Đề bài: Em hãy soạn văn bản Thạch Sanh.
ĐÁP ÁN
Câu 1: (1,5 điểm) Học sinh trình bày được các ý sau:
* Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có điều khác thường:
- Ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con.
- Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh.
- Được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
* Ý nghĩa của sự khác thường đó:
- Tô đậm tính chất kì lạ lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Nhân dân quan niệm ra đời kì lạ và lớn lên nhơ vậy tất sẽ lập được nhiều chiến công.
Câu 2: (1,5 điểm) Học sinh trình bày được các ý sau:
* Trước khi kết hôn với công chúa Thạc sanh đã trải qua những thử thách :
- Bị mẹ con Lí thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng cho hắn. Thạch sanh diệt được chằn tinh.
- Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa bị Lí Thông lấp cửa hang.
- Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch sanh bị bắt hạ ngục.
- Sau khi kết hôn với công chúa bị hoàng tử 18 nước chư hầu hội họp binh lính kéo quân sang đánh.
* Qua những thử thách đó Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất:
- Sự thật thà chất phác.
- Sự dũng cảm và tài năng
- Lòng nhân đạo và yêu hoà bình
Câu 3: (1,5 điểm) Học sinh trình phát hiện được:
Sự đối lập về tính cách, hành động của Thạch sanh và Lí Thông là sự đối lập giữa thật thà và sảo trá, vị tha và ích kỉ, thiện và ác .
Câu 4: (4 điểm) Học sinh trình phát hiện được ý nghĩa của một số chi tiết thần kì:
* Tiếng đàn Thạch Sanh:
- Tiếng đàn giúp nhân vật được giải oan, giải thoát: sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, chàng bị bứt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần mà công chúa nhận ra ân nhân của mình và đã giải thoát cho Thạch Sanh. Nhờ đó mà Lí Thông bị vạch mặt. Do vậy tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí.
- Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện, tinh thần yêu chuộng hào bình của nhân dân: làm quân 18 nước chư hầu xin hàng. Nó là “ vũ khí” đặc biệt để tiêu diệt kẻ thù.
* Niêu cơm:
-Niêu cơm có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhương sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
- Niêu cơm với sự thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quânn sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất lạ kì của niêu cơm và sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo và lòng yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta.
Câu 5: (1,5 điểm) Học sinh trình phát hiện được:
*Qua cách kết thúc truyện nhân dân ta muốn thể hiện:
- Công lí xã hội “ ở hiền gặp lành, ở các gặp ác ”
- Ước mơ của nhân dân về một sự đổi đời.
*Kết thúc đó phổ biến trong truyện cổ tích, có thể ở những truyện khác như: Sọ Dừa, Tấm cám, Cây bút thần
Đề kiểm tra tự chọn ngữ văn Đề bài: Em hãy soạn văn bản Thạch Sanh. Đáp án Câu 1: (1,5 điểm) Học sinh trình bày được các ý sau: * Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có điều khác thường: - Ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. - Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh. - Được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. * ý nghĩa của sự khác thường đó: - Tô đậm tính chất kì lạ lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Nhân dân quan niệm ra đời kì lạ và lớn lên nhơ vậy tất sẽ lập được nhiều chiến công. Câu 2: (1,5 điểm) Học sinh trình bày được các ý sau: * Trước khi kết hôn với công chúa Thạc sanh đã trải qua những thử thách : - Bị mẹ con Lí thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng cho hắn. Thạch sanh diệt được chằn tinh. - Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa bị Lí Thông lấp cửa hang. - Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch sanh bị bắt hạ ngục. - Sau khi kết hôn với công chúa bị hoàng tử 18 nước chư hầu hội họp binh lính kéo quân sang đánh. * Qua những thử thách đó Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất: - Sự thật thà chất phác. - Sự dũng cảm và tài năng - Lòng nhân đạo và yêu hoà bình Câu 3: (1,5 điểm) Học sinh trình phát hiện được: Sự đối lập về tính cách, hành động của Thạch sanh và Lí Thông là sự đối lập giữa thật thà và sảo trá, vị tha và ích kỉ, thiện và ác . Câu 4: (4 điểm) Học sinh trình phát hiện được ý nghĩa của một số chi tiết thần kì: * Tiếng đàn Thạch Sanh: - Tiếng đàn giúp nhân vật được giải oan, giải thoát: sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, chàng bị bứt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần mà công chúa nhận ra ân nhân của mình và đã giải thoát cho Thạch Sanh. Nhờ đó mà Lí Thông bị vạch mặt. Do vậy tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. - Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện, tinh thần yêu chuộng hào bình của nhân dân: làm quân 18 nước chư hầu xin hàng. Nó là “ vũ khí” đặc biệt để tiêu diệt kẻ thù. * Niêu cơm: -Niêu cơm có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhương sau đó phải ngạc nhiên khâm phục. - Niêu cơm với sự thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quânn sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất lạ kì của niêu cơm và sự tài giỏi của Thạch Sanh. - Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo và lòng yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta. Câu 5: (1,5 điểm) Học sinh trình phát hiện được: *Qua cách kết thúc truyện nhân dân ta muốn thể hiện: - Công lí xã hội “ ở hiền gặp lành, ở các gặp ác ” - ước mơ của nhân dân về một sự đổi đời. *Kết thúc đó phổ biến trong truyện cổ tích, có thể ở những truyện khác như: Sọ Dừa, Tấm cám, Cây bút thần Tuần: 5 Đề kiểm tra tập làm văn lớp 6 - số 1 ( 90 phút) Đề bài: Kể lại một trong hai truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ( hoặc Thánh Gióng ) bằng lời văn của em. Yêu cầu: 1.Tìm hiểu đề bài trên. 2.Xác định rõ và sắp xếp theo trình tự hợp lí những sự việc chính trong truyện. 3.Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên. Hết Đáp án Lớp: 6 Đề kiểm tra tập làm văn ( 90 phút) Tuần: 5 Đề bài: Kể lại một trong hai truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ( hoặc Thánh Gióng) bằng lời văn của em. 1. Tìm hiểu đề : ( 1 điểm). - Thể loại: Tự sự - Nội dung: truyện Thánh Gióng, ( hoặc Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) - Giới hạn: + Ngôi kể :3 + Bằng lời văn của em 2. Xác định rõ và sắp xếp theo trình tự hợp lí những sự việc chính trong truyện: ( 2 điểm). - Học sinh phải xác định được những sự việc chính trong truyện. - Sắp xếp theo trình tự của bài làm (Theo trình tự thời gian ) 3. Viết bài : ( 6 điểm). a, Yêu cầu về nội dung và hình thức: * Bài làm phải có bố cục rõ ràng theo từng phần, từng đoạn: Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh MB: Giới thiệu nhân vật, sự việc - Giới thiệu sự việc vua Hùng kén rể TB: Kể diễn biến của truyện - Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn. - Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. - Sơn Tinh đến trước, được vợ. - Thuỷ Tinh đến sau tức giận , dâng nước đánh Sơn Tinh. - Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua rút về. KB: Kể kết cục của sự việc Hằng năm Thuỷ Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua Truyện Thánh Gióng MB: Giới thiệu nhân vật, sự việc - Sự ra đời của Gióng—Người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. TB: Kể diễn biến của truyện - Sự lớn lên của Thnáh Gióng - Gióng gặp sứ giả, biết nói,nhận trách nhiệm đánh gịăc. - Sau khi gặp sứ giả Gióng lớn nhanh nhơ thổi. - Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ và ra trận đánh giặc. - Thánh Gióng đánh tan giặc, lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt,bay về trời. KB: Kể kết cục của sự việc - Vua lập đền thờ phong là Phù Đổng Thiên Vương. - Những dấu tích còn lại liên quan đến Thánh Gióng * Diễn đạt rõ ràng, hành văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ ; không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ sai, sai chính tả. b, Biểu điểm: - Điểm 6 đạt được tất cả những yêu cầu trên. - Điểm 5 đạt được những yêu cầu về nội dung và bố cục, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt. - Điểm 3 đạt ẵ yêu cầu trên. 4. Bài làm sạch, chữ viết sáng sủa, bố cục rõ ràng: ( 1 điểm) *Các thang điểm khác giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm. Trường THCS Đại Kim Họ và tên: .. Lớp: .. Kiểm tra văn ( 45 phút) Điểm Lời phê của thầy cô giáo Câu 1: ( 2 điểm) Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích. Giống: Truyền thuyết Truyện cổ tích Khác: ............................................................................................................................................ Câu 2: ( 1 điểm) Nối cột A với cột B để có đáp án đúng. A B 1.Con Rồng cháu Tiên a.Thể hiện ý thức, sức mạnh bảo vệ đất nước và ước mơ của nhân dân về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. 2.Thạch Sanh b. Đề cao sự thông minh, trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiến cười hồn nhiên trong đời sống hàng ngày . 3.Sơn Tinh, Thuỷ Tinh c.Thể hiện ước mơ, niềm tin vào công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân. 4.Em bé thông minh d. Giải thích hiện tượng lũ lụt , thể hiện sức mạnh, ước vọng của ngườiViệt cổ muốn chế ngự thiên tai. Đồng thời ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng Câu 3: ( 2 điểm) Nêu các nghĩa của từ “mũi” ? Em hãy xác định và đặt câu với nghĩa gốc của từ đó. .. Câu 4 : ( 4 điểm) Viết đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật em bé trong truyện cổ tích “ Em bé thông minh” (1 điểm trình bày) Đáp án bài kiểm tra văn Câu 1: ( 2 điểm) Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích. Giống: đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo ( nhân vật chính có sự ra đời thần kì, có tài năng phi thường). Khác: Truyền thuyết Truyện cổ tích Nội dung phản ánh: kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử Mục đích sáng tác: thể hện cách đánh giá của nhân dândoois với các nhân vật, sự kiệnlịch sử được kể. Kể về cuộc đời các laọi nhân vật nhất định thể hiện quan niệm ớưc mơ của nhân dânvề cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác Câu 3: ( 2 điểm) Nêu các nghĩa của từ “mũi” ? Em hãy xác định và đặt câu với nghĩa gốc của từ đó. 1.Bộ phận cơ thể người, động vật có đỉnh nhọn: mũi người, mũi hổ 2. Bộ phận phía trước của phươnbg tiện giao thông đường thuỷ: Mũi tàu, mũi thuyền 3. Bộ phận nhọn sắc của vũ khí: mũi dao, mũi lê, mũi súng 4. Bộ phận của lãnh thổ: mũi Cà Mau, mũi Né Câu 4 : ( 4 điểm) * Hình thức : đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu) * Nội dung: cảm nghĩ của em về nhân vật em bé trong truyện cổ tích “ Em bé thông minh” - Vượt qua 4 lần thử thách mà thử thách sau luôn cao hơn thử thách trước bộc lộ rõ sự thông minh, nhanh trí. - Lời giải đố là sự vận dụng sáng tạo hợp lí những kinh nghiệm của đời sống dân gian. Sự thông minh đã trở thành tài giỏi. - Cách giải đố hóc búa nhưng cũng rất hồn nhiên. Tuần: Đề kiểm tra tập làm văn lớp 6 - số 2 ( 90 phút) Đề bài: Học sinh chọn một trong hai đề sau: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến. Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong giúp đỡ bạn bè Yêu cầu: 1.Tìm hiểu đề bài trên. 2.Xác định rõ và sắp xếp theo trình tự hợp lí những sự việc chính 3.Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên. Hết Đáp án Lớp: 6 Đề kiểm tra tập làm văn ( 90 phút) Tuần: 5 Đề bài: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến. 1. Tìm hiểu đề : ( 1 điểm). * Đề 1: - Thể loại: Tự sự - Nội dung: về thầy giáo (cô giáo) mà em quý mến. - Giới hạn: + Ngôi kể :1 * Đề 2: - Thể loại: Tự sự - Nội dung: một tấm gương tốt trong học tập hay trong giúp đỡ bạn bè - Giới hạn: + Ngôi kể :1 (hoặc 3) 2. Xác định rõ và sắp xếp theo trình tự hợp lí những sự việc chính trong truyện: ( 2 điểm). - Học sinh phải xác định được những sự việc chính là những sự việc có ý nghĩa và nêu được đặc điểm nổi bật ở nhân vật được kể đó. - Sắp xếp hợp lí những sự việc đó . 