Đề kiểm tra 1 tiết - Học kì I vật lý lớp 6 thời gian làm bài 45 phút

Đề kiểm tra 1 tiết - Học kì I vật lý lớp 6 thời gian làm bài 45 phút

Câu 1. Giới hạn đo của bình chia độ là

 A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.

 B. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.

 C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.

 D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Câu 2. Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 2mm để đo chiều dài cuốn sách Vật lý 6. Cách ghi kết quả nào sau đây không đúng ?

A. 2,38m ; B. 238cm ; C. 23,8cm ; D. 23,8dm.

Câu 3. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá?

 A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml

 B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.

 C. ở một số của hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99.

 D. Trên vỏi túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 982Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết - Học kì I vật lý lớp 6 thời gian làm bài 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - HK I VẬT LÝ LỚP 6
Thời gian làm bài 45’
I. Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Chủ đề
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
1.Đo độ dài. Đo thể tích
3
3
2,1 
0,9
30
12,9
2. Khối lượng và lực
4
4
2,8
1,2
40
17,1
Tổng 
7
7
4,9
2,1
70
30
b. Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ
Cấp độ
Nội dung 
(chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
T.số
TN
TL
Cấp độ 1, 2 (Lý thuyết)
1.Đo độ dài. Đo thể tích
30
2
2 (0,5)
4,5’
0,5
4,5’
2. Khối lượng và lực
40
4
3(1)
7’
1(2)
6’
3
13’
Cấp độ 3, 4 (Vận dụng)
1.Đo độ dài. Đo thể tích
12,9
1
1(3)
10’
3
10’
2. Khối lượng và lực
17,1
2
1(0,5)
2,5’
1(3)
15’
3,5
17,5’
Tổng
100
9
6(3)
14’
3(7)
31’
10
45’
c) Ma trận đề kiển tra:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đo độ dài. Đo thể tích
3 tiết
1. Một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng là bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích.
- Giới hạn đo của bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
- Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
2. Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
2. Sử dụng được bình chia độ và bình tràn để xác định được thể tích của một số vật rắn không thấm nước và không bỏ lọt bình chia độ, cụ thể theo cách sau:
 - Đổ chất lỏng vào đầy bình tràn và đặt bình chia độ dưới bình tràn;
 - Thả chìm vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình tràn; 
 - Đo thể tích của phần chất lỏng tràn ra chính bằng thể tích của vật.
Số câu hỏi
2(2’)
C1.1
C2.2
1(10’)
C2.8
3
Số điểm
0,5
2,5
3,0
(30%)
2. Khối lượng và lực
a) Khối lượng
b) Khái niệm lực
c) Lực đàn hồi
d) Trọng lực
3. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
5. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
 Đơn vị đo khối lượng thường dùng là ki lô gam (kg). Các đơn vị khác thường được dùng là gam (g), tấn (t).
6. Nêu được một ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng, một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng)
7. Sử dụng cân để biết cân một số vật: Sỏi cuội, cái khóa, cái đinh ốc.
8. Vận dụng công thức P = 10m để tính được P khi biết m và ngược lại.
Số câu hỏi
1(3’)
C3.5
1(2’)
C5.3
2(4,5’)
C7.4
C8.6
2(16’)
C7.7
C8.9
6
Số điểm
0,5
0,25
0,75
5,5
7,0
(70%)
TS câu hỏi
3
1
5
9
TS điểm
1,0
0,25
8,75
10(100%)
1.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Giới hạn đo của bình chia độ là 
	A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.
	B. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.
	C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.
	D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
Câu 2. Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 2mm để đo chiều dài cuốn sách Vật lý 6. Cách ghi kết quả nào sau đây không đúng ?
A. 2,38m ; B. 238cm ; C. 23,8cm ; D. 23,8dm.
Câu 3. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá?
	A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml
	B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.
	C. ở một số của hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99.
	D. Trên vỏi túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg
Câu 4. Trong thí nghiệm xác định khối lượng riêng của sỏi, người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của sỏi, khi cân thằng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 200g còn ở đĩa cân còn lại là sỏi và một quả cân 100g. Khối lượng của sỏi là
	A. 200g	B. 300g	C. 100g	D. 10g
Câu 5: Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực?
	A. Lực tác dụng lên vật đang rơi.
	B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay.
	C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo.
D. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó.
Câu 6. Một vật có khối lượng 450kg thì trọng lượng của nó là:
	A. 0,45N	B. 4,5N	C. 45N	D. 4500N
B. TỰ LUẬN. Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau
Câu 7. Một người muốn lấy 900g gạo từ một túi gạo có khối lượng 1000g, người đó dùng cân Rôbécvan, nhưng trong bộ quả cân chỉ còn lại một số quả cân loại 200g. Hãy tìm cách lấy ra 900g gạo ra khỏi túi 1000g trên.
Câu 8 . Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độ. 
	a. Ngoài bình chia độ đã cho ta cần phải cần ít nhất những dụng cụ gì để có thể xác định được thể tích của hòn đá?
 b. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu?
Câu 9. Một quả nặng có khối lượng 10kg. Tính trọng lượng của vật.
1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm). 
Câu hỏi
1(0,25 đ)
2(0,25 đ)
3(0,25 đ)
4(0,25 đ)
5(0,5 đ)
6(0,5 đ)
Đáp án
A
C
D
C
D
D
B. TỰ LUẬN: 8 điểm
Câu 7: (3 điểm)
+Đặt 4 quả cân loại 200g lên một đĩa cân, rồi lấy gạo trong túi đổ lên 2 đĩa cân. 
1đ
+San sẻ gạo ở 2 bên đĩa cân sao cho cân thăng bằng. Khi đó phần gạo ở đĩa không có quả cân có khối lượng đúng bằng 900g.
1đ
+Thực vậy, khối lượng hai đĩa cân bằng nhau: m = (1000+4.200):2 = 900 (g).
(Học sinh có thể giải theo cách khác nếu đúng vẫn được điểm tối đa).
1đ
Câu 8. (3 điểm) 
 a. Dụng cụ: Ngoài bình chia độ đã cho để đo được thể tích của hòn đá cần thêm bình tràn và nước.
0.5 điểm
 b. Cách xác định thể tích của hòn đá
 Học sinh có thể trình bày được một trong các cách khác nhau để đo thể tích của hòn đá, ví dụ:
+ Cách 1: Đặt bình chia độ dưới bình tràn sao cho nước tràn được từ bình tràn vào bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn để nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ. Thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ bằng thể tích của hòn đá. 
2,5điểm
+ Cách 2: Đổ nước vào đầy bình tràn, đổ nước từ bình tràn sang bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn, đổ nước từ bình chia độ vào đầy bình tràn. Thể tích nước còn lại trong bình là thể tích của hòn đá. 
+ Cách 3: Bỏ hòn đá vào bình tràn, đổ nước vào đầy bình tràn. Lấy hòn đá ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa một thể tích nước đã biết vào bình tràn cho đến khi bình tràn đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích hòn đá.
 * Ghi chú: Học sinh có thể dùng bát, cốc, đĩa,... thay bình tràn mà đưa ra được phương án đo được thể tích của hòn đá cũng cho điểm tối đa. 
Câu 9. (2 điểm)
 Trọng lượng của quả nặng là: P = 10m 
 P = 10.10 = 100 (N)
 (Học sinh nếu tính được đúng kết quả mà không dùng công thức vẫn được điểm tối đa)
1 điểm
1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra 1 tiet hk1 co ma tran.doc