Đề kiểm tra 1 tiết môn: Giáo dục công dân (khối 7) thời gian: 45 phút

Đề kiểm tra 1 tiết môn: Giáo dục công dân (khối 7) thời gian: 45 phút

1- Hành động nào không biểu hiện tính trung thực:

a. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.

b. Dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.

c. Trả lại của rơi nhặt được.

d. Bao che khi bạn mắc lỗi.

2- Kỷ luật là quy định chung của.:

a. Pháp luật.

b. Đạo đức và xã hội.

c. Cộng đồng, tập thể, và các tổ chức xã hội.

d. Cá nhân.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn: Giáo dục công dân (khối 7) thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN (Khối 7)
Thời gian: 45 phút 
I/Phần Trắc Nghiệm: (3đ)
*Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
1- Hành động nào không biểu hiện tính trung thực:
a. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b. Dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
c. Trả lại của rơi nhặt được.
d. Bao che khi bạn mắc lỗi.
2- Kỷ luật là quy định chung của...:
a. Pháp luật.
b. Đạo đức và xã hội.
c. Cộng đồng, tập thể, và các tổ chức xã hội.
d. Cá nhân.
3- Trọng đạo là coi trọng và làm theo:
a. Những đạo lý mà thầy cô dạy bảo
b. Tầt cả mọi điều thầy cô nói.
c. Những gì thầy cô đề ra.
d. Điều kiện thầy cô đặt ra.
4- “Biểu hiện” của lối sống giản dị là:
a. Sống phù hợp với điều kiện bản thân.
b. Sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hôị.
c. Không xa hoa, lãng phí, cầu kỳ, kiểu cách.
d. Sống phù hợp với điều kiện của gia đình.
5- Câu tục ngữ nào sau đây nói về đức tính tự trọng:
a. Cây ngay không sợ chết đứng.
b. Giâý rách phải giữ lấy lề.
c. Vàng thật không sợ lửa.
d. Ăn ngay nói thẳng.
6- Hành động nào sau đây là biểu hiện tính kỉ luật:
a. Giữ gìn vệ sing lớp học, nơi công cộng, không xả rác bừa bãi.
b. Chỉ giữ gìn vệ sinh nhà mình, xả rác ngoài đường.
c. Thấy chỗ naò thuận tiện thì vứt rác chỗ đó.
d. Cả a,b,c đều đúng.
II/Phần Tự Luận: (7đ)
Câu 1: Thế nào là yêu thương con người? Nêu một vài câu ca dao, tục ngữ minh họa? (2đ)
Câu 2: Học sinh làm gì để thể hiện mình là người có tính tự trọng trong gia đình, trong xã hội, trong nhà trường, trong cuộc sống? (4 việc làm) (2đ)
Câu 3: Hãy nêu những hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo ở học sinh? (4 hành vi) (1đ)
Câu 4: Em hiêu như thế nào là đoàn kết, tương trợ. Đoàn kết tương trợ có ý nghĩa như thế nào? (2đ)
 Đáp Án 
1/Phần Trắc Nghiệm: Câu trả lời đúng nhất: 
1/d. Bao che khi bạn mắc lỗi.
2/c. Cộng đồng, tập thể, và các tổ chức xã hội.
3/a. Những đạo lý mà thầy cô dạy bảo
4/d. Sống phù hợp với điều kiện của gia đình.
5/b. Giâý rách phải giữ lấy lề.
6/a. Giữ gìn vệ sing lớp học, nơi công cộng, không xả rác bừa bãi.
Phần Tự Luận: 
Câu 1: Yêu thương con người là :
là quan tâm, giúp đỡ người khác
Làm những điều tốt đẹp.
Giúp người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
 (Nêu một vài câu ca dao, tục ngữ minh họa) (2đ)
Câu 2: (2đ)
Không làm được bài, nhưng kiên quyết ko quay cóp và không nhìn bài của bạn.
Khi mắc khuyết điểm. Bố mẹ nhắc nhở, e m nhận lỗi và vui vẻ sửa chữa..
Cư sử đoàng hoàng, nói năng lịch sự
Kính trọng thâyd cô.
Câu 3: (1đ).
Lễ phép với thầy cô giáo.
Xin phép thầy cô trước khi vào lớp.
Hỏi thăm thầy cô khi ốm đau.
Khi mắc lỗi được thầy cô nhắc nhở, biết nhận lỗi và sửa lỗi. 
Câu 4: (2đ)
Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
Ý nghĩa: 
+ Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với những người xung quanh và được 
 mọi người yêu quí và giúp đỡ ta.
+ Tạo nên sứ mạnh vượt qua khó khăn.
+ Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docde kien tra 45p.doc