Câu 1: Theo em trong các hành vi sau hành vi nào gây ô nhiễm, phá huỷ môi trường?
(Khoanh tròn vào những hành vi mà em chọn ?)
1. Gom rác thải đổ dúng nơi quy định
2. Tham gia chiến dịch trồng cây.
3. Phá rừng trồng ngô, khoai, sắn.
4. Vệ sinh nơi ở thường xuyên.
Câu 2: Theo em trong những hành vi sau hành vi nào thể hiện sự phá hoại di sản văn hoá? ( khoanh tròn vào trước mục mà em chọn).
1. Vệ sinh sạch sẽ khu di tích.
2. Khắc tên mình ở khu di tích để làm kỷ niệm.
3. Tổ chức tham quan, tìm hiểu di sản văn hoá.
4. Giúp cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật.
Đề Kiểm tra HKII môn GDCD 7 Năm học 2011 - 2012 1. Đề bài. I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Câu 1: Theo em trong các hành vi sau hành vi nào gây ô nhiễm, phá huỷ môi trường? (Khoanh tròn vào những hành vi mà em chọn ?) Gom rác thải đổ dúng nơi quy định Tham gia chiến dịch trồng cây. Phá rừng trồng ngô, khoai, sắn. Vệ sinh nơi ở thường xuyên. Câu 2: Theo em trong những hành vi sau hành vi nào thể hiện sự phá hoại di sản văn hoá? ( khoanh tròn vào trước mục mà em chọn). Vệ sinh sạch sẽ khu di tích. Khắc tên mình ở khu di tích để làm kỷ niệm. Tổ chức tham quan, tìm hiểu di sản văn hoá. Giúp cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật. Câu 3: Khi cần sao giấy khai sinh thì đến cơ quan nào? ( khoanh tròn vào trước mục mà em chọn). Trạm y tế. Trường học. Uỷ ban nhân dân xã. 4. Đến gặp tổ trưởng tổ dân phố Câu 4: Trong các hành vi sau hành vi nào là hành vi bảo vệ quyền trẻ em? ( khoanh tròn vào trước mục mà em chọn). Đánh đập, hành hạ trẻ em. Cho trẻ em xem phim ảnh đồi trụy. Bắt trẻ em lao động quá sức. Buộc trẻ em nghiện phải đi cai nghiện. II. Phần tự luận: (8 điểm) Câu 1: Nêu nội dung các nhóm quyền trẻ em? Câu 2: Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Nêu cách bảo vệ chúng? Bản thân em đã làm gì để bảo vệ môi trường? Câu 3: Theo em.Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được pháp luật quy định như thế nào? 2. Đáp án và biểu điểm: I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm - mỗi ý được 0,5đ). Câu hỏi 1 2 3 4 Đáp án 3 2 3 4 II. Phần tự luận: Câu 1: (3 điểm - mỗi ý được 1đ). + Quyền được bảo vệ: Trẻ được khai sinh và có quốc tịch, được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự. + Quyền được chăm sóc: Trẻ được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ, sống chung với cha mẹ. Trẻ tàn tật, khuyết tật được nhà nước và xã hội giúp đỡ, nuôi dạy. + Quyền được giáo dục: Trẻ em có quyền được học tập, dạy dỗ, vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao. Câu 2: (2 điểm - mỗi ý được 0,5đ). - Môi trường là điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Nó tạo nên cơ sở vật chất để phát triển KT, VH, XH tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần. - Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. TNTN là một bộ phận thiết yếu của môi trường . mỗi hoạt động kinh tế khai thác TNTN dù tốt hay xấu đều có tác động đến môi trường . - Chúng ta cần giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh tháI, cải thiện môi trường ngăn chặn, khác phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. - HS tự liên hệ thực tế Câu 3: (3 điểm - mỗi ý được 1đ). - Tín ngưỡng là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời. - Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lý thể hiện sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân có nghĩa là công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ để theo một tôn giáo, tín ngưỡng khác mà không ai được cưỡng bức, cản trở. Người Kiểm tra Lê Thị Thúy Người ra đề Nguyễn Thu Hiền
Tài liệu đính kèm: