Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Lâm Ngư Trường

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Lâm Ngư Trường

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm ( Mỗi câu đúng 0,25đ )

Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi để lựa chọn câu trả lời đúng nhất .

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

 < ngữ="" văn="" 7,="" tập="" ii="">

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?

 A. Ý nghĩa văn chương. B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.

 C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. D. Sự giàu đẹp của tiếng Việt .

Câu 2: Tác giả trong đoạn văn trên là ai ?

 A. Hoài Thanh. B. Phạm Văn Đồng.

 C. Đặng Thai Mai. D. Hồ Chí Minh.

Câu 3: Đoạn văn trên viết trên phương thức biểu đạt nào ?

 A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C.Tự sự. D. Nghị luận.

Câu 4: Đoạn văn trên viết theo kiểu nghị luận nào ?

 A. Nghị luận chứng minh. B. Nghị luận phân tích.

 C. Nghị luận giải thích. D. Nghị luận bình luận .

Câu 5: Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn ?

 A.Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí.

 B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy.

 C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.

 D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín trong rương, trong hòm.

Câu 6: Luận điểm của đoạn văn nói lên điều gì?

A.Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân ta.

B. Nhiệm vụ của Đảng là làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc kháng chiến.

C. Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân miền Bắc nước ta.

D. Nhiệm vụ của mỗi học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Lâm Ngư Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010 - 2011
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
 TN
 TL
 TN
 TL
TN
TL
TN
TL
Văn học
- Nhớ tên văn bản
C1 
- Nhớ được tác giả.
C2
- Phương thức biểu đạt
C3
- Kiểu nghị luận.
C4
- Các biểu hiện của tinh thần yêu nước.
C7
- Tóm tắt nội dung chính.
Câu 13
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
4 câu
1,0 đ
10 %
1 câu
0,25 đ
2,5 %
1 câu
2,0 đ
20 %
6 câu
3,25 đ
32,5 %
Tiếng
Việt
- Nhận biết các câu rút gọn.
C9
- TP câu được rút gọn.
C10
- Xác định kiểu câu
C11
- Biện pháp tu từ
C12
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
4 câu
1,0 đ
10 %
4 câu
1,0 đ
10 %
Tập 
làm
Văn
- Luận điểm của đoạn văn.
C5
- Nội dung luận điểm.
C6
- Cách lập luận.
C8
- Viết bài văn nghị luận.
C14
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
3 câu
0,75 đ
7,5 %
1 câu
5,0 đ
50 %
4 câu
5,75 đ
57,5 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
8 câu
2,0 đ
20 %
4 câu
1,0 đ
10 %
1câu
2,0 đ
20 %
1câu
5,0 đ
50 %
14 câu
10,0 đ
100 %
Trường THCS Lâm Ngư Trường
Lớp: 	7
Họ và tên: .
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7
 Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Điểm
Lời phê
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm ( Mỗi câu đúng 0,25đ ) 
Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi để lựa chọn câu trả lời đúng nhất .
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
 	A. Ý nghĩa văn chương. B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
 	C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. D. Sự giàu đẹp của tiếng Việt .
Câu 2: Tác giả trong đoạn văn trên là ai ? 
 	A. Hoài Thanh. B. Phạm Văn Đồng. 
 	C. Đặng Thai Mai. D. Hồ Chí Minh.
Câu 3: Đoạn văn trên viết trên phương thức biểu đạt nào ?
 	A. Miêu tả. 	B. Biểu cảm. C.Tự sự. D. Nghị luận. 
Câu 4: Đoạn văn trên viết theo kiểu nghị luận nào ?
 	A. Nghị luận chứng minh. B. Nghị luận phân tích.
 	C. Nghị luận giải thích. D. Nghị luận bình luận .
Câu 5: Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn ?
 	A.Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí.
 	B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy.
 	C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
 	D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín trong rương, trong hòm.
Câu 6: Luận điểm của đoạn văn nói lên điều gì?
A.Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân ta.
B. Nhiệm vụ của Đảng là làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc kháng chiến.
C. Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân miền Bắc nước ta.
D. Nhiệm vụ của mỗi học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Câu 7: Đoạn văn trên có mấy biểu hiện của tinh thần yêu nước?
 	A. Một biểu hiện. B. Hai biểu hiện. C. Ba biểu hiện. D. Bốn biểu hiện.
Câu 8: Cách lập luận của đoạn văn trên là :
 	A.Tương đồng. B. Nhân - quả . C. Tổng -phân -hợp. D. Nêu định nghĩa.
Câu 9: Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn ?
 	A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
Câu 10: Câu văn:“Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy ” đã lược bỏ thành phần nào?
 	A.Chủ ngữ.	 B.Trạng ngữ.	 C.Chủ ngữ và vị ngữ. D.Vị ngữ.
Câu 11: Câu văn:“Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày” thuộc kiểu câu gì?
 	A. Câu đặc biệt.	B. Câu chủ động. 
 	C. Câu bị động.	D. Câu rút gọn.
Câu 12 : Câu văn: "Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến" đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?
 	A. Ẩn dụ. B. So sánh. C. Hoán dụ. D. Liệt kê.
II.PHẦN TỰ LUẬN: 7,0 điểm
Câu 13: Qua truyện ngắn: "Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, em rút ra được bài học gì về tinh thần trách nhiệm trong công việc và đối với mọi người xung quanh từ hình ảnh tên quan phủ lòng lang dạ thú ? (2,0 điểm)
Câu 14: Em hãy chứng minh rằng: "Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi”. (5,0 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. PHẦNTRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm ( Mỗi câu đúng 0,25đ ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
D
A
C
B
B
A
C
A
B
D
II.PHẦN TỰ LUẬN: 7,0 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
2
Câu 1:Câu hỏi mở học sinh trình bày được ý sau: 
- Cảm nhận của bản thân về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân. 
- Từ đó xác định được lối sống có trách nhiệm trong công việc và đối với người khác.
Câu 2: 
Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh.
- Có bố cục rành mạch hợp lí đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng giàu cảm xúc.
Yêu cầu cụ thể: HS làm được bài theo dàn ý sau: 
a .Mở bài: 
- Nêu vấn đề cần chứng minh: Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.
- Hướng chứng minh: Tình yêu thương đó được phản ánh sâu sắc trong nhiều tác phẩm văn thơ, mẩu chuyện thực tế, sinh động. 
b.Thân bài: Tình thương yêu thiếu nhi của Bác Hồ
- Trong văn thơ:
+ Nhân ngày khai trường đầu tiên (9/1945), Bác gửi thư cho các cháu học sinh với lời lẽ đầy yêu thương : “Các cháu hãy .......công học tập của các cháu” 
+ Tết trung thu nào Bác cũng viết thư, làm thơ gửi các cháu:
 Trung thu trăng sáng như gương
 Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.
- Khi Bác qua đời, trên bàn làm việc của Người vẫn còn chồng thư của các cháu, Bác đang xem dở:
 Ô! Vẫn còn đây của các em
 Chồng thư mới mở, Bác đang xem
 Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
 Nên để bâng khuâng gió động rèm.
- Trong cuộc sống: Bác luôn dành tình thương yêu, quan tâm giáo dục thiếu niên, nhi đồng, vì các em là những “búp trên cành ” cần được chăm sóc, vun trồng.
+ Bác động viên các cháu:
 Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
 Tuỳ theo sức của mình.
+ Bác đề ra 5 điều cần thiết để các cháu thực hiện.
+ Bác thưởng huy hiệu của Người cho các cháu đạt nhiều thành tích xuất sắc. 
+ Bác chia quà cho các cháu khi Người đến thăm các gia đình hoặc khi các cháu đến chúc mừng Bác.
c.Kết bài: 
- Khẳng định tình thương yêu của Bác đối với thiếu nhi.
- Suy nghĩ của bản thân em về những lời dạy bảo, quan tâm, chăm sóc của Bác. 
Hết
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
3,0 đ
1,0 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docKT KÌ II văn 7 . 2011.doc