Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011

Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011

1. Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, bài học mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là :

A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột, nếu không sẽ chuốc vạ vào thân.

B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

C. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào mình.

D. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

2. Nhận xét nêu đúng đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản “Lao xao” là :

A. Phối hợp tả, kể và bình luận

B. Phối hợp tả và kể

C. Thuần tuý miêu tả

D. Phối hợp kể và bình luận

3. Nội dung của văn bản “Cô Tô” viết về điều gì ?

A. Thiên nhiên vùng biển Quảng Ninh

B. Thiên nhiên và con người vùng đảo Cô Tô

C. Cuộc sống ở một vùng biển đảo

D. Vẻ đẹp của Cô Tô sau cơn bão

 

doc 4 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN 
TRƯỜNG THCS 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN : Ngữ văn 6
THỜI GIAN : 45 phút
ĐỀ CHẴN
A. TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
Chọn đáp án em cho là đúng nhất
Văn bản “Sông nước Cà Mau” là sáng tác của nhà văn :
Tạ Duy Anh
Võ Quảng
Đoàn Giỏi
Vũ Tú Nam
Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, bài học mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là :
Ở đời không được ngông cuồng, dại dột, nếu không sẽ chuốc vạ vào thân.
Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào mình.
Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Nhận xét nêu đúng đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản “Lao xao” là :
Phối hợp tả, kể và bình luận
Phối hợp tả và kể
Thuần tuý miêu tả
Phối hợp kể và bình luận
Nội dung của văn bản “Cô Tô” viết về điều gì ?
Thiên nhiên vùng biển Quảng Ninh
Thiên nhiên và con người vùng đảo Cô Tô
Cuộc sống ở một vùng biển đảo
Vẻ đẹp của Cô Tô sau cơn bão
Câu văn không sử dụng phép so sánh là :
Những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ.
Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.
Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ ?
Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế.
Câu thơ “Áo chàm đưa buổi phân li” sử dụng kiểu hoán dụ :
Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Trong các câu sau, câu nào là câu tồn tại ?
Trên sông Hồng có thêm cầu Thăng Long, cầu Chương Dương.
Các cành cây đều đã lấm tấm màu xanh.
Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những dãy núi cao sừng sững.
Nước sông Hồng đỏ rực, cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi.
Nhận xét chưa chính xác về vai trò và đặc điểm của văn miêu tả là :
Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người
Làm hiện ra trước mắt ngưòi đọc, người nghe những đặc điểm của một sự vật, sự việc, con người
Bộc lộ rõ nhất năng lực quan sát của người viết, người nói
Bộc lộ rõ nhất tâm trạng của người, vật được miêu tả.
B. TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)
Câu 1 (3 điểm) : Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết những câu nào là câu miêu tả và những câu nào là câu tồn tại.
Trong nhà ngoài ngõ đâu đâu cũng sực nức mùi cá biển. 
(Tiếng Việt 4, 1994)
Cách Bà Rịa khoảng năm trăm cây số về phía đông – nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi của Tổ quốc ta. 
(Hà Đình Cẩn)
Câu 2 (5 điểm) : Chon một trong hai đề văn sau để viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Đề 1 : Hãy miêu tả quang cảnh một đầm sen đang mùa hoa nở.
Đề 2 : Dựa vào bài thơ “Lượm” của Tố Hữu mà em đã học, hãy tả lại hình ảnh chú bé Lượm theo tưởng tượng của em.
PHÒNG GD & ĐT QUẬN 
TRƯỜNG THCS 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN : Ngữ văn 6
THỜI GIAN : 45 phút
 ĐỀ LẺ
A. TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
Chọn đáp án em cho là đúng nhất
Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là sang tác của nhà văn :
Tạ Duy Anh
Tô Hoài
Đoàn Giỏi
Vũ Tú Nam
Nhận xét không thể hiện đúng nội dung bài học của văn bản “Bức tranh của em gái tôi” là :
Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác
Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác
Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình tự vượt qua tính ích kỉ cá nhân
Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác
Dòng nêu đúng đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản “Vượt thác” là :
Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động của con người
Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông
Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động
Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông
Điểm giống nhau giữa hai văn bản “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là :
Tả cảnh quan vùng cực Nam của Tổ quốc
Tả cảnh sông nước miền Trung
Tả cảnh sông nước
Tả sự oai phong, mạnh mẽ của con người
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là hoán dụ ?
Những tàu lá cọ như những chiếc ô xoè rộng.
Anh ấy đã trở về sau những năm bom đạn.
Những chú trâu hiền lành đang gặm cỏ.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già 
Câu thơ “Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông” sử dụng kiểu ẩn dụ :
Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ phẩm chất
Trong các câu văn sau, câu nào là câu miêu tả ?
Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
Buổi sớm, mặt trời chiếu sáng khắp nơi.
Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.
Trên đồng ruộng, trắng phau những cánh cò.
Dòng nào sau đây ghi đúng trình tự của một bài văn miêu tả ?
Giới thiệu đối tượng được miêu tả, tả chi tiết theo một thứ tự nhất định, nêu nhận xét, cảm nghĩ
Giới thiệu đối tượng và tả chi tiết
Tả chi tiết đối tượng theo một thứ tự nhất định
Tả chi tiết đối tượng và nêu nhận xét
B. TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)
Câu 1 (3 điểm) : Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết những câu nào là câu miêu tả và những câu nào là câu tồn tại.
Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. 
 (Thiên Lương)
Trong óc nhà toán học trẻ tuổi loé ra một tia sáng. Anh lặng lẽ trở về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó trên giấy. 
(Lê Nguyên Long)
Câu 2 (5 điểm) : Chon một trong hai đề văn sau để viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Đề 1 : Hãy miêu tả quang cảnh một đầm sen đang mùa hoa nở.
Đề 2 : Dựa vào bài thơ “Lượm” của Tố Hữu mà em đã học, hãy tả lại hình ảnh chú bé Lượm theo tưởng tượng của em.

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA HOC KI 2.doc