Đề cương "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Viêt Nam – Lào, Lào – Việt Nam"

Đề cương "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Viêt Nam – Lào, Lào – Việt Nam"

II. LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM - LÀO TRONG 30 NĂM CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG (1945-1975

I. LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM- LÀO CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC ( 1945 - 1954)

Sau khi giành lại được chính quyền, Chính phủ hai nước đã ký Hiệp ước tương trợ Lào - Việt và Hiệp định về tổ chức Liên quân Lào - Việt, đặt Cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự hợp tác giúp đỡ và liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc Việt Nam - Lào.

Ngày 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, rồi mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. Trước nguy cơ tồn vong nền độc lập dân tộc của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc để chỉ đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc của ba nước Đông Dương. Chỉ thị chủ trương: “Thống nhất mặt trận Việt - Miên - Lào chống Pháp xâm lược".

Trong những năm 1945-1948, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào từng bước được hình thành, phát triển và thu được nhiều kết quả, góp phần thúc đẩy quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào gắn bó mật thiết hơn.

Việc thành lập khối liên minh nhân dân Việt Nam - Lào - Campuchia là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, tạo cơ sở nâng cao quan hệ đoàn kết và phối hợp chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, là đòn giáng mạnh mẽ vào chính sách chia để trị của bọn thực dân, đế quốc. Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và cùng với sự đoàn kết và phối hợp của Việt Nam, trong hai năm 1951-1952 cuộc kháng chiến của nhân dân Lào đã giành được kết quả quan trọng về mọi mặt chính trị, quân sự, văn hóa xã hội, ngoại giao. Tháng 4-1953 , Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Kháng chiến Lào quyết định mở chiến dịch Thượng Lào. Quân đội Việt Nam phối hợp với quân đội Lào Ítxalạ giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần Xiêng Khoảng và Phôngxalỳ. Sau chiến thắng Thượng Lào, Ban Cán sự Đảng Lao động Việt Nam ở Lào đã phối hợp và giúp bạn thành lập “Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào”.

 

doc 15 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Viêt Nam – Lào, Lào – Việt Nam"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các trường thông báo đề cương để giáo viên làm bài tham gia cuộc thi” Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Viêt Nam – Lào, Lào – Việt Nam”
Ngày nộp Chậm nhất 10/9/2012 ( Thứ hai)
PHẦN THỨ NHẤT
I. DƯỚI SỤ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG, HAI DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ LÀO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP, TỰ DO (1930 - 1 945)
1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO
Nét nổi bật là: trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc rất quan tâm đến tình hình Lào. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập vào tháng 6 năm 1925  tại Quảng Châu (Trung Quốc), đến tháng 2 năm 1927, Hội này gây dựng được cơ sở tại Lào. Năm 1928, đích thân Người bí mật tổ chức khảo sát thực địa tại Lào. Cũng trong năm này, chi bộ Thanh niên cộng sản đầu tiên được thành lập tại Viêng Chăn, đồng thời đường dây liên lạc giữa nhiều thị trấn ở Lào với Việt Nam được tổ chức. Như vậy, Lào chính là địa bàn đầu tiên trên hành trình trở về Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc, nơi bổ sung những cơ sở thực tiễn mới cho công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức của Người về phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương.
2. ĐOÀN KẾT ĐẤU TRANH CHỒNG CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA (1930 – 1939)
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) mở đầu những trang sử vẻ vang của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Tháng 10-1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị thông qua những văn kiện quan trọng, xác lập các nguyên tắc, phương hướng, đường lối chính trị và những nhiệm vụ cơ bản cho phong trào cách mạng của ba dân tộc ở Đông Dương. Hội nghị đã đặt phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Tháng 9-1934, Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời Ai Lao (tức Xứ uỷ lâm thời Ai Lao) được thành lập là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh yêu nước của nhân dân các bộ tộc Lào, khẳng định trên thực tế vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Lào đối với cách mạng Lào cũng như đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ giữa phong trào cách mạng hai nước Việt Nam - Lào.
