Đề kiển tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Trường THCS Tĩnh Túc

Đề kiển tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Trường THCS Tĩnh Túc

I- PHẦN TIẾNG VIỆT: 2 điểm

 Câu 1: Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:

“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mài chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

 Câu 2: Thế nào là thuật ngữ? Thuật ngữ có đặc điểm như thế nào?Cho ví dụ.

II- PHẦN NGỮ VĂN: (3 điểm)

 Câu 1: Chép lại khổ thơ cuối trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.Nêu nội dung chính của khổ thơ đó.

 Câu 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:

a. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

b. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

 III- PHẦN TẬP LÀM VĂN: 5 điểm

 Hãy tưởng tượng hai mươi năm sau em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho bạn kể lại buổi gặp gỡ đó.

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiển tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Trường THCS Tĩnh Túc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT CAO BẰNG ĐỀ THI HỌC KÌ I
Trường: THPT Tĩnh Túc Môn: Ngữ văn
 Lớp: 9
 Thời gian: 90 phút 
 (Không kể thời gian giao đề)
I- PHẦN TIẾNG VIỆT: 2 điểm
 Câu 1: Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:
“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mài chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
 Câu 2: Thế nào là thuật ngữ? Thuật ngữ có đặc điểm như thế nào?Cho ví dụ.
PHẦN NGỮ VĂN: (3 điểm)
 Câu 1: Chép lại khổ thơ cuối trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.Nêu nội dung chính của khổ thơ đó.
 Câu 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
a. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
b. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
 III- PHẦN TẬP LÀM VĂN: 5 điểm
 Hãy tưởng tượng hai mươi năm sau em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho bạn kể lại buổi gặp gỡ đó. 
*************HẾT*************
ĐÁP ÁN CHẤM
I- Phần tiếng Việt: 2 điểm
Câu 1: 1 điểm
 * Biện pháp tu từ:
 - So sánh “chiếc thuyền”như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng”đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.
- Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió.
 * Tác dụng:
- Góp phần làm hiện rõ cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân vùng biển.
- Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế về quê hương của tác giả. Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ.
Câu 2: 1 điểm
 Thuật ngữ là: những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
- Đặc điểm của thuật ngữ:
 + Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ
+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
 VD: Nước: là chất lỏng không màu, không mùi, có trong sông, biển, ao, hồ
 Muối: là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn.
 II- Phần ngữ văn: 3 điểm
 Câu 1: 2 điểm
 Học sinh chép chính xác 4 câu thơ cuối: (0,5 điểm)
 Không có kính, rồi xe không có đèn
 Không có mui xe, thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim
 Nội dung: 1,5 điểm
 - Khổ thơ cuối hiện lên rõ nét sự khốc liệt và dữ dội của chiến tranh: xe không kính, không đền, không mui và có thêm một thứ nhưng đó là thêm vết xước, thêm sự hư hại.
 - Không có gì cả nhưng lại có tất cả. Trái tim và sức mạnh của người lính, đó là sức mạnh của con người đã chiến thắng kẻ thù. Trái tim yêu thương, trái tim sôi sục căm giận, trái tim can trường của người chiến sĩ lái xe vì miền Nam thân yêu đang chìm trong máu lửa chiến tranh. Đó là trái tim của lòng quyết tâm chiến đầu và chiến thắng.
 Câu 2: 1 điểm
 a, Phép nhân hóa: nhà thơ đã nhân hóa ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ.
 - Nhờ phép nhân hóa mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
 b. Phép tu từ ẩn dụ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
III- Phần tập làm văn: 5 điểm
* Yêu cầu cần làm rõ:
+ Tưởng tượng một lần về thăm lại trường cũ, tưởng tượng lại nghĩa là:
- Khi ấy em đã trưởng thành, đã có một nghề nghiệp ổn định, một vị trí xã hội nhất định
+ Lí do em về thăm trường cũ, khi đến trường cũ thì:
 - Cảnh sắc thiên nhiên như thế nào?
 - Gặp gỡ ai và không gặp được ai? Vì sao
 - Cảm xúc khi đến và khi về.
* Về hình thức:
- Một bức thư thăm bạn cũ
- Bố cục một lá thư gồm 3 phần
 + Phần đầu thư
 + Phần nội dung thư
 + Phần cuối thư
* Dàn ý
 a- MB 
 + Phần đầu thư (0,5 đ)
 Lời chào hỏi, lí do viết thư, lời chúc sức khỏe
 b- TB (4 đ)
 + Phần nội dung thư
Kể chi tiết theo trình tự
Kết hợp với các yếu tố nghệ thuật và miêu tả
 c- KB: (0,5 đ)
 + Phần cuối thư:
 Lời chúc, lời chào
MA TRẬN ĐỀ NGỮ VĂN 9
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
	TN
TL
TN
TL
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Tiếng Việt
K/n về Thuật ngữ
Số câu,Số điểm,Tl %
1
1 điểm
1
1 điểm
10%
Biện pháp tu từ nghệ thuật
Hiểu, nhận diện biện pháp NT so sánh, nhân hóa
Số câu,Số điểm,Tl %
1
1 điểm
1
1 điểm
10%
2.Đọc-hiểu 
văn bản
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Thuộc bài
Chép chính xác khổ thơ cuối
Hiểu nội dung chính của khổ thơ cuối 
Số câu,Số điểm,Tl %
1
2 điểm
1
2 điểm
20 %
Ngắm trăng, Khúc hát ru....trên lưng mẹ
Số câu,Số điểm,Tl %
1
1 điểm
1
1 điểm
10 %
3. Làm văn
Viết bài làm văn tự sự
Số câu,Số điểm,Tl %
1
5
1
5 =50%
T. số câu,
T số điểm
Tỉ lệ %
1
1 điểm
10 %
3
4 điểm
40%
1
5
50%
5
10
100%

Tài liệu đính kèm:

  • docde ma tran dap an van 7.doc