A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.VAI TRÒ- Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỌC:
Như chúng ta đã biết để phân tích một tác phẩm văn học, công việc đầu tiên đó là đọc tác phẩm. Bởi lẽ đọc được coi là một phương pháp tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ,đọc là để chủ động tiếp cận văn bản,văn bản có thể là(bài kí,truyện ngắn,bài ca dao,bài thơ, đoạn kịch . Đọc trước hết là đọc lời văn trong tác phẩm , từ việc đọc lời văn trong văn bản nghệ thuật mà kích thích được trí tưởng tượng ,gây được xúc động tình cảm ở cả người đọc và người nghe .Không những thế qua việc đọc học sinh sẽ hiểu được phần nào nội dung ,ý nghĩa của văn bản ,đọc cũng được coi là một phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh Vì vậy đọc là khâu rất quan trọng và cần thiết nó giúp cho giáo viên và học sinh cảm thụ tác phẩm văn học một cách dễ dàng,nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Sở giáo dục và đào taọ Lâm Đồng Trường trung học phổ thông Đạ Tông GIẢI PHÁP HỮU ÍCH HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 6 Người thực hiện :Nguyễn Thị Nguyệt Môn: Ngữ Văn Năm học:2008-2009 A. PHẦN MỞ ĐẦU I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.VAI TRÒ- Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỌC: Như chúng ta đã biết để phân tích một tác phẩm văn học, công việc đầu tiên đó là đọc tác phẩm. Bởi lẽ đọc được coi là một phương pháp tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ,đọc là để chủ động tiếp cận văn bản,văn bản có thể là(bài kí,truyện ngắn,bài ca dao,bài thơ, đoạn kịch. Đọc trước hết là đọc lời văn trong tác phẩm , từ việc đọc lời văn trong văn bản nghệ thuật mà kích thích được trí tưởng tượng ,gây được xúc động tình cảm ở cả người đọc và người nghe .Không những thế qua việc đọc học sinh sẽ hiểu được phần nào nội dung ,ý nghĩa của văn bản ,đọc cũng được coi là một phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh Vì vậy đọc là khâu rất quan trọng và cần thiết nó giúp cho giáo viên và học sinh cảm thụ tác phẩm văn học một cách dễ dàng,nhẹ nhàng hơn rất nhiều. 2.THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 6 HIỆN NAY: (đặc biệt là đối với các trường vùng sâu vùng xa như trường chúng ta) Thường thì người ta quan niệm rằng việc dạy đọc là việc của cấp Tiểu Học,khi lên đến cấp Trung học cơ sở là học sinh đã “đọc thông viết thạo” .Nhưng thực tế khi tiếp cận học sinh thì lại không hoàn toàn như vậy.Bởi còn có những học sinh còn đọc chưa thông,khi đọc còn phải đánh vần từng từ, hơn nữa do đặc thù của ngôn ngữ vùng miền đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đọc của học sinh .Học sinh đọc còn lẫn lộn giữa các thanh ,các âmdẫn đến đọc sai chính tả,đọc sai dẫn đến hiểu sai,hiểu không chính xác được vấn đề làm cho công việc dạy và học không đạt được hiệu quả như mong muốn.Đặc biệt là đối với bộ môn văn ,người giáo viên là người trực tiếp tổ chức cho học sinh đọc,điều này lại càng phải coi trọng hơn nữa. Khi tiếp cận và phân tích một tác phẩm văn học và cũng qua thực tế giảng dạy của bản thân đã đứng lớp nhiều năm liền ở khối lớp 6,tôi đã tiếp cận với nhiều học sinh đọc chưa thông .Tôi tự nghĩ mình phải có một phần trách nhiệm để giúp đỡ những học sinh đọc còn yếu . Cuối cùng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu ,soạn thảo ,đưa ra giải pháp này.Mong rằng giải pháp sẽ giúp cho giáo viên và học sinh khi đọc,học tác phẩm văn chương thêm phần thuận lợi và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. II.PHẠM VI ÁP DỤNG: Có thể áp dụng rộng rãi ở các trường Trung học cơ sở. B. PHẦN NỘI DUNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ: Muốn hình thành kĩ năng đọc cho học sinh lớp 6,giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: Luyện phát âm đúng ,ngắt hơi đúng,đọc đúng thanh điệu,đọc đúng từ ,đọc diễn cảmø .Mặc dù trong chương trình Trung học cơ sở không có tiết tập đọc riêng nhưng có phần đọc-hiểu văn bản,do vậy vẫn có điều kiện luyện đọc.Khâu này giáo viên không được làm qua loa,đại khái ,giáo viên phải tác động tới học sinh :Đọc phải có mục đích đúng đắn,đọc tốt có ảnh hưởng rõ dệt đến khâu “nghe, đọc, nói, viết” ,làm cho việc nói, viết tốt hơn .Qua việc đọc ta sẽ hiểu được phần nào ý nghĩa của văn bản,làm giảm nhẹ công sức phân tích,thời gian của thầy trò .Bởi vậy chúng ta không thể do vô tình hay cố ý mà làm qua quýt việc này.Giáo viên phải cố gắng làm cho khâu đọc trở thành có chất lượng tối đa .Nếu bài dài đọc một số đoạn cần thiết,bài ngắn thì đọc toàn bài,thường thường khi học sinh đọc tôi chú ý đặc biệt đến cách phát âm,ngắt hơi,thanh điệu và đòi hỏi học sinh phải đọc đúng từ,đúng dấu câu,đúng thanh điệucụ thể như sau: 1.YÊU CẦU PHÁT ÂM ĐÚNG: Phải phát âm đúng qui định của tiếng phổ thông,không dùng tiếng địa phương khi đọc 2.NGẮT HƠI ĐÚNG: Ban đầu giáo viên đọc mẫu chú ý đến ngắt nhịp,ngắt hơi cho chính xác,rõ ý.Sau đó gọi học sinh đọc,nên cho điểm khuyến khích những học sinh đọc tốt, mục đích là để động viên chính em đó và để học sinh khác có động cơ để phấn đấu. 3.ĐỌC ĐÚNG THANH ĐIỆU: Đọc một bài văn diễn cảm là phải thể hiện đúng thanh điệu . Khi đọc mẫu giáo viên xác định cụ thể cho học sinh chỗ nào cần đọc nhanh ,chậm,cao giọng,thấp giọnglàm như vậy học sinh sẽ định hướng,nắm bắt ngay cách đọc và học tập được cách đọc của thầy.Do vậy phần nào giúp được học sinh luyện đọc diễn cảm,đặc biệt cần lưu ý cho học sinh cách đọc các dấu,cách nghỉ ở các dấu. Ví dụ:-dấu hỏiàđọc giọng cao -dấu chấm thanàđọc mạnh,gọn -câu mệnh lệnhàđọc kéo dài -câu cảm thán àđọc trầm giọng -dấu chấm lửngàđọc chậm -dấu ngoặc đơnàđọc nhanh,khẽ hơn những từ viết bên ngoài -dấu ngoặc képàđọc trang trọng những lời trích dẫn của lãnh tụ.Đọc mỉa mai,châm biếm khi đọc lời trích dẫn của kẻ thù hoặc những từ dùng với nghĩa đả kích,đọc nhấn mạnh những từ quan trọng hay đặc biệt. -thời gian nghỉ ở dấu chấm xuống dòng bằng hai dấu chấm. -thời gian nghỉ dấu chấm bằng hai dấu phẩy. -thời gian nghỉ ở dấu phẩy bằng hai dấu phẩy. -thời gian nghỉ ở dấu hai chấm bằng dấu phẩy. 4.ĐỌC ĐÚNG TỪ: Để đọc đúng từ học sinh cần chuẩn bị bài kĩ ,trong quá trình chuẩn bị học sinh phải đọc đi đọc lại bài văn nhiều lần.Một điều kiện quan trọng để đọc đúng từ là phải hiểu nghĩa của từ,xem chú thích nếu cần thiết để tránh sự nhầm lẫn. Ví dụ:-lãng mạn học sinh hay đọc là : lãng mạng. -Bàng quan à Bàng quang -Phong thanhà Phong phanh Sở dĩ có sự nhầm lẫn đó là do học sinh chưa hiểu nghĩa của từ cho nên khi dùng không quan tâm đến phần nghĩa mà chỉ dùng theo cảm tính.Như vậy vô tình các em đã mắc lỗi khi giao tiếp mà không hề biết mình mắc lỗi,khi đọc cũng như khi nói cần phải sử dụng từ ngữ đúng nghĩa,có như vậy thì nội dung truyền tải mới chính xác theo ý muốn,người nghe mới hiểu được vấn đề cần hiểu. Đọc đúng từ là việc làm cần thiết,nếu không được chuẩn bị kĩ càng thì việc làm này khó mà tốt được,từ đó dẫn tới hiện tượng chữ “tác” đánh chữ “tộ” rất nguy hiểm.Giáo viên cần đặc biệt lưu ý tới học sinh đó là đọc còn phải gắn với thể loại tác phẩm văn học,mỗi loại thể tác phẩm văn học cần có cách đọc phù hợp. Ví dụ: -văn tự sự:đọc giọng kể -văn miêu tả: cần lưu ý đến tính từ -thơ trữ tình,lưu ý đến trợ từ ,thán từ. -văn đối thoại,kịch cần lưu ý đến động từ Có xác định được mối liên hệ này thì việc đọc mới có hiệu quả . Đọc là khâu đầu tiên giúp tác phẩm đi vào lòng người , đọng lại trong lòng người,chính vì vậy nhiều khi mình tự đọc thì chẳng thấy hay nhưng khi nghe người khác đọc lại mới thấy được cái hay,sự hấp dẫn của tác phẩm.Đọc đúng từ,đúng ngữ điệu sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cảm thụ,việc viết đúng,đây là hai công việc của một quá trình,nó gắn bó mật thiết với nhau,ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh. Nhiều người lầm tưởng rằng việc đọc là việc có sẵn để đọc,chẳng có gì là khó khăn ,phức tạp.Nhưng trên thực tế có những học sinh nhìn vào chữ có sẵn rồi mà khi đọc lên vẫn sai,thậm chí còn không thể đọc được các từ có kết cấu phức tạp,nhiều âm tiết. Ví dụ:từ ngoằn ngoèo,khuya,khoẻ,duềnhnên khi viết toàn chuyển ngoèồngèo,duềnhàdềnh Từ chỗ đọc sai dẫn đến viết sai,hiểu sai nội dung chuyển tải của từ,bài làm sai. Tôi sơ bộ chỉ ra như vậy để mọi người hiểu được rằng trong sự học không có cái gì là cái đơn giản và cũng không được tách rời thành từng bộ phận đơn lẻ để rồi coi trọng cái nọ xem nhẹ cái kia 5.ĐỌC DIỄN CẢM :Đọc đúng đã là quan trọng nhưng nếu không thể hiện được cảm xúc của tác giả gửi gắm qua tác phẩm thì chưa phải là thành công của việc đọc. Đọc diễn cảm không phải chỉ la øvới tư cách khêu gợi tưởng tượng độc giả mà còn là một phương pháp phân tích.Đọc để nắm bắt được giọng điệu,cảm xúc của tác giả,âm điệu chủ yếu của tác phẩm.Đọc để hoà hập vào thế giới của cảm xúc,để phát hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.Đọc để nhìn thấy được thế giới cuộc sống mà tác phẩm phản ánh.Đọc để tiếng nói nội tâm của người đọc được hoà quyện với tiếng nói nội tâm của người viết để rồi từ đó nói lên tiếng nói chung của tác phẩm. Đọc diễn cảm có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:Đọc to.đọc thầm,đọc theo vaiviệc đọc này có thể tiến hành ở tất cả các buổi của tiến trình dạy học với nội dung yêu cầu không giống nhau. Cũng có khi là khởi động tâm lí tiếp nhận,gợi sự tưởng tượng,gây ấn tượng cảm nhận làm nền cho phân tích,minh hoạ,diễn giải cho một vấn đề nào đóNhưng ba nội dung quan trọng nhất và khó khăn nhất trong đọc diễn cảm là tái hiện giai điệu tình cảm của tác giả hay của người kể chuyện,âm điệu cảm xúc của các nhân vật khác nhau và giai điệu bình luận của tác giả về mỗi hành vi của nhân vật,tái hiện giọng điệu ,tình cảm của người kể(tác giả)nhân vật ở ngôi thứ nhất,nhân vật trữ tình.Cái khó của đọc văn,đọc thơ là bắt được giọng điệu,tình cảm của tác giả,có thể qua nhân vật,qua lời của chính tác giả,qua âm hưởng chung của nội dung bài văn.bắt được giọng điệu,tình cảm của tác phẩm là bắt được cái thần,cái hồn của tác phẩm.Như vậy là đã có sự hoà nhập giữa người đọc và người viết,là bước đầu của việc cảm thụ tác phẩm.Việc này là việc làm hết sức quan trọng vì nó khởi đầu cho quá trình cảm thụ tác phẩm văn học nói chung.Bởi vậy người thầy phải cố gắng nhen nhóm sự ham mê cho các em bằng chính những bước ban đầu này.Nói đến đây ta không thể không nhớ lại bài thơ “Nghe thầy đọc thơ’ của nhà thơ Trần Đăng Khoa. “Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng ,xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa êm êm là tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời.” Đó chính là ảnh hưởng của việc đọc diễn cảm.Có thể nói rằng việc đọc diễn cảm, là bước tạo đà cho một tâm hồn văn chương,là khởi đầu tốt đẹp của quá trình cảm thụ văn chương. C. PHẦN KẾT LUẬN Việc rèn luyện kĩ năng đọc cho hcọ sinh lớp 6 là quan trọng và cần thiết,do vậy cần được chú trọng trong quá trình dạy và học.Giải pháp này tôi đã áp dụng hai năm nay và gặt hái được kết quả rất khả thi.Giải pháp đã giúp cho học sinh có cơ sở để buớc vào đọc tác phẩm văn chương.Học sinh đã nhận biết được cách đọc,nhiều học sinh rất hứng thú với việc đọc.Điều này đã giúp cho giáo viên thành công rất nhiều khi truyền tải tác phẩm văn học tới học sinh .Tôi hi vọng rằng giải pháp này phần nào giúp cho đồng nghiệp trong quá trình tổ chức cho học sinh đọc tác phẩm sẽ nhẹ nhàng ,trôi chảy,thuận lợi hơn để giáo viên và học sinh đi vào cảm thụ tác phẩm văn chương đạt hiệu quả cao hơn nữa. D.TƯ LIỆU THAM KHẢO: 1,sách giáo khoa 2,sách giáo viên 3,sách thiết kế bài giảng 4,sách bài tập lớp 6,7,8,9 THCS.và các tài liệu tham khảo khác có liên quan đến giải pháp.
Tài liệu đính kèm: