Đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 28 - Năm học 2011-2012

Đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 28 - Năm học 2011-2012

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm ) .

 Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Văn Bản “Em bé thông minh” thuộc thể loại truyện nào ?

A- Truyện cổ tích.

B- Truyền thuyết.

C- Kết hợp truyền thuyết và cổ tích.

D- Truyện cười.

Câu 2: Truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” gồm có những nhân vật nào?

A- Sơn Tinh và Thủy Tinh.

B- Hùng Vương Sơn Tinh và Thủy Tinh.

C- Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương.

D- Sơn Tinh, Thủy Tinh, Hùng Vương và Mị Nương.

Câu 3: Truyện cổ tích và truyền thuyết thường có đặc điểm chung gì ?

A- Có các nhân vật lịch sử.

B- Có các nhân vật thông minh.

C- Thường sử dụng yếu tố tưởng tưởng, kỳ ảo.

D- Vừa có các nhân vật lịch sử vừa có các nhân vật thông minh.

Câu 4: Dòng nào sau nói không đúng về ý nghĩa của hình tượng “tiếng đàn thần kì” trong truyện “Thạch Sanh”?

A- Tiếng đàn thần là biểu tượng của tinh thần yêu âm nhạc của nhân dân.

B- Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí, thể hiện quan niệm và ước mơ về công lí của nhân dân.

C- Tiếng đàn là đại diện cho cái Thiện.

D- Tiếng đàn là biểu tượng của tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 28 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò kiÓm tra 1 tiÕt
M«n : Ng÷ v¨n - Líp: 6 - TiÕt:28
N¨m häc 2011- 2012.
( Thêi gian lµm bµi: 45' kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò )
- PhÇn 1: Ma trËn ®Ò kiÓm tra;
 Mức độ 
Tên chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Văn học dân gian
(Truyền thuyết và Cổ tích)
- Nhớ được thể loại truyện.
- Nhớ được các nhân vật trong truyện
- Nhớ được đặc điểm truyện cổ tích, truyền thuyết.
- Hiểu được dụng ý của tác giả; ý nghĩa của hình tượng; giá trị nội dung của truyện.
- Phân biệt được thể loại
truyền thuyết với cổ tích.
- Giải thích được cách hiểu về nguồn gốc ý nghĩa của truyện.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một chi tiết tiêu biểu của truyện.
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỉ lệ % :
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỷ lệ: 40%
Số câu: 9
Số điểm: 10
Tỷ lệ 100%
- PhÇn 2: §Ò kiÓm tra;
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm ) .
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất 
Câu 1: Văn Bản “Em bé thông minh” thuộc thể loại truyện nào ?
 Truyện cổ tích.
 Truyền thuyết. 
Kết hợp truyền thuyết và cổ tích.
Truyện cười.
Câu 2: Truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” gồm có những nhân vật nào?
Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Hùng Vương Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương.
Sơn Tinh, Thủy Tinh, Hùng Vương và Mị Nương.
Câu 3: Truyện cổ tích và truyền thuyết thường có đặc điểm chung gì ?
Có các nhân vật lịch sử.
Có các nhân vật thông minh. 
Thường sử dụng yếu tố tưởng tưởng, kỳ ảo.
Vừa có các nhân vật lịch sử vừa có các nhân vật thông minh.
Câu 4: Dòng nào sau nói không đúng về ý nghĩa của hình tượng “tiếng đàn thần kì” trong truyện “Thạch Sanh”?
Tiếng đàn thần là biểu tượng của tinh thần yêu âm nhạc của nhân dân.
Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí, thể hiện quan niệm và ước mơ về công lí của nhân dân.
Tiếng đàn là đại diện cho cái Thiện.
Tiếng đàn là biểu tượng của tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.
Câu 5: Người xưa dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh nhằm mục đích gì?
A-Kể lại câu truyện dân gian cho trẻ em nghe.
Phản ánh, giải thích hiện tượng lũ lụt, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên.
Tuyên truyền cổ vũ cho việc chống lũ lụt. 
Phê phán những kẻ phá hoại cuộc sống. 
Câu 6: Mục đích chính của truyện “Em bé thông minh” là gì ?
Gây cười.
Phê phán những kẻ ngu dốt.
Khẳng định sức mạnh của con người.
Ca ngợi khẳng định trí tuệ, tài năng của con người.
II. Tự luận ( 7 điểm )
Câu 1 (2 điểm): Theo em hiểu thể loại truyền thuyết và cổ tích khác nhau ở chỗ nào?
Câu 2: (1 điểm ) : Trong văn bản “Thánh Gióng” : Gióng ra đời rất kỳ lạ, nhưng Gióng lại là con của bà mẹ nông dân chăm chỉ làm ăn và phúc đức. Em nghĩ gì về nguồn gốc đó của Gióng.
Câu 3: ( 4 điểm ) . Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc : “Ta sẽ phá tan lũ giặc này”. 
 (Trích văn bản “Thánh Gióng” – Ngữ văn 6 tập 1)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về “tiếng nói đầu tiên của Gióng”
- PhÇn 3: §¸p ¸n vµ biÓu ®iÓm.
 I: Trắc nghiệm (3 điểm) – Mỗi ý đúng 0,5 điểm 
Câu 1
1
2
3
4
5
6
Đáp án đúng 
A
D
C
A
B
D
II. Tự luận ( 7 điểm )
Câu 1 ( 2 điểm): Thể loại truyền thuyết và cổ tích khác nhau : 
- Truyền thuyết : Kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử có liên quan đến lịch sử ở thời quá khứ, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử được kể ( 1 đ)
- Cổ tích : kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quên thuộc như nhân vật bất hạnh, tài năng...các nhân vật thường không có thật do nhân dân sáng tác nhằm thể hiện ước mơ của nhân dân về cái thiện chiến thắng cái ác, ở hiền gặp lành...( 1 đ)
Câu 2 ( 1 điểm): Trong văn bản Thánh Gióng : Gióng ra đời rất kỳ lạ, nhưng Gióng lại là con của bà mẹ nông dân chăm chỉ làm ăn và phúc đức. Điều đó có ý nghĩa : 
Gióng là con của người nông dân lương thiện.
Gióng rất gần gũi với mọi người .
Gióng là người anh hùng của nhân dân.
Câu 3: (4 điểm) . Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc : “ Ta sẽ phá tan lũ giặc này”. 
- HS viết được một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về chi tiết tiêu biểu 
 HS cần làm nổi bật các ý cơ bản sau:
- Lòng yêu nước là tình cảm lớn nhất , thường trực nhất của Gióng, cũng là của nhân dân ta. 
- Ý thức lớn nhất là ý thức vận mệnh dân tộc .
- Câu nói của Gióng là niềm tin chiến thắng , đồng thời thể hiện sức mạnh tự cường của dân tộc. 
Ng­êi ra ®Ò
(ch÷ ký, hä vµ tªn)
NguyÔn ThÞ Ph­¬ng Lan
Tæ tr­ëng
(ch÷ ký, hä vµ tªn)
HiÖu tr­ëng
(ký tªn, ®ãng dÊu)

Tài liệu đính kèm:

  • docbai số 1-Tiết 28.doc