Bài 1: (4đ)
a) Đoạn thẳng AB là gì? Vẽ hình minh họa.
b) Vẽ đoạn thẳng AB dài 6cm. Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB. Nêu cách vẽ.
Bài 2: (2đ)
Điền dấu “x” vào ô thích hợp:
Câu Đúng Sai
a) Hai tia Ox, Oy chung gốc O cùng nằm trên một đường thẳng có x, y khác phía với O thì trùng nhau.
b) Cho đoạn thẳng CD, nếu M là điểm nằm giữa CD thì MC và MD là hai tia đối nhau.
c) Qua ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng, chỉ vẽ được một đường thẳng.
d) Cho ba điểm X, Y,Z có XY = XZ thì X là trung điểm của YZ.
Bài 3: (4đ)
Cho bốn điểm A, B, C, D theo thứ tự đó nằm trên một đường thẳng.
Cho biết: AB = 6cm ; BC = 10cm ; CD = 6cm.
a) So sánh độ dài AC và BD
b)Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng AD. Tính: AI.
c)Gọi K là trung điểm của đoạn thẳng BC. Hãy chứng tỏ rằng I và K trùng nhau.
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN: HÌNH HỌC 6 Bài 1: (4đ) a) Đoạn thẳng AB là gì? Vẽ hình minh họa. b) Vẽ đoạn thẳng AB dài 6cm. Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB. Nêu cách vẽ. Bài 2: (2đ) Điền dấu “x” vào ô thích hợp: Câu Đúng Sai a) Hai tia Ox, Oy chung gốc O cùng nằm trên một đường thẳng có x, y khác phía với O thì trùng nhau. b) Cho đoạn thẳng CD, nếu M là điểm nằm giữa CD thì MC và MD là hai tia đối nhau. c) Qua ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng, chỉ vẽ được một đường thẳng. d) Cho ba điểm X, Y,Z có XY = XZ thì X là trung điểm của YZ. Bài 3: (4đ) Cho bốn điểm A, B, C, D theo thứ tự đó nằm trên một đường thẳng. Cho biết: AB = 6cm ; BC = 10cm ; CD = 6cm. a) So sánh độ dài AC và BD b)Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng AD. Tính: AI. c)Gọi K là trung điểm của đoạn thẳng BC. Hãy chứng tỏ rằng I và K trùng nhau. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN: HÌNH HỌC 6 ĐÁP ÁN Bài 1: Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. b) Cách vẽ: Lấy điểm A tùy ý, vẽ tia Ax. Trên tia Ax, xác định điểm B sao cho AB = 6cm. Ta được đoạn thẳng AB. Trên tia AB, vẽ điểm M sao cho AM = MB = 3cm. Ta được trung điểm M của đoạn thẳng AB. A M B x | | | 3cm 6cm Bài 2: Sai. Đúng. Đúng. Sai. Bài 3: A B I C D | | | | | Theo thứ tự A, B, C, D nên B nằm giữa A và C AC = AB + BC = 6 + 10 = 16 (cm) C nằm giữa B và D BD = BC + CD = 10 + 6 = 16 (cm) Vậy: AC = BD. Ta có: AD = AB + BC + CD = 6 + 10 + 6 = 22 (cm) I là trung điểm của đoạn thẳng AD nên: AI = ID = AD : 2 = 22 : 2 = 11 (cm) K là trung điểm của BC nên: BK = KC = BC : 2 = 10 : 2 = 5 (cm) Ta có: AK = AB + BK = 6 + 5 = 11 (cm) Vì: AK = AI = 11 cm (K, I nằm giữa A, D) nên I và K trùng nhau. ĐIỂM 4 Điểm 0.5 0.5 1 1 1 2 Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 4 Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5
Tài liệu đính kèm: