầu chủ điểm (theo nội dung đã chuẩn bị). 
- Biện pháp: 
    Với hình thức này tôi kết hợp giữa hướng dẫn, cùng thoả thuận, làm thử quan sát mẫu. Trong quá trình giảng, tôi thường dùng câu hỏi, nêu vấn đề cùng phụ trách  Sao bàn bạc như với chủ điểm. "Con ngoan" vậy các em phải biết làm gì thể hiện như thế nào mới là con ngoan? Kính yêu, lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị, bà con họ hàng và mọi người. Với những yếu tố đã đủ chưa? kính yêu, ông bà, cha mẹ mà khong biết tiết kiệm thì đã là con ngon chưa?v.v 
    Chính vì vậy với biện pháp này tôi phải đưa ra câu hỏi đơn giản, thiết thực, gắn với nội dung. 
- Hình thức 2 
    Cho các em thi viết kiểm tra về các bước sinh hoạt theo chủ điểm, từ đó tôi biết được em nào nắm được và chưa lắm được công việc tiến hành một buổi sinh hoạt Sao. Ngoài ra tôi còn cho các em thi viết về chủ điểm hàng tháng kết hợp với các ngày lễ lớn, viết các bài hát, câu chuyện, kể một số trò chơi phù hợp với chủ điểm. 
- Biện pháp: 
    Đây là một hình thức luyện tập, cho nên tôi đã tập cho các em kỹ năng hướng dẫn kể chuyện, trò chơi, dạy hát, dạy múa cho nhi đồng theo quy trình. 
+ Ví dụ: Dạy một bài hát. Trước hết các em phải giới thiệu bài hát theo chủ điểm sinh hoạt. Nội dung bài hát thể hiện cái gì? 
Bài hát hát với tốc độ như thế nào? Nhanh, chậm, vừa phải v.v 
Cách thể hiện bài hát. Trước khi hát và hát hết một câu thì phải lấy hỏi, phải biết giữ hơi khi lên cao, xuống thấp, khi ngâm câu hát. 
Thể hiện tình cảm, sắc thái bài hát như: buồn, vui, trong sáng v.v 
- Hình thức 3: 
Thông qua sinh hoạt tập thể, tôi tổ chức các buổi kiểm tra, đánh giá bằng các cuộc thi : "Sao cháu ngoan Bác Hồ", "phụ trách Sao giỏi:. 
- Biện pháp thực hiện: 
                Đây là một hoạt động nhằm đánh giá, động viên hay khen thưởng, đồng thời để nâng cao "tay nghề" cho các em phụ trách Sao. Hội thị phụ trách Sao giỏi là ngày hội vui của phụ trách Sao và nhi đồng vì mỗi phụ trách Sao dự thi phải thể hiện bằng việc trực tiếp điều khiển với nhi đồng. Đây cũng là một dịp cho các em học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tạo ra một không khí thi đua sôi nổi trong phong trào Đội và nhi đồng của Liên đội, hội thi phụ trách Sao giỏi, tôi tổ chức cho các em vào học kỳ II, thi trong từng khối lớp, thi toàn trường, với hội thi này tôi đề ra những yêu cầu mà mỗi phụ trách Sao giỏi phải đạt được đó là. 
+ Có nhận thức tốt về công tác nhi đồng (hiểu biết về tổ chức nhi đồng) tâm lý nhi đồng, biết phương páp sinh hoạt với nhi đồng, biết xử lý tình huống trong sinh hoạt với nhi đồng v.v) 
            + Có kỹ năng tổ chức sinh hoạt sao (biết thiết kế một buổi sinh hoạt Sao theo chủ điểm và hướng dânx sinh hoạt Sao theo đúng chủ điểm đó, tạo được buổi sinh hoạt phong phù, hấp dẫn) 
+ Có một năng khiếu nào đó: Hát, múa, kể chuyện trò chơi, khéo tay, đố em v.v 
- Qua một số hình thức, biện pháp trên tôi đã hướng dẫn cho các em phụ trách Sao biết cách làm việc hơn, có kiến thức về nghiệp vụ biết tổ chức một buổi sinh hoạt phong phú hơn, quy mô hơn. 
Ngoài hình thức và phương pháp bồi dưỡng tôi còn phải trợ tìm tòi, sáng toạ cho phương tiện phụ trách Sao như: 
        + Sách, báo nhi đồng 
        + Chương trình rèn luyện Đội viên dự bị 
        + Băng, nhạc để tập hát, múa v.v 
- Để hoạt động sinh hoạt Sao đạt kết quả tốt và thường xuyên, trường tôi cũng thành lập lực lượng bồi dưỡng phụ trách Sao: 
        + Tổng phụ trách Đội. 
        + Giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên dạy học, thể dục. 
        + Biên chỉ huy liên, chi Đội 
* Trong quá trình bồi dưỡng cho các em tôi đã được sự hỗ trợ của các cô giáo chủ nhiệm. Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện, thúc đầy tôi làm tốt phong trào công tác Đội cũng như tiến hành bồi dưỡng các em phụ trách Sao. 
c) Kết quả: 
Trong suốt một năm học 2001 - 2002 vừa qua trường tôi công tác bồi dưỡng phụ trách Sao được tiến hành đều đặn và đạt kết quả tốt. 
+ 40 em đạt phụ trách Sao giỏi (trong 48 em được lựa chọn ban đầu) 
+ 4 đạt loại TB  - khá 
+ 4 em còn lúng túng khi hỏi về các bước tiếnh hành sinh hoạt. 
Tôi cũng rất phấn khởi là trong 40 em đạt phụ trách Sao giỏi có cả 3 em mà bước đầu lựa chọn ngoài tiêu chuẩn. 
Một học lớp 5C - cô Bùi Yến chủ nhiệm 
Hai em học lớp 5B - cô Minh chủ nhiệm. 
Qua kết quả trên công tác bồi dưỡng phụ trách Sao trường tôi được BGH nhà trường, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt là sự đánh giá cảu HĐĐ quận đánh giá rất cao. Nó thể hiện được tầm quan trọng trong hoạt động vui chơi đối với các em, giúp cho cái em có những kỹ năng nghiệp vụ về sinh hoạt tập thể, biết tu dưỡng, rèn luyện bản thân trong học tập. Phải xác định phụ tráh Sao thực chất là một cán bộ giáo dục, một tiểu giáo viên của đội. 
- Bản thân tôi cũng khẳng định rằng công tác bồi dưỡng phụ trách Sao - sinh hoạt Sao mang tính chất giáo dục cao về tinh thần, phù hợp với tâm lý thiếu niên nhi đồng. Qua đó có thể coi kết "quả sự tiến bộ về mọi mặt của Sao mình phụ trách chính là kết quả của phụ trách Sao". 
Phần III:  Kết luận  
           Qua công tác Sao nhi đồng, đặc biệt là công tác bồi dưỡng phụ trách Sao, tôi đã rút ra những kết luận sau: 
            - Muốn Sao nhi đồng hoạt động tốt, phải có một đội ngũ phụ trách Sao giỏi, được lựa chọn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng phụ trách Sao muốn có hiệu quả, rất cần có sự lựa chọn theo tiêu chuẩn đối với những độ viên tham gia công tác này. 
- Bồi dưỡng PTS là một công tác khoa học là vấn đề sư phạm cần phải được nghiên cứu nghiêm túc, có chương trình, có chỉ đạo, đầu tư theo hệ thống của các cấp, phải luôn đổi mới để phù hợp với sự phát triển của các em nhi đồng và của xã hội. Phải xác định phụ trách Sao thực chất là một cán bộ giáo dục, một tiểu giáo viên của Đội. 
- Công tác Sao nhi đồng và công tác bồi dưỡng phụ trách Sao là phương thức giáo dục tự giáo dục đối với các em, giúp cho các em học tập tốt hơn, biết cách tổ chức quản lý với một hoạt động tập thể, biết tôn trọng công việc mình làm 
- Giúp cho tổng phụ trách, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, BGH, chi đoàn giáo viên nhận thức tốt vấn đề phụ trách Sao, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhi đồng sinh hoạt, đến với các em bằng tình thương và trách nhiệm, luôn động viên uốn nắm kịp thời bằng nghệ thuật sư phạm thích hợp, chắc chắn hiệu quả công tác tốt hơn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng học tập và củng cố nền nếp nhà trường. 
Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2002 

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem ve cong tac Doi 3.doc