Câu 1: ( 1 đ).
Nêu suy nghĩ của em về đạo làm con sau khi học xong truyện “ Mẹ hiền dạy con”
Câu 2: ( 1,5 đ)
Phát hiện và chữa các lỗi dùng từ trong các câu sau :
a) Anh ấy là người rất kiên cố.
b) Thầy giáo đã truyền tụng cho chúng em rất nhiều kiến thức.
c) Trước khi nói phải nghĩ, không nên nói năng tự tiện.
Câu 3: Cụm động từ là gì? Nêu cấu tạo của cụm động từ? ( 1,5 đ)
Câu 4: Tập làm văn ( 6,0 đ)
Hãy đóng vai Sơn Tinh trong truyện “ Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” để kể lại câu chuyện ấy.
Trường THCS Phổ Thạnh ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2009-2010. Môn: Ngữ Văn lớp 6 Thời gian: 90 phút. Câu 1: ( 1 đ). Nêu suy nghĩ của em về đạo làm con sau khi học xong truyện “ Mẹ hiền dạy con” Câu 2: ( 1,5 đ) Phát hiện và chữa các lỗi dùng từ trong các câu sau : a) Anh ấy là người rất kiên cố. b) Thầy giáo đã truyền tụng cho chúng em rất nhiều kiến thức. c) Trước khi nói phải nghĩ, không nên nói năng tự tiện. Câu 3: Cụm động từ là gì? Nêu cấu tạo của cụm động từ? ( 1,5 đ) Câu 4: Tập làm văn ( 6,0 đ) Hãy đóng vai Sơn Tinh trong truyện “ Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” để kể lại câu chuyện ấy. Trường THCS Phổ Thạnh. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 6- Năm học 2009-2010. Câu 1: ( 1,0 đ) - Nói lên được công ơn của cha mẹ- cha mẹ làm tất cả để nuôi dạy con nên người. - Bản thân em đã làm được những gì để cha mẹ vui lòng. Trong tương lai em sẽ phấn đấu như thế nào để không phụ công ơn sinh thành của cha mẹ. Câu 2: ( 1,5 đ) ( mỗi câu đúng 0,5 đ) a) Dùng sai từ: kiên cố " câu đúng : Anh ấy rất kiên trì. b) Dùng sau từ: truyền tụng " câu đúng : Thầy giáo đã truyền đạt cho chúng em rất nhiều kiến thức. c) Dùng sai từ: tự tiện " câu đúng : Trước khi nói phải nghĩ, không được nói năng tuỳ tiện. Câu 3: ( 1,5 đ). - Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một động từ, những hoạt động trong câu giống như một động từ. ( 0,5 đ). - Cấu tạo cụm động từ gồm 3 phần: Phần trước – phần trung tâm- phần sau. + Phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động, sự khẳng định hoặc phủ định hành động. + Phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động. ( 1,0 đ). Câu 4: Tập làm văn ( 6,0 đ) Mở bài: ( 1,0 đ). Nhân vật tự giới thiệu về mình để kể câu chuyện. ( kể theo ngôi thứ nhất) Thân bài: Diễn biến câu chuyện ( 4,0 đ) + Vua Hùng kén rễ ( 0,75 đ) + Nhân vật xưng “ tôi”, đến cầu hôn và trổ tài cùng Thuỷ Tinh ( 0,75 đ) + Vua hùng ra điều kiện chọn rễ ( 0,75 đ). + Nhân vật “ tôi” được vợ và cuộc giao tranh diễn ra với Thuỷ Tinh. ( 1,0đ). + Nổi hận thù hàng năm của Thuỷ Tinh ( 0,75 đ). Kết bài: ( 1,0 đ) Cảm ngĩ của nhân vật xưng “tôi” ( 1,0 đ) ( Cần kể bằng lời văn của em). Trường THCS Phổ Thạnh Tổ : Xã hội I MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. Môn: Ngữ văn 6- Năm học : 2009- 2010. TT Mức độ Kiến thức Chuẩn kiến thức và kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng 1 Mẹ hiền dạy con Hiểu được thái độ tính cách, phương pháp dạy con của bà mẹ. Từ đó hiểu được vai trò của người mẹ trong việc giáo dục, dạy dỗ con. Biết thể hiện lòng biết ơn cha mẹ qua việc rèn luyện đạo đức cố gắng học tập để trở thành người tốt. 1 1,0 1 1,0 2 Chữa lỗi dùng từ Nhận ra được các lỗi lặp từ, lẫn lộn giữa các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa. Có ý thức trách mắc lỗi khi dùng từ. 1 1,5 1 1,5 3 Cụm động từ Hiểu được ý nghĩa tác dụng của cụm động từ. Hiểu được cấu tạo cụm động từ. 1 1,5 1 1,5 4 Viết bài văn tự sự bằng các đóng vai một nhân vật trong truyện để kể Biết vận dụng những kiến thức về văn tự sự để viết bài văn kể chuyện bằng cách đóng vai nhân vật trong truyện ( kể theo ngôi thứ nhất) 1 6,0 1 6,0 Tổng cộng 2 3,0 1 1.0 1 6,0 4 10,0
Tài liệu đính kèm: