Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tam Cường

Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tam Cường

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2điểm mỗi ý đúng cho 0,25điểm )

Câu1.Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ “của tác giả Thanh Hải được sáng tác trong giai đoạn nào ?

A.1930-1945 B. 1945-1954 C.1954-1975 D.1975-2000

Câu 2.Nhà thơ đã thể hiện tình cảm gì qua bài thơ trên ?

A. Tình yêu thiên nhiên đất nước . C. Khát vọng cống hiến cho đời .

B. Tình yêu cuộc sống . D. Cả A,B,C.

Câu3. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ “?

 A. ẩn dụ B. so sánh C.nhân hoá D. hoán dụ

Câu4.Bài thơ “Viếng lăng Bác”của tác giả Viễn Phương được viết bằng thể thơ nào ?

 A.Thơ 5 chữ B.Thơ 8 chữ C.Thơ lục bát D. Thơ tự do

Câu5.Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất niềm xúc động của tác giả khi vào lăng viếng Bác ?

 A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát B. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

 C. Mai về miền Nam thương trào nước mắt D. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tam Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GD & ĐT VĨNH BẢO
ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA KỲ II
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
Năm học 2011-2012
MễN NGỮ VĂN 9
( Thời gian 75 phỳt khụng kể thời gian giao đề)
i.Phần trắc nghiệm (2điểm mỗi ý đúng cho 0,25điểm )
Câu1.Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ “của tác giả Thanh Hải được sáng tác trong giai đoạn nào ?
A.1930-1945	B. 1945-1954 	C.1954-1975 	D.1975-2000
Câu 2.Nhà thơ đã thể hiện tình cảm gì qua bài thơ trên ?
A. Tình yêu thiên nhiên đất nước . 	C. Khát vọng cống hiến cho đời .
B. Tình yêu cuộc sống . 	D. Cả A,B,C.
Câu3. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ “?
 A. ẩn dụ 	B. so sánh 	C.nhân hoá 	D. hoán dụ 
Câu4.Bài thơ “Viếng lăng Bác”của tác giả Viễn Phương được viết bằng thể thơ nào ?
 A.Thơ 5 chữ 	B.Thơ 8 chữ 	C.Thơ lục bát 	D. Thơ tự do
Câu5.Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất niềm xúc động của tác giả khi vào lăng viếng Bác ?
 	A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát	B. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
 	C. Mai về miền Nam thương trào nước mắt 	D. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ,
Câu6. Các câu trong một đoạn văn và trong một văn bản cần tập trung thể hiện một chủ đề thì được gọi là gì ?
 A.Liên kết chủ đề 	B.Liên kết lôgíc 	C.Liên kết hình thức	D.Liên kết nội dung
Câu7. Nghị luận về tác phẩm truyện là ?
 A:Trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nhân vật 
 B: Trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nội dung của tác phẩm truyện 
 C: Trình bày những nhận xét đánh giá của mình vềnghệ thuật của tác phẩm 
 D: Tất cả 3 ý trên 
Câu 8. nhận xét, đánh giá của người viết nghị luận về tác phẩm truyện phải xuất phát từ:
A. ý nghĩa của cốt truyện	B. Tính cách, số phận của nhân vật
C. Nghệ thuật của tác phẩm	D. Giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện
II. Tự luận (8đ)
Câu 1 (3đ) Trò chơi điện tử đang là một món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn học sinh vì mải chơi đã sao nhãng học tập và mắc nhiều sai lầm khác. Hãy nêu tác hại hiện tượng đó trong một đoạn văn ngắn (có sử dụng thành phần biệt lập - gạch chân thành phần đó )
Câu 2 (5điểm )
Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.
 ***************************************
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II
Mụn NGỮ VĂN 9
I Trắc nghiệm ( 2 điểm ) mỗi ý đúng cho 0,25 điểm 
Câu 	 	 1 	 2 	 3 	 4 	 5 	 6 	 7 	 8
Đáp án 	 D 	 D 	 A B C A D D 
II Tự luận (8 điểm )
Câu 1:(3điểm )
A, về nội dumg : HS nêu là trò chơi giải trí nhưng nếu ham chơi nó dẫn đến nhiều tác hại của trò chơi điện tử trên một số phương diện như: mất thời gian, học hành giảm sút, bạo lực , trộm cắp.... của con người nhất là với HS qua những hình ảnh ...thiếu văn hóa .(1đ)
-Bày tỏ được thái độ của mình về những nội dung trên .(1điểm )
B. Về hình thức (1đ)
	- Có kỹ năng viết đoạn văn nghị luận: luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng (0,25đ)
	- Biết lập luận một vấn đề xã hội: lý lẽ chặt chẽ, dẫn trứng cụ thể phù hợp với lí lẽ làm rõ vấn đề (0,5đ)
	- Chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả (0,25đ)
Câu 2. (5đ)
Nội dung: 
a, Mở bài: (0,5đ)
Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai
Dẫn nhận xét
b, Thân bài: HS có thể trình bày như sau:
- Nêu và phân tích diễn biến của tâm trạng ông Hai khi nghe tin Làng theo giặc và nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của nhà văn Kim Lân.
* ý 1; Tình yêu làng, tình yêu nước của ông Hai là nét nổi bật trong phẩm chất của ông.
- Ông Hai nhân vật chính của tác phẩm là người rất yêu làng. Tình yêu của ông bị đặt vào thử thách: Có tin Làng Dầu theo giặc, phản bội kháng chiến. Ông Hai đã trải qua tâm trạng dằn vặt đau đớn, phải đấu tranh quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình
+ Khi nghe tin làng theo giặc ông bàng hoàng sững sờ “Cổ ông lão nghẹn đắng lại  rân rân”.
+ Ông nghi ngờ có chưa tin nhưng cái tín ấy được khẳng định thì tâm trạng bị ám ảnh day dứt  “ông cúi gầm mặt mà đi”.
+ Ông sống trong tâm trạng nơm nớp no sợ, xấu hổ, nhục nhã ; Dẫn chứng. 
+ Ông tủi thân, thương con, thương dân, thương mình 
Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào tình huống thử thách căng thẳng khi nghe tin người ta không chứa người làng Dầu .
+Ông cạm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống 
+ Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm bị đẩy lên đỉnh điểm. Ông nghĩ về làng hoặc không về .
+ Ông dứt khoát lựa chọn theo cách của ông  Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm hơn tình cảm làng quê  Ông càng đau xót, tủi hổ.
+ Trong tâm trạng bị dồn lén, bế tắc ấy ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào tâm sự với đứa con 
ý 2: Diễn biến tâm trạng của ông Hai được miêu tả một cách tinh tế, sinh động:
+ Tác giả miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó trứng tỏ Kim Lân am hiểu người nông dân và thế giới tinh thần của họ.
+ Ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật giàu tính khẩu ngữ .
Kết bài (0,5đ)
Khẳng định tài năng miêu tả và sự gắn bó quý trọng người nông dân của nhà văn 
Liên hệ bài học
II. Hình thức và kỹ năng: Kỹ năng: Biết vận dụng kiến thức đã học về nghị luận một tác phẩm tự sự để phân tích làm rõ nghệ thuật, thể hiện sinh động và diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin Làng Dầu theo giặc.
Hình thức: Bố cục rõ ràng, lời văn giàu cảm xúc không mắc lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN9-GKII.doc