3. Viết bài : ( 6 điểm). a , Yêu cầu về nội dung và hình thức: * Bài làm phải có bố cục rõ ràng theo từng phần, từng đoạn: Bài 1: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến. MB: Giới thiệu nhân vật, sự việc Lí do chọn người thầy (cô ) đó Giới thiệu chung: dạy môn gì, cấp học TB: Kể diễn biến của sự việc Giới thiệu chung: tuổi, hình dáng bên ngoàinhững nét mà em nhớ nhất Tính tình, thói quen, sở thích, quan hệ của thầy (cô) với đồng nghiệp. Cách giảng dạy, tình cảm của thầy (cô) Kỉ niệm không quên về thầy (cô) KB: Kể kết cục của sự việc Tình cảm của em với thầy (cô). Bài 2:Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong giúp đỡ bạn bè MB: Giới thiệu nhân vật, sự việc Lí do chọn người bạn đó Giới thiệu chung: tên, tuổi, hoàn cảnh quen biết TB: Kể diễn biến của sự việc Giới thiệu chung: tuổi, hình dáng bên ngoàinhững nét mà em nhớ nhất Tính tình, thói quen, sở thích, Quan hệ của bạn đó với mọi người: bạn bè, thầy cô, gia đình. Kỉ niệm không quên về bạn KB: Kể kết cục của sự việc Tình cảm của em với bạn . * Diễn đạt rõ ràng, hành văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ ; không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ sai, sai chính tả. b, Biểu điểm: - Điểm 6 đạt được tất cả những yêu cầu trên. - Điểm 5 đạt được những yêu cầu về nội dung và bố cục, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt. - Điểm 3 đạt những yêu cầu về nội dung nhưng diễn đạt còn yếu. 4. Bài làm sạch, chữ viết sáng sủa, bố cục rõ ràng: ( 1 điểm) *Các thang điểm khác giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm. Trường THCS Đại Kim Đề kiểm tra giữa kì I Năm học 2006- 2007 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút Câu 1: ( 2 điểm) Cho đoạn văn sau: Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trờ ... ề - Chép chính xác 3 khổ thơ đầu bài thơ Đêm nay Bác không ngủ: 1,5 điểm - Nêu nội dung chính của 3 khổ thơ: 1,5 điểm + Kể về lần thức giấc thứ nhất của anh đội viên, trong một đêm mưa gió trong một mái lều tranh xơ xác giữa rừng. + Anh đội viên được chứng kiến cảnh Bác không ngủ mà ngồi lặng yên, trầm ngâm đốt lửa cho mọi người ngủ. +Cảnh tượng ấy khiến anh xúc động và càng thêm yêu quý, kính trọng Người cha già của dân tộc. Câu 2: (3 điểm) bài làm phải đảm bảo các yêu cầu sau: * Hình thức: Là một đoạn văn ngắn ( từ 5- 7 câu) * Nội dung:cảm nghĩ của em về nhân vật cậu bé Phrăng - Phrăng là một cậu bé ham chơi không chăm chỉ học tập. Vì không học bài nên đã có ý định bỏ học để đi chơi nhưng đã cưỡng lại ý định ấy. - Từ những điểm khác thường của buổi học cuối cậu đã nhận thức được ý nghĩa của việc học và thấy tiếc nuối về sự lười học của mình lâu nay. - Hình ảnh thầy Ha- men trong những phút kết thúc buổi học khiến cậu hiểu được điều hệ trọng trong lời căn dặn nhắc nhở tha thiết của thầy. Đề kiểm tra giữa kì II năm học 2006 - 2007 Phần I: Trắc nghiệm ( 2,5 điểm) Đọc các đoạn trích sau và chọn câu trả lời đúng nhất: Đoạn văn 1: “ Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác , cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như những người bơi ếch giữa đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thứơc, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. 1.Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? Đất rừng Phương Nam- Đoàn Giỏi Quê nội- Võ Quảng C.Cô Tô - Nguyễn Tuân D.Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh 2.Phương thức biểu đạt chính của văn bản là? Tự sự Miêu tả Biểu cảm Nghị luận 3.Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn trên? Nhân hoá So sánh ẩn dụ Hoán dụ 4.Trong đoạn văn trên tác giả dùng mấy lần phép so sánh? Một lần Hai lần Ba lần Bốn lần 5.Vị trí người của người miêu tả trong đoạn trích trên là ở đâu? Trên đường bộ bám theo kênh rạch Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch Từ ttrên cao nhìn bao quát toàn cảnh Ngồi một nơi và tưởng tượng ra 6.ở vùng Cà Mau người ta gọi tên đất, tên sông theo cách nào? Theo những danh từ mĩ lệ Theo cách của cha ông để lại C.Theo thói quen trong đời sống D.Theo đặc điểm riêng biệt của đất của sông 7. Nếu viết: “ Càng đổ dần về hướng Cà Mau càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” thì câu mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng ngữ pháp. Đoạn văn 2: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi nhú lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông.” 8.. Cô Tô là vùng đảo thuộc địa phương nào? Vũng Tàu Nghệ An Hải Phòng Quảng Ninh 9.Cảnh mặt trời mọc trên biển trong đoạn văn trên là một bức tranh như thế nào? Duyên dáng và mềm mại Rực rỡ và tráng lệ Dịu dàng và bình lặng Hùng vĩ và lẫm liệt 10. Trong các từ sau đây từ nào là từ Hán Việt? Mặt trời Trường thọ Đầy dặn Ngọc trai Phần II: Tự luận( 7,5 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) Em hiểu như thế nào và suy nghĩ gì về khổ thơ kết thúc bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ ” của nhà thơ Minh Huệ? Câu 2: ( 5 điểm) Hãy miêu tả hình ảnh ông hoặc bà em trong trường hợp em ốm. Tuần: Đề kiểm tra tập làm văn lớp 6 - số 5 ( 90 phút) Đề bài: Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vào dịp tết đến xuân về. Yêu cầu: 1. Xác định rõ đặc điểm nổi bật của đối tượng và sắp xếp các đặc điểm đó theo trình tự hợp lí . 2. Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên. Hết Đáp án Đề kiểm tra tập làm văn ( 90 phút) 1. Xác định đúng và sắp xếp theo trình tự hợp lí những đặc điểm nổi bật của đối tượng miêu tả: ( 3 điểm). - Học sinh phải xác định được những đặc điểm nổi bật của đối tượng miêu tả: thân, cành, lá hoa... - Sắp xếp theo trình tự của bài làm (Theo trình tự thời gian, không gian ) 3. Viết bài : ( 6 điểm). a, Yêu cầu về nội dung và hình thức: * Bài làm phải có bố cục rõ ràng theo từng phần, từng đoạn: MB: Giới thiệu chung về hình ảnh cây đào hoặc cây mai. TB: Tả chi tiết đối tượng Tả khái quát hình ảnh cây đào ( mai) : dáng cây, kích thước... Tả chi tiết: + Gốc, rễ: kích thước, màu sắc + Thân cây: uốn theo các thế, màu nâu sẫm + Cành cây: vươn dài, cao, nhiều nhánh nhỏ, đan xen vào nhau + Lá: nhỏ dài, có nhiều lộc non + Hoa: nhỏ, hông nhạt, cánh mỏng mềm, nhiều nụ nhỏ - Vẻ đẹp của cây mai ( đào) trong ngày tết. KB: - Suy nghĩ, tình cảm của em về cây đào ( mai) * Diễn đạt rõ ràng, hành văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ ; không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ sai, sai chính tả. b, Biểu điểm: - Điểm 6 đạt được tất cả những yêu cầu trên. - Điểm 5 đạt được những yêu cầu về nội dung và bố cục, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt. - Điểm 3 đạt yêu cầu nội dung nhưng diễn đạt còn yếu. 4. Bài làm sạch, chữ viết sáng sủa, bố cục rõ ràng: ( 1 điểm) *Các thang điểm khác giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm. Tuần: Đề kiểm tra tập làm văn lớp 6 - số 6 ( 90 phút) Đề bài: Tả lại hình ảnh mẹ hoặc cha khi em ốm Yêu cầu: 1. Xác định rõ đặc điểm nổi bật của đối tượng và sắp xếp các đặc điểm đó theo trình tự hợp lí . 2. Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên. Hết Đáp án Đề kiểm tra tập làm văn ( 90 phút) 1. Xác định đúng và sắp xếp theo trình tự hợp lí những đặc điểm nổi bật của đối tượng miêu tả: ( 3 điểm). - Học sinh phải xác định được những đặc điểm nổi bật của đối tượng miêu tả: hình dáng, khuôn mặt, ánh mắt, ... - Sắp xếp theo trình tự của bài làm (Theo trình tự thời gian, không gian ) 3. Viết bài : ( 6 điểm). a, Yêu cầu về nội dung và hình thức: * Bài làm phải có bố cục rõ ràng theo từng phần, từng đoạn: MB: Giới thiệu chung về hình ảnh bố (mẹ) khi em ốm. TB: Tả chi tiết đối tượng Tả khái quát hình ảnh bố ( mẹ) :dáng vóc, tuổi tác... Tả chi tiết:hình ảnh bố( mẹ) khi em ốm thể hiện qua hành động, việc làm, tâm trạng, thái độ ... + Khuôn mặt: xanh xao, những nếp nhăn nhiều hơn... + Đôi mắt: mờ đi, mệt mỏi , có vẻ hốt hoảng + Đôi tay: khô, nhiều nếp nhăn, run lên mỗi khi thấy em sốt cao... KB: - Suy nghĩ, tình cảm của em về bố( mẹ) * Diễn đạt rõ ràng, hành văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ ; không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ sai, sai chính tả. b, Biểu điểm: - Điểm 6 đạt được tất cả những yêu cầu trên. - Điểm 5 đạt được những yêu cầu về nội dung và bố cục, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt. - Điểm 3 đạt yêu cầu nội dung nhưng diễn đạt còn yếu. 4. Bài làm sạch, chữ viết sáng sủa, bố cục rõ ràng: ( 1 điểm) *Các thang điểm khác giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm. phòng GD và ĐT Quận Hoàng Mai Trường THCS Đại Kim Đề kiểm tra ngữ văn 6 học kì II Năm học 2004 – 2005 Thời gian: 90 phút I.Phần trắc nghiệm: ( 2 ,5điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng: “ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người,đời đời, kiếp kiếp. Tre , nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.” ( Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 6 -Tập 2) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của tác giả nào? A. “ Vượt thác” của Võ Quảng B. “ Lao xao” của Duy Khán C. “Tre Việt Nam” của Thép Mới D. “Cô Tô” của nguyễn Tuân 2. Câu văn “ Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp” đã sử dụng phép tu từ : A. So sánh B Nhân hoá C. ẩn dụ D. Hoán dụ 3.Các tập hợp từ sau đây, tập hợp từ nào chỉ gồm từ Hán Việt: A. Cổ kính, bóng tre, bay bổng B. Cây tre, đường trường, dựng nhà C. Cổ kính, văn hoá, khai hoang D. Thanh cao, mọc thẳng, tiếng sáo 4. Câu “ Tre là cánh tay của người nông dân” là loại câu: A. Câu hỏi tu từ B. Câu trần thuật đơn có từ là C. Câu đặc biệt D. Câu trần thuật đơn không có từ là 5. Nếu viết : “ Qua văn bản Cây tre Việt Nam cho thấy cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu.” thì câu văn mắc lỗi nào? A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Thiếu trạng ngữ II. Phần tự luận: 1. Hãy hoàn thiện đoạn văn bị bỏ lửng dưới đây bằng việc viết tiếp những nhận định phù hợp vào chỗ trống.( 2,5 điểm) Văn bản “ Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử” đã giới thiệu về lịch sử...(1). Nó là nhân chứng...(2) qua hai cuộc kháng chiến. Qua đó, tác giả muốn khẳng định...(3) và gửi gắm...(4) với mong muốn nhịp cầu bằng thép sẽ trở thành nhịp cầu nối ...(5) đến với Hà Nội, đến với Việt Nam. 2. Hãy viết bài văn tả người bạn thân và gần gũi nhất với mình.( 5điểm) Đáp án – biểu điểm đề kiểm tra học kì II văn6 năm học 2006- 2007 Phần I: Trắc nghiệm ( 2,5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C B C B A Phần II: Tự luận 1. ( 2,5 điểm). Học sinh dựa vào văn bản Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, mục ghi nhớ Sgk/128 để điền những nhận định phù hợp. Mỗi nhận định phù hợp được 0,5 điểm - Cây cầu trong hơn một thế kỉ qua - Cho bao sự kiện lịch sử hào hùng bi tráng của Hà Nội - Tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử không chỉ riêng Hà Nội mà của cả nước - Tình yêu cây cầu - Du khách thế giới 2. Viết bài : ( 5 điểm). a, Yêu cầu về nội dung và hình thức: * Bài làm phải có bố cục rõ ràng theo từng phần, từng đoạn: MB: Giới thiệu chung về người bạn thân TB: Tả chi tiết đối tượng Tả khái quát hình ảnh bạn:dáng vóc, tuổi tác... Tả chi tiết: + Khuôn mặt, đôi mắt ,đôi tay nhỏ xinh khéo léo... + Tính tình thể hiện qua việc đối xử của bạn với mọi người xung quanh KB: - Suy nghĩ, tình cảm của em về bạn * Diễn đạt rõ ràng, hành văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ ; không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ sai, sai chính tả. b, Biểu điểm: - Điểm 5 đạt được tất cả những yêu cầu trên. - Điểm 4 đạt những yêu cầu về nội dung và bố cục, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt. - Điểm 3 đạt yêu cầu nội dung nhưng diễn đạt còn yếu. - Điểm 2 nội dung tả còn thiếu, diễn đạt nhiều sai sót - Điểm 0-1 lạc đề, nội dung không rõ, diễn đạt quá kém. *Các thang điểm khác giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm.
Tài liệu đính kèm: