II.1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 1, 5.
2. Chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau và nêu nhận xét về vị trí của chúng:
a. Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám!
b. Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi!.
c. Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
III. Đọc kỹ đoạn thơ sau đây và cho biết nó đã gợi cho em cảm xúc gì về truyền thống tốt đẹp của dân tộc:( Viết thành đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 dòng).
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuóng đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
(Trích Việt Nam thân yêu - Nguyễn Đình Thi - TV4, tập một).
Ngày soạn: 2/9/2006 Ngày dạy:19/9/2006 Đề khảo sát đầu năm lớp 6 - số 1. I. 1. Chia các từ in nghiêng trong đoạn văn dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy : "Đêm đen xoá đi tất cả những đường nét, màu sắc, nhưng...một thoáng hương thơm từ đâu đến quanh quẩn bên người. Hương gì mà thơm một mùi thơm thanh tao nhẹ nhàng đến thế. Làn hương vừa kín đáo vô hình đâu đây, lại vừa dậy lên nồng nàn, càng về đêm càng lan toả. Đó là hương của những chùm phong lan nhiều vô kể, ăn nhờ gửi đậu trên những cành đa xù xì rêu phong, ướp sương đêm lạnh đang bốc lên thơm ngát, khi gần, khi xa, thoang thoảng như sương bay. Hương thơm cứ lan ra, nhuốm đầy không khí khiến cả khu rừng im lặng, ngẩn ngơ... (Trận đánh của người dũng sỹ - Ma Văn Kháng). 2. Phân biệt nghĩa các từ sau: nồng nàn, thoang thoảng Tìm các tiếng có thể ghép với cần (trong nghĩa chăm chỉ) để tạo thành từ ghép. Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ cần mẫn. II.1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 1, 5. 2. Chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau và nêu nhận xét về vị trí của chúng: a. Đã tan tác những bóng thù hắc ám Đã sáng lại trời thu tháng Tám! b. Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi!... c. Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông. III. Đọc kỹ đoạn thơ sau đây và cho biết nó đã gợi cho em cảm xúc gì về truyền thống tốt đẹp của dân tộc:( Viết thành đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 dòng). Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuóng đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa. (Trích Việt Nam thân yêu - Nguyễn Đình Thi - TV4, tập một). IV. Tập làm văn: Mẹ dang đôi cánh Con biến vào trong Mẹ ngẩng đầu trông Bọn diều bọn quạ Bây giờ thong thả Mẹ đi lên đầu Đàn con bé tí Líu díu theo sau. (Phạm Hổ) Dựa vào đoạn thơ trên, hãy tả đàn gà con đang theo mẹ đi kiếm mồi. Đề luyện tập lớp 6. I.1. Phân biệt nghĩa của từ Xuân trong các câu sau đây: (1đ) a. "Ngày xuân con én đưa thoi" (Nguyễn Du) b."Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên" (Hồ Chí Minh) c. "Bảy mươi chín mùa xuân trong sáng Vào cuộc trường chinh nhẹ cánh bay" (Tố Hữu) Trong các nghĩa khác nhau của từ xuân ở trên, nghĩa nào là nghĩa đen, nghĩa nào là nghĩa bóng? 2. Nghĩa các từ láy dưới đây có điểm nào giống nhau: (1đ) khấp khểnh, mấp mô, lấp ló, lập loè. Tìm thêm 5 từ láy tương tự. 3. Gạch một gạch dưới từ tượng hình và hai gạch dưới các từ tượng thanh trong nhóm các từ sau: lênh khênh, the thé, khanh khách, lép kẹp, lèo tèo, róc rách, ào ào, thăm thẳm, mênh mông, ồm ồm, tí tách, lăn tăn, lấp lánh, ngoằn ngoèo, lạch bạch, oang oang, thánh thót, thấp thoáng, đồ sộ, phổng phao, mập mạp, bi bô, loà xoà, inh ỏi, thình thịch, lon ton, nhún nhẩy. II.1. Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của hai câu sau: a. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô,tiếng nói, tiếng cười rộn ràng, vui vẻ. b. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. 2. Tách đoạn văn sau thành nhiều câu đơn, chép lại rồi điền dấu chấm, dấu hai chấm, dấu hỏi, dấu gạch ngang thích hợp và viết hoa, xuống dòng cho đúng: Một con Dê Trắng vào rừng tìm lá non, bỗng gặp Sói, Sói quát dê kia, mi đi đâu đê Trắng run rẩy tôi đi tìm lá non Sói lại quát tiếp trên đầu mi có gì đầu tôi có sừng thế tim mi thế nào tim tôi đang run sợ Sói liền nhảy đến ăn thịt Dê Trắng. III. (2đ) "...Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. ... Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa" (Trích Thăm cõi Bác xưa - Tố Hữu - TV5, tập 2) Hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm xúc của em khi đọc hai khổ thơ trên. IV. Tập làm văn: (3đ) Trên con đường tới trường, hàng ngày em đều đi qua một cây cổ thụ. Em hãy tả lại cây đó với tình cảm trìu mến của mình.
Tài liệu đính kèm: