Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học lớp 6 học kỳ I

Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học lớp 6 học kỳ I

Câu 1: Nêu các đặc điểm chung của thực vật? (1,5đ)

Câu 2: Trình bày sự phân chia tế bào thực vật và ý nghĩa của quá trình đó với cơ thể thực vật? (2,5đ)

Câu 3: Trình bày cấu tạo của miền hút của rễ và chức năng của mỗi phần?(2đ)

Câu 4: Phân biệt rễ cọc và rễ chùm? Cho ví dụ minh họa. (1đ)

Câu 5: Thân mọc dài ra và to ra là do đâu? (2đ)

Câu 6: Vì sao nói đối với cây lấy gỗ người ta không nên ngắt ngọn mà chỉ tỉa cành?(1đ)

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học lớp 6 học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận thiết kế đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học lớp 6 học kỳ I 
Tên chương
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
1.Mở đầu
3 tiết
Nêu các đặc điểm chung của thực vật?
15 % = 1,5 điểm
100% = 1,5 điểm
2.Tế bào thực vật
4 tiết
Trình bày sự phân chia tế bào và ý nghĩa của quá trình đó với cơ thể thực vật?
25 % = 2,5 điểm
100% = 2,5 điểm
3. Rễ
5 tiết
Trình bày cấu tạo của miền hút của rễ và chức năng của mỗi phần?
Phân biệt rễ cọc và rễ chùm? Cho ví dụ minh họa.
30 % = 3 điểm
66,7% = 2 điểm
33,3% = 1 điểm
4. Thân
5 tiết
Thân mọc dài ra và to ra là do đâu?
Vì sao nói đối với cây lấy gỗ người ta không nên ngắt ngọn mà chỉ tỉa cành?
30 % = 3 điểm
66,7% = 2 điểm
33,3% = 1 điểm
Số câu: 6
Số điểm
100 % = 10 điểm
1 câu
1,5 điểm
15 %
3 câu
6,5 điểm
65 %
1 câu
1 điểm
10 %
1 câu
1 điểm
10 %
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC HỌC KỲ I LỚP 6
Câu 1: Nêu các đặc điểm chung của thực vật? (1,5đ)
Câu 2: Trình bày sự phân chia tế bào thực vật và ý nghĩa của quá trình đó với cơ thể thực vật? (2,5đ)
Câu 3: Trình bày cấu tạo của miền hút của rễ và chức năng của mỗi phần?(2đ)
Câu 4: Phân biệt rễ cọc và rễ chùm? Cho ví dụ minh họa. (1đ)
Câu 5: Thân mọc dài ra và to ra là do đâu? (2đ)
Câu 6: Vì sao nói đối với cây lấy gỗ người ta không nên ngắt ngọn mà chỉ tỉa cành?(1đ)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC HỌC KỲ I LỚP 6
Câu 1: Các đặc điểm chung của thực vật:
- Tự tổng hợp chất hữu cơ: (0,5đ)
 	+ Thành phần tham gia: CO2 , H2O, ánh sáng mặt trời.
	+ Sản phẩm tạo thành: O2 , chất hữu cơ.
- Phần lớn thực vật không có khả năng di chuyển. Ví dụ: cây phượng không có kahr năng di chuyển. (0,5đ)
- Thực vật có khả năng phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. Ví dụ: khi ta đem trồng cây vào chậu rồi đặt lên bệ cửa sổ thì sau một thời gian ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng. (0,5đ)
Câu 2: * Trình bày sự phân chia tế bào thực vật:
- Các thành phần tham gia: nhân, chất tế bào, màng sinh chất, vách ngăn. (0,5đ)
- Quá trình phân chia gồm 3 giai đoạn: (0,75đ)
	+ Phân chia nhân: từ 1 nhân hình thành 2 nhân, sau đó tách ra xa nhau.
	+ Phân chia chất tế bào.
	+ Hình thành vách ngăn ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
- Kết quả phân chia: từ 1 tế bào mẹ thành 2 tế bào con. (0,5đ)
	* Ý nghĩa của sự phân chia tế bào đối với cơ thể thực vật: làm tăng số lượng tế bào cùng với sự lớn lên của tế bào làm tăng kích thước tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển. (0,75đ)
Câu 3: Trình bày cấu tạo của miền hút của rễ và chức năng của mỗi phần:
Miền hút của rễ gồm có 2 phần chính: vỏ và trụ giữa.
Vỏ:
 	- Biểu bì: bảo vệ các phần bên trong rễ; có lông hút hấp thụ nước và muối khoáng cho cây. (0,5đ)
- Thịt vỏ: chuyển chất dinh dưỡng vào trụ giữa. (0,5đ)
Trụ giữa:
- Bó mạch: vận chuyển chất đi nuôi cây. (0,5đ)
- Ruột: chứa chất dự trữ. (0,5đ)
Câu 4: Phân biệt rễ cọc và rễ chùm: (1đ)
Rễ cọc
Rễ chùm
Vị trí mọc của các rễ
1 rễ cái mọc ra từ gốc thân, trên rễ cái mọc nhiều rễ con
Tất cả các rễ đều mọc ra từ gốc thân tạo thành chùm
Kích thước của các rễ
Rễ cái to, dài, khỏe, các rễ con nhỏ, ngắn hơn
Các rễ đều có kích thước tương đối bằng nhau
Ví dụ
Cam, chanh, bưởi
Hành, lúa, tỏi
Câu 5: 
* Thân mọc dài ra do có sự phân chia các các tế bào của mô phân sinh ở phần ngọn ( hầu hết các loài thực vật) hay ở cả phần ngọn và phần lóng (ở một số loài). (1đ)
* Thân to ra là do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. (1đ)
Câu 6: 
Đối với cây lấy gỗ thì không bấm ngọn vì phải đề cây mọc cao mới cho gỗ tốt và chỉ tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vào thân chính. (1đ)
Ma trận thiết kế đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học lớp 6 học kỳ II
Tên chương
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
1.Hoa và sinh sản hữu tính
2 tiết
Trình bày quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả ở thực vật.
20 % = 2 điểm
100% = 2 điểm
2.Quả và hạt
6 tiết
Mô tả các bộ phận của hạt.
Trình bày đặc điểm của quả và hạt thích nghi với mỗi cách phát tán?
Vì sao phải bảo quản tốt hạt giống?
55 % = 5,5 điểm
100% = 3 điểm
100% = 1,5 điểm
 100% = 1 điểm
3. Các nhóm thực vật
3 tiết
Trình bày đặc điểm chung của nhóm Quyết ?
25% = 2,5 điểm
100% = 2,5 điểm
Số câu: 5
Số điểm
100 % = 10 điểm
1 câu
3 điểm
30 %
3 câu
6 điểm
60 %
0câu
1 câu
1 điểm
10 %
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC HỌC KỲ II LỚP 6
Câu 1: Trình bày quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả ở thực vật? (2đ)
Câu 2: Mô tả các bộ phận của hạt? (3đ)
Câu 3: Trình bày đặc điểm của quả và hạt thích nghi với mỗi cách phát tán?( 1,5 đ)
Câu 4: Vì sao phải bảo quản tốt hạt giống? (1đ)
Câu 5: Trình bày đặc điểm chung của nhóm Quyết? (2,5đ)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC HỌC KỲ II LỚP 6
Câu 1: Quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả ở thực vật:
 - Quá trình thụ tinh:
	+ Sự nảy mầm của hạt phấn: Mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành một ống phấn. Tế bào sinh dục đực được chuyển đến phần đầu của ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. (0,75đ)
	+ Hiện tượng thụ tinh: 
	* Các yếu tố tham gia: tế bào sinh dục đực của hạt phấn và tế bào sinh dục cái có trong noãn. (0,25đ)
	* Kết quả: tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử. (0,5đ)
- Kết hạt: Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn phát triển thành hạt chứa phôi. (0,25đ)
- Tạo quả: Trong khi noãn biến đổi thành hạt, bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt. (0,25đ)
Câu 2: Các bộ phận của hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Vỏ hạt:
	+ Vị trí: là lớp ngoài cùng của hạt. (0,5đ)
	+ Chức năng: bao bọc, bảo vệ các bộ phận bên trong của hạt. (0,5đ)
- Phôi:
	+ Các bộ phận của phôi: rế mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm. (0,25đ)	
+ Số lá mầm của phôi: một lá mầm ở cây Một lá mầm hoặc hai lá mầm ở cây Hai lá mầm. (0,25đ)
	+ Chức năng: phát triển thành cây con mới. (0,5đ)
- Chất dinh dưỡng dự trữ:
	+ Vị trí: ở lá mầm của cây hai lá mầm hoặc ở phôi nhũ của cây một lá mầm. (0,5đ)
	+ Chức năng: cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển. (0,5đ)
Câu 3: Đặc điểm của quả và hạt thích nghi với mỗi cách phát tán:
- Cách phát tán nhờ gió: quả và hạt thường có cánh hoặc túm lông nên có thể được gió thổi đi rất xa. (vd: chò, trâm bầu, hạt hoa sữa, bồ công anh..) (0,5đ)
- Cách phát tán nhờ động vật: quả và hạt thường có nhiều gai hoặc nhiều móc dễ vướng vào lông, da của động vật đi qua hoặc đó là những quả được động vật thường ăn. (vd: trinh nữ, thông, ké..) (0,5đ)
- Cách tự phát tán: quả thường có vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để hạt tung ra ngoài. (vd: quả đậu, cải, chi chi,..) (0,5đ)
Câu 4: Phải bảo quản tốt hạt giống vì: 
Sự nảy mầm của hạt giống phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống. Đó là điều kiện bên trong ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt giống. (0,5đ) Bảo quản tốt hạt giống mới bảo đảm cho hạt giống không bị mối, mọt, nấm mốc phá hoại, hạt mới có sức nảy mầm cao. (0,5đ)
Câu 5: Đặc điểm chung của nhóm Quyết:
- Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá. (0,5đ)
- Cơ quan sinh sản: túi bào tử. (0,5đ)
- Sinh sản: bằng bào tử. (0,5đ)
- Tiến hóa hơn nhóm Rêu ở chỗ: đã có mạch dẫn và rễ thật. (0,25đ)
- Chưa có hoa, quả như thực vật có hoa. (0,5đ)
Vd: lông culi, rau bợ, dương xỉ. (0,25đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docMa tran de kiem tra Sinh hoc 6 kem dap an.doc