Câu 5: Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng C. Phương châm về chất
B. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức
Câu 6: Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 7: Miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì?
A. Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu.
B. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.
C. Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm.
D. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính lô gic và màu sắc triết lý.
Câu 8: Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
Trong văn bản tự sự, sự cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm sinh động.
PHÒNG GD&ĐT NGỌC HỒI ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2011-2012 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm): Hãy chọn phương án trả lời đúng trong các phương án A, B, C, D cho mỗi câu sau: Câu 1: Truyện ngắn “Tôi đi học” của tác giả nào? A. Nguyên Hồng C. Thanh Tịnh B. Ngô Tât Tố D. Phạm Duy Tốn Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình? A. Lênh khênh C. Nghênh nghênh B. Móm mém D. Rào rào Câu 3: Trong tác phẩm cùng tên , Lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào? A. Là một con người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý. B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc. C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng. D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Câu 4: Tên trường từ vựng của các từ: “Tủ, rương, hòm, va li, chai, lọ “là: A. Dụng cụ để đựng C. Dụng cụ để khiêng B. Dụng cụ để mang D. Dụng cụ để vác Câu 5: Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng C. Phương châm về chất B. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 6: Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 7: Miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì? A. Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu. B. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng. C. Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm. D. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính lô gic và màu sắc triết lý. Câu 8: Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: Trong văn bản tự sự, sự cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm sinh động. II. TỰ LUẬN( 6 điểm): Câu 1: (1 điểm) Chép lại theo trí nhớ bản dịch thơ bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. Câu 2: (5 điểm) Em hãy giới thiệu về con trâu ở làng quê Việt Nam. ---------------------------------- Hết ------------------------------------ Duyệt của PGD Duyệt Hiệu trưởng ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn 9 ĐỀ 1 I. Trắc nghiệm(4điểm): Câu Đáp án Điểm 1 C 0.5 2 D 0.5 3 A 0.5 4 A 0.5 5 B 0.5 6 B 0.5 7 A 0.5 8 Miêu tả 0.5 II. TỰ LUẬN( 6 điểm) Câu 1: (1 điểm) Chép chính xác cả bản dịch thơ, có đủ phần tựa đề và tên tác giả (đạt điểm tối đa). Chép sai 2 lỗi trừ 0.25 điểm. Chép sai 3 - 4 từ trừ 0.5 điểm. Chép sai 5 lỗi trở lên hoặc sai một câu không ghi điểm. Câu 2: (5 điểm) * Yêu cầu: + Bài làm diễn đạt mạch lạc trôi chảy. + Sử dụng từ ngữ trong sáng dễ hiểu. + Bố cục bài văn chặt chẽ, thống nhất. + Trình bày cẩn thận, sạch sẽ. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam. (0.5 điểm) Thân bài: (4 điểm) Con trâu trong nghề làm ruộng: là sức kéo để cày, bừa, kéo xe (1 điểm) Con trâu trong lễ hội, đình đám (lễ hội đâm trâu, chọi trâu) (1 điểm) Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam. (0.5 điểm) Con trâu : nguồn cung cấp thịt, da, sừng trâu để làm đồ mĩ nghệ. (1 điểm) Con trâu và trẻ chăn trâu, việc chăn nuổi trâu. (0.5 điểm) Kết bài: Con trâu trong tình cảm của nguời nông dân. (0.5 điểm) * Biểu điểm chấm bài văn: - 4 - 5 điểm: Bài làm đúng thể loại, bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, có cảm xúc. - 2 - 3 điểm: Bài làm đúng thể loại, bố cục rõ ràng, mạch lạc, sai vài lỗ chính tả. - 1 - 2 điểm: Bài làm sơ sài, thiếu mạch lạc, còn nhiều sai xót, sai lỗi chính tả. - 0 điểm: bài làm quá sơ sài, bỏ giấy trắng, lạc đề PHÒNG GD&ĐT NGỌC HỒI ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2011-2012 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM( 4 điểm): Hãy chọn phương án trả lời đúng trong các phương án A, B, C, D cho mỗi câu sau: Câu 1: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh? A. Vi vu C. Trắng xóa B. Lạnh buốt D. Vắng teo Câu 2: Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự? A. Thánh Gióng C. Ý nghĩa văn chương B. Lão Hạc D. Thạch Sanh Câu 3: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh? Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh) Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng) Bác trai đã khá rồi chứ? ( Ngô Tất Tố) Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! ( Nam Cao) Câu 4: Cho hai câu đơn: “Mẹ đi làm”. “Em đi học”. Trong các câu ghép được tạo thành sau đây, câu nào không hợp lí về mặt ý nghĩa? A. Mẹ đi làm còn em đi học C. Mẹ đi làm, em đi học B. Mẹ đi làm nhưng em đi học D. Mẹ đi làm và em đi học Câu 5: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà là gì? Tinh thần chiến đấu dũng cảm của chủ tịch Hồ Chí Minh. Phong cách làm việc và nếp sống của chủ tịch Hồ Chí Minh Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh Trí tuệ tuyệt vời của chủ tịc Hồ Chí Minh Câu 6: Thành ngữ “Dây cà ra dây muống” không tuân thủ phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng C. Phương châm lịch sự B. Phương châm cách thức D. Phương châm về chất Câu 7: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà thuộc cụm bài hoặc kiểu văn bản nào ? A. Văn bản nghị luận. C. Văn bản hành chính. B. Văn bản nhật dụng. D. Văn bản thuyết minh. Câu 8: “Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm tình huống giao tiếp”. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai II. TỰ LUẬN (6 điểm): Câu 1(1 điểm): Chép lại theo trí nhớ bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 2: (5 điểm): Em hãy giới thiệu về ngôi trường của em. ------------------- Hết ------------------ Duyệt của PGD Duyệt Hiệu trưởng ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn 9 ĐỀ 2 I. Trắc nghiệm(4điểm): Câu Đáp án Điểm 1 A 0.5 2 C 0.5 3 D 0.5 4 B 0.5 5 B 0.5 6 B 0.5 7 B 0.5 8 A 0.5 II. TỰ LUẬN Câu 1: (1 điểm) Chép chính xác cả bản dịch thơ, có đủ phần tựa đề và tên tác giả (đạt điểm tối đa) Chép sai 2 lỗi trừ 0.25 đ. Chép sai 3 - 4 từ trừ 0.5 điểm. Chép sai 5 lỗi trở lên hoặc sai một câu không ghi điểm. Câu 2: (5 điểm) * Yêu cầu: + Bài làm diễn đạt mạch lạc trôi chảy, sử dụng từ ngữ trong sáng dễ hiểu. + Bố cục bài văn chặt chẽ, thống nhất, trình bày cẩn thận, sạch sẽ. Mở bài: .(0.5điểm) Giới thiệu chung về ngôi trường của em: + Tên trường (thuộc xã ( phường), huyên( quận), tỉnh( thành phố) + Loại trường (mẫu giáo, tiểu học, THCS.) B. Thân bài: (4 điểm) - Ngày thành lập, vị trí, diện tích của trường. (0.5 điểm) - Lịch sử phát triển của ngôi trường (quá trình thay đổi từ khi mới thành lập đến nay). (1 điểm) - Khuôn viên, vị trí sân trường; cách bài trí các phòng học, phòng làm việc. (1 điểm) - Số lượng học sinh, các khối lớp. (0.5 điểm) - Số lượng giáo viên. (0.5 điểm) - Các thành tích của trường qua các năm đào tạo và thi đua. (0.5 điểm) C. Kết bài: Vai trò của trường đỗi với địa phương. Đề nghị sự quan tâm của địa phương đối với trường.(0.5 điểm) * Biểu điểm chấm bài văn: - 4-5 điểm: Bài làm đúng thể loại, bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, có cảm xúc. - 2-3 điểm: Bài làm đúng thể loại, bố cục rõ ràng, mạch lạc, sai vài lỗ chính tả. - 1-2 điểm: Bài làm sơ sài, thiếu mạch lạc, còn nhiều sai xót, sai lỗi chính tả. - 0 điểm: bài làm quá sơ sài, bỏ giấy trắng, lạc đề
Tài liệu đính kèm: