Đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 9 môn: Ngữ Văn

Đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 9 môn: Ngữ Văn

Câu 1. (1 điểm)

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng

(Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

 Hãy xác định hình ảnh mặt trời trong câu thơ nào được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, đó là biện pháp tu từ gì?

 Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó?

Câu 2. (1,5 điểm )

 Sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” có phải là ngẫu nhiên vô tình của tác giả hay không? Vì sao?

Câu 3. (1,0 điểm)

 Chi tiết chiếc lược ngà có vai trò như thế nào trong truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Thành Long.

Câu 4. (1,5 điểm)

 Viết một đoạn văn dài khoảng 7 – 10 câu theo lối diễn dịch, trình bày những cảm nhận của em về tâm trạng Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích. Trong đoạn có sử dụng các từ: thất vọng, bơ vơ, thăm thẳm, lênh đênh, thương nhớ.

Câu 5. (5,0 điểm)

 Có ngời nhận xét “Lặng lẽ Sa pa” là một bài thơ bằng văn xuôi ngợi ca vẻ đẹp trong sự lặng lẽ tỏa hưong của thiên nhiên và con người.

 Phân tích truyện ngắn “ Lặng lẽ sa pa” của Nguyễn Thành Long để làm rõ ý kiến trên

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 9 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 9
Môn: ngữ văn
Thời gian làm bàI: 150 phút.
Đề 1
Câu 1. (1 điểm)
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
 Hãy xác định hình ảnh mặt trời trong câu thơ nào được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, đó là biện pháp tu từ gì?
 Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó?
Câu 2. (1,5 điểm )
 Sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” có phải là ngẫu nhiên vô tình của tác giả hay không? Vì sao?
Câu 3. (1,0 điểm)
 Chi tiết chiếc lược ngà có vai trò như thế nào trong truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Thành Long.
Câu 4. (1,5 điểm)
 Viết một đoạn văn dài khoảng 7 – 10 câu theo lối diễn dịch, trình bày những cảm nhận của em về tâm trạng Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích. Trong đoạn có sử dụng các từ: thất vọng, bơ vơ, thăm thẳm, lênh đênh, thương nhớ.
Câu 5. (5,0 điểm)
 Có ngời nhận xét “Lặng lẽ Sa pa” là một bài thơ bằng văn xuôi ngợi ca vẻ đẹp trong sự lặng lẽ tỏa hưong của thiên nhiên và con người.
	Phân tích truyện ngắn “ Lặng lẽ sa pa” của Nguyễn Thành Long để làm rõ ý kiến trên
biểu đIểm và đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 9
Môn: ngữ văn
Đề 1
Câu 1. 
Câu thơ thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ và đó là biện pháp tu từ ẩn dụ.	(1đ)
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
 “ Mặt trời” chỉ có em bé trên lưng mẹ.	(0,25đ)
Tác giả đã ngầm ví mặt trời của mẹ Tà ôi chính là là em bé. Mặt trời được được đem ra làm biểu tượng cho sự sông, cho niềm tin của một ngời mẹ đối với con. Qua đó cũng bộc lộ một tình yêu nóng bỏng bằng tình mẹ con.	(0,5đ)
 Qua phân tích trên ta thấy ẩn dụ là một biện tu từ có tính biểu cảm mãnh mẽ, phong phú. Nó làm đa dạng hóa hình tượng, hình ảnh qua đôi mắt và trái tim cảm nhận của các nhà thơ, nhà văn.	(0,25đ)
Câu 2. 
Sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang đại từ “ta” trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải hoàn toàn khôngphải là sự ngẫu nhiê, vô tình mà là dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc.	(0,25đ)
Đó là sự chuyển từ cái tôi cá nhân nhỏ bé hòa với cái ta chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Trong cái ta chung vẫn còn cái tôi riêng, hạnh phúc là sự hòa hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niềm vui chung của dân tộc trongthời đại mới. (1đ)
Sự chuyển đổi diễn ra rất tự nhiên hợp lí, theo mạch cảm xúc.	(0,25đ)
Câu 3. (1 đ)
Chi tiết “Chiếc lược ngà” (Cũng được làm lấy tên truyện) có một ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm. Chiếc lược ngà đã nối kết hai cha con , ông sáu và bé Thu trong sự xa cách của hai người và cả sau khi ông sáu đã hi sinh . Chiếc lược ngà là biểu hiện cụ thể của tình yêu, nỗi nhớ mong của ông sáu với con và nó trở thành kỉ vật thiêng liêng, thành biểu tượng của tình cha con sâu nặng.
Câu 4. (1,5đ)
Viết được đoạn văn thể hiện được cảm nhận đúng diễn biến tâm trạng của nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích, buồn rầu, cô đơn, thương nhớ người yêu, người thân, lo lắng, sự hãi cho tương lai của mình.	(0,75đ)
Đoạn văn viết theo kiểu diễn dịch.	(0,25đ)
Sử dụng đủ và phù hợp các từ đã cho, diễn đạt trôi chảy, không lỗi chính tả. (0,5đ)
Câu 5. (5 đ)	Yêu cầu học sinh.
Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vấn đề sẽ phân tích .	(0,5đ)
Giải thích ngắn gọn nhận xét của đề. Bài thơ bằng văn xuôi, áng văn xuôi giàu chất thơ, ca ngợi vẻ đẹp lặng lẽ thơ mộng của thiên nhiên và con người.	(0,5đ)
Phân tích chất thơ của truyện. (3.5đ)
Vẻ đẹp thiên nhiên SaPa (1,5đ)
Hình ảnh mây rơi xuống đường, luồn cả vào gầm xe, khiến ta có cảm tưởng như đi trên mây.
Hình ảnh nắng chiều mạ bạc cả con đèo, đất trời như tỏa sáng.
Vẻ đẹp của con người SaPa. (2đ)
Nhân vật chính, anh thanh niên , và một số nhân vật phụ; ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường, ông kĩ sư chờ rét..
Cái lặng lẽ của công việc ầm thầm ít ai biết đến trong một không gian vắng lặng.
Trong cái lặng lẽ của đất trời, công việc là những con người, những tâm hồn không lặng lẽ, vì họ đanglàm những công việc có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước; là sự hăng say trong công việc, hiến mình cho công việc cho, đất nước, cho nhân dân.
Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn bình dị, khiêm tốn và hồn nhiên của những con người ở SaPa.
Đánh giá chung. (0,5đ)
Khẳng định lại vấn đề và giá trị của tác phẩm “Lặng lẽ SaPa” là một áng thơ bằng văn xuôi ca ngợi vẻ dẹp của thiên nhiên và con người lao động, nhưng tri thức mới đang thầm lặng hiến dâng tất cả sức lực và tuổi trẻ cho nhân dân, cho đất nước

Tài liệu đính kèm:

  • docDap an va De HSG Van 9 1doc doc.doc