Trong những năm 1930-1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và Lào đã ảnh hưởng lẫn nhau, góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng mỗi nước.
3 . GIÚP  NHAU ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN THẮNG LỢI (1939 -1945)
Cộng sản Đông Dương liên tiếp tổ chức các cuộc hội nghị quan trọng để bàn chủ trương và biện pháp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân đi đến thắng lợi. Đặc biệt, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941 diễn ra Ở tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc chủ trì đã quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng trước tiên của cách mạng Đông Dương, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước và thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
Từ năm 1943  , “Ban vận động Việt kiều Lào – Thái” được thành lập và nhanh chóng tiến hành gây dựng cơ sở trên địa bàn Lào. Đến năm 1944 , Ban Vận động Việt kiều chuyển thành Hội Việt kiều cứu quốc. Để thống nhất chỉ đạo phong trào cách mạng, phát triển lực lượng cách mạng, những đồng chí trung kiên trong Hội Việt kiều cứu quốc thành lập Đội Tiên phong 2 . Dưới sự lãnh đạo của Đội Tiên phong, các chi bộ Đảng Ở Viêng Chăn, Bò Nèng, Thà Khẹc, Savẳnnàkhẹt lần lượt được củng cố. Đầu năm 1945, “Tổng hội Việt kiều cứu quốc toàn Thái – Lào”, một chi nhánh của Mặt trận Việt Minh được thành lập nhằm hưởng ứng và tham gia công cuộc giành độc lập.
lập cho Lào.
Đội Tiên phong, Tổng hội Việt kiều cứu quốc toàn Thái - Lào đã tiến hành lien hệ với các tổ chức “Lào ítxalạ” và “Lào trên Lào” để bàn việc phối hợp hoạt động, thu hút và tổ chức huấn luyện chính trị, quân sự cho thanh niên Lào - Việt.
Ngày 14 -8-1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.Trong thời điểm lịch sử đó, Hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 14 đến 15-8-1945 tại tỉnh Tuyên Quang (Việt Nam) phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ở Việt Nam, cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra sôi động và kết thúc thắng lợi hoàn toàn trên cả nước trong vòng 15 ngày. Ngày 2- 9-1945 , Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra mắt quốc dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trịnh trọng tuyên bố với nhân dân cả nước và thế giới khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945  ở Việt Nam đã đập tan bộ máy thống trị đầu não của phát xít Nhật và thực dân Pháp ở Đông Dương tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Lào.
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời và khôn khéo của Xứ uỷ Ai Lao, ngày 23-8-1945, một cuộc mít tinh lớn diễn ra tại khu vực chợ Mới đã thúc đẩy và tạo điều kiện cho các địa phương khác trên đất Lào đứng lên khởi nghĩa thắng lợi. Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Hoàng thân Xuphanuvông đang Ở Vinh ra Hà Nội và tiếp Hoàng thân vào ngày 4-9-1945 . Cuộc gặp gỡ đã có tác động mạnh mẽ, quyết định đối với Hoàng thân trong việc chọn lựa con đường làm cách mạng. Ngày 3-10-1945 tại cuộc mít tinh của hang vạn nhân dân tỉnh Savẳnnàkhẹt đón chào :Hoàng thân Xuphanuvông trở về tham gia chính phủ Lào, Hoàng thân tuyên bố: “Quan hệ Lào - Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới”.
Được sự giúp đỡ của Ban chỉ đạo khởi nghĩa ở Viêng Chân, sau một thời gian hiệp thương, hai tổ chức yêu nước là Hội “Lào pên Lào” và tổ chức “Lào ítxalạ” đã hợp nhất thành lập Uỷ ban khởi sự (Khanạ Phu co kan), gấp rút tiến hành thành lập Chính phủ Trung ương và dự thảo Hiến pháp tạm thời.
Sáng ngày 12-10-1945, trong cuộc mít tinh lớn tại sân vận động thành phố
Viêng Chăn, Chính phủ Lào ítxalạ vừa được thành lập đã làm lễ ra mắt và trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể nhân dân nền độc lập của quốc gia Lào. Hàng vạn nhân dân Lào tham gia cuộc mít tinh đã phấn khởi hô vang các khẩu hiệu hoan nghênh nền độc lập của Lào, hoan nghênh Chính phủ mới, cổ súy tinh thần Lào - Việt đoàn kết. Chính phủ Lào chủ trương: “nhân dân Lào thân thiện với nhân dân Việt Nam và quyết tâm cùng nhân dân Việt Nam đánh đuôi bọn thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương”
Sự ra đời của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày 2-9-1945) và Chính phủ Lào ítxalạ (ngày 12-10-1945 ) cùng những mong muốn của hai bên về xây dựng mối quan hệ hoàn hảo và vững chãi hơn trước là một trong những cơ sở đưa tình đoàn kết, giúp đỡ nhau lên tầm liên minh chiến đấu.
II. LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM - LÀO TRONG 30 NĂM CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG (1945-1975
I. LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM- LÀO CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC  ( 1945 - 1954)
Sau khi giành lại được chính quyền, Chính phủ hai nước đã ký Hiệp ước tương trợ Lào - Việt và Hiệp định về tổ chức Liên quân Lào - Việt, đặt Cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự hợp tác giúp đỡ và liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc Việt Nam - Lào.
Ngày 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, rồi mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. Trước nguy cơ tồn vong nền độc lập dân tộc của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc để chỉ đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc của ba nước Đông Dương. Chỉ thị chủ trương: “Thống nhất mặt trận Việt - Miên - Lào chống Pháp xâm lược".
Trong những năm 1945-1948, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào từng bước được hình thành, phát triển và thu được nhiều kết quả, góp phần thúc đẩy quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào gắn bó mật thiết hơn.
Việc thành lập khối liên minh nhân dân Việt Nam - Lào - Campuchia là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, tạo cơ sở nâng cao quan hệ đoàn kết và phối hợp chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, là đòn giáng mạnh mẽ vào chính sách chia để trị của bọn thực dân, đế quốc. Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và cùng với sự đoàn kết và phối hợp của Việt Nam, trong hai năm 1951-1952 cuộc kháng chiến của nhân dân Lào đã giành được kết quả quan trọng về mọi mặt chính trị, quân sự, văn hóa xã hội, ngoại giao. Tháng 4-1953 , Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Kháng chiến Lào quyết định mở chiến dịch Thượng Lào. Quân đội Việt Nam phối hợp với quân đội Lào Ítxalạ giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần Xiêng Khoảng và Phôngxalỳ. Sau chiến thắng Thượng Lào, Ban Cán sự Đảng Lao động Việt Nam ở Lào đã phối hợp và giúp bạn thành lập “Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào”.
Tháng 12- 1953 một bộ phận quân chủ lực Việt Nam phối hợp với bộ đội Lào Ítxalạ và quân tình nguyện Việt Nam tại Lào mở chiến dịch Trung, Hạ Lào. Chiến thắng của Liên quân Việt - Lào góp phần làm phá sản kế hoạch tập trung quân của Nava, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó trên nhiều chiến trường, tạo điều kiện củng cố, phát triển thế phối hợp chiến lược giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Ngày l3-3-1954; quân và dân Việt Nam mở đầu cuộc tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Phối hợp với chiến trường chính Việt Nam, quân và dân Lào liên tục đẩy mạnh các hoạt động quân sự từ Bắc xuống Nam Lào để kiềm chế lực lượng địch, đồng thời ủng hộ Mặt trận Điện Biên Phủ.
.
2. PHÁT TRIỂN LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM - LÀO CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1954 - 1975)
Với việc ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954, cách mạng hai nước Việt Nam, Lào bước vào thời kỳ mới: thời kỳ tập trung xây dựng lực lượng, đẩy mạnh đấu tranh để giữ vững hòa bình và giành độc lập, thống nhất ở mỗi nước. Song, đế quốc Mỹ vẫn nuôi tham vọng xâm lược, ra sức can thiệp vào miền Nam Việt Nam và Lào, âm mưu biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, để làm bàn đạp tiến công các nước xã hội chủ nghĩa. Trước sự chuyển biến mới của cách mạng Lào, Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào được tiến hành từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 1955 tại tỉnh Sầm Nưa. Đại hội đề ra Chương trình hành động 12 điểm, thông qua Báo cáo chính trị, Điều lệ của Đảng và bầu Ban Chỉ đạo toàn quốc gồm 5 người, do đồng chí Kayxỏn Phômvihản làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Đảng Nhân dân Lào ra đời đã tạo cơ sở vững chắc để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Lào, đồng thời là nhân tố trọng yếu, có ý nghĩa quyết định thúc đẩy quan hệ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa cách mạng hai nước Lào - Việt Nam.
Đáp ứng yêu cầu đoàn kết rộng rãi lực lượng cách mạng trong giai đoạn mới, từ ngày 6 đến 31 tháng 1 năm 1956 , Uỷ ban Trung ương Neo Lào Ítxalạ tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Sầm Nưa. Đại hội thông qua Cương lĩnh chính trị 12 điểm và quyết định đổi tên Neo Lào Ítxalạ thành Neo ... ểm điểm, rút kinh nghiệm, kiên quyết xử lý và có biện pháp chấm dứt các hiện tượng tiêu cực, các quan điểm, nhận thức và hành động sai trái gây phương hại cho quan hệ đặc biệt giữa ta với Lào”
Về phía Lào, Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào cũng khẳng định: “Xuất phát từ truyền thống lịch sử và tình hình, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng ba nước, sự tăng cường liên minh hợp tác toàn diện giữa ba Đảng, ba nước Lào-Việt Nam- Campuchia mới trở thành nhiệm vụ chiến lược số một, là nguyên tắc cách mạng bất di bất dịch của mỗi nước, là vấn đề sống còn của mỗi nước”.
Đặc biệt, Chỉ thị của Ban Bí thư Đảng Nhân dấn cách mạng Lào ghi rõ hai bên nhất trí phải tăng cường giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ quan hệ đoàn kết sống còn và lâu dài, quán triệt quan điểm, phương châm nguyên tắc của mối quan hệ trong giai đoạn cách mạng mới, uốn nắn tư tưởng và tác phong làm việc mới, tránh những bảo thủ, chủ quan, chống mọi hiện tượng lơ là mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm, chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi”.
Từ khi hai nước tiến hành đổi mới vào năm 1986, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam tiếp tục được củng cố, tăng cường và đạt những thành tựu rất lớn lao.
- Hợp tác trong lĩnh vực chính trị và đối ngoại
Từ năm 1988, cuộc gặp hàng năm giữa hai Bộ Chính trị đã trở thành một cơ chế hoạt động chính thức giữa hai Đảng và hai Nhà nước.
Một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam là chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân hủ Nhân dân Lào của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu từ ngày 2 đến ngày 4-7-1989. Đây là chuyến thăm Lào chính thức đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam từ sau Đại hội IV Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Hai bên thống nhất với nhau nhiều vấn đề quan trọng trong việc đổi mới phương thức hợp tác giữa hai nước và giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực. Thành tựu nổi bật nhất của quan hệ hợp tác chính trị Việt Nam- Lào trong giai đoạn này là hai nước vẫn kiên định giữ vững đinh hương chính trị theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Tháng 10 năm 1991, đồng chí Kayxỏn Phômvihản, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thăm chính thức Việt Nam. Hai bên khẳng định quyết tâm trước sau như một tăng cường, củng cố và nâng cao quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào- Việt Nam, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, định kỳ trao đổi cấp Thứ trưởng Ngoại giao giữa hai nước nhằm phối hợp chặt chẽ các hoạt động ngoại giao trên các diễn đàn quốc tế.
Trung bình mỗi năm, hai Đảng cử trên 30 đoàn từ cấp trung ương đến cấp tỉnh sang trao đổi với nhau những kinh nghiệm về giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, về công tác tư tưởng, lý luận, công tác dân vận.
- Hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh
Trong bối cảnh luôn luôn bị các thế lực thù địch tìm cách chống phá Việt Nam và Lào xác định hợp tác về quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ rất cấp bách và quan trọng hàng đầu.
Từ cuối thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX, giữa hai Chính phủ, giữa hai bộ chức năng là Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng của hai nước đều lý những hiệp định, nghị định về hợp tác, hỗ trợ nhau trong công tác bảo vệ an ninh và củng cố quốc phòng. Phía Việt Nam luôn chủ động và đảm nhiệm gánh vác các công việc khó khăn nhất với phương châm “giúp bạn là mình tự giúp mình”, “;an ninh của bạn cũng chính là an ninh của mình”
Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học- kỹ thuật
Trong quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào- Việt Nam, hợp tác kinh tế trong thời kỳ đổi mới luôn chiến vị trí quan trọng hàng đầu, với mong muốn là động lực thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ hợp tác khác.
Ngày 15-2-1992, tại Viêng Chăn, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật thời kỳ 1992 - 1995 và năm 1992. Để hiện thựchóa Hiệp định khung này, Chính phủ hai nước đã tiến thêm một bước trong việc thống nhất cơ chế chung về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật.
Ngày 15-3-1995 , tại Hà Nội thỏa thuận chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật đến năm 2000 được ký kết. Sau đó, Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học- kỹ thuật giai đoạn 1996-2000 giữa hai nước Việt Nam và Lào cũng được ký kết.
Trong giai đoạn này, Việt Nam và Lào còn ký kết hàng loạt hiệp định và nghị định thư quan trọng nhằm thúc đẩy việc triển khai quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Giáo dục và đào tạo luôn được hai Đảng, hai Nhà nước xác định là một nhiệm vụ quan trọng, là lĩnh vực hợp tác chiến lược và là biểu hiện của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Việt Nam coi việc đào tạo cho Lào một nguồn nhân lực có trình độ cao là nhu cầu có tính chiến lược lâu dài, không những của Lào mà còn phục vụ cho quá trình hợp tác của Việt Nam với Lào.
Việt Nam đã đào tạo cho Lào rất nhiều cử nhân, lưu học sinh trung học chuyên nghiệp, thạc sĩ, tiến sĩ. Cử cán bộ giúp xây dựng chương trình giảng dạy, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, hướng dẫn sinh viên làm đồ án tốt nghiệp... Từ năm 1992, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã ký kết Hiệp định về đào tạo cán bộ Lào tại Việt Nam và hàng năm hiệp định này đều được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới. Từ năm 1997 , hai bên đã nhanh chóng chuyển hướng kết hợp đào tạo dài hạn, chính qui với tăng cường bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ hệ ngắn hạn trên các lĩnh vực quản lý; kết hợp cử chuyên gia đào tạo tại Lào với việc mở rộng hình thức đào tạo tại chức cho Lào tại Việt Nam.Số học sinh Lào được tiếp nhận hàng năm tăng từ 300-350 người lên tới 500 - 550 người năm 2000. Trong 5 năm (1996 - 2000), phía Việt Nam đã tiếp nhận 2.184 cán bộ học sinh Lào.
Trong điều kiện còn không ít khó khăn của Lào, số lượng cán bộ, học sinh Việt Nam được cấp học bổng Đại học của Chính phủ Lào ngày càng tăng. Kể từ năm học 1982-1983 đến đầu những năm 2000 đã có gần 300 sinh viên Việt Nam tốt nghiệp chuyên ngành văn học- ngôn ngữ Lào tại Trường Đại học Sư phạm Viêng Chăn. Ngoài ra, hàng năm Đại học quốc gia Lào còn mở rộng tiếp nhận hàng chục sinh viên Việt Nam sang học tự túc hệ đại học.
Về giao thông vận tải giai đoạn 1996 - 2000, hai bên đã cùng nhau tìm nguồn đầu tư nâng cấp hệ thống đường thông thương nối liền hai nước, tạo điều kiện cho Lào thông thương qua lãnh thổ và cảng biển Việt Nam ra các nước. Hai bên đã đầu tư xây dựng quốc lộ 43, 6B, 42, cửa khẩu Chiềng Khương. Cải tạo nâng cấp quốc lộ 9A, cửa khẩu Lao Bảo, quốc lộ 8, quốc lộ 7, quốc lộ 217 và 6A, quốc lộ 12A, cảng Đà Nẵng, cảng Xuân Hải và hoàn thành bến I cảng Vũng Áng
Hợp tác về thương mại: Những năm đầu đổi mới, ngành thương mại hai nước xúc tiến nghiên cứu xây dựng đề án, tiến tới đầu tư xây dựng khu thương mại tự do Lao Bảo- Đen Xávẳn, chuẩn bị xây dựng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo- Na Pê, mở cửa khẩu phụ và 11 điểm chợ biên giới để thúc đẩy sản xuất và giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa hai nước, đặc biệt là các vùng biên giới Việt Nam- Lào.
IV QUAN Hệ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM- LÀO: BẢN CHẤT, THÀNH QUẢ, BÀI HỌC VÀ TRIỂN VỌNG
1. BẢN CHẤT, THÀNH QUẢ, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ
a. Bản chất
Quan hệ thân thiện lâu đời giữa hai dân tộc Việt Nam, Lào phát triển đột biến thành quan hệ đặc biệt vào năm 1930, khi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam và Lào được tiến hành theo con đường cách mạng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vạch ra, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng mácxít- lêninnít chân chính.
Bản chất của quan hệ đặc biệt đó bắt nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; tình đoàn kết thủy chung và niềm tin về lòng chân thành, trong sáng mà hai dân tộc Việt Nam, Lào dành cho nhau; sự giúp đỡ đến mức cao nhất nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tương lai của hai dân tộc.
- Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào không giống bất cứ mối quan hệ nào trong lịch sử thế giới đương đại, được xây đắp, nuôi dưỡng bằng công sức, của cải, xương máu của nhiều thế hệ cách mạng người Việt Nam và Lào. Trải qua rất nhiều gian nan thử thách khắc nghiệt, quan hệ đó vẫn vẹn nguyên, không hề bị rạn nứt và phá vỡ cho dù các thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạn chống phá, chia rẽ.
- Tính đặc biệt của quan hệ Việt Nam- Lào được tạo dựng trên nền tảng quan điểm, nguyên tắc, phương pháp và cơ chế phù hợp với điều kiện cụ thể của hai dân tộc Việt Nam- Lào.
Bản chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào được nuôi dưỡng, phát triển bằng sức cảm hóa sâu sắc của quan điểm giúp bạn là mình tự giúp mình do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn. Đây là câu nói cô đọng, giàu ý nghĩa chính trị, nhân văn, mở ra phương hướng xử lý 
c. Ý nghĩa lịch sử
Quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh vô địch của hai dân tộc Việt Nam, Lào. Đứng ở vị trí chiến lược của vừng Đông Nam á, nơi đối đầu quyết liệt giữa phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, hoà bình và tiến bộ xã hội với các thế lực xâm lược, khối đại đoàn kết Việt Nam- Lào trở thành lực lượng vững mạnh, chặn đứng, làm thất bại những mưu đồ và hành động của kẻ thù, góp phần quan trọng tạo dựng môi trường hoà bình, hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia Đông Nam á.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào là một tấm gương mẫu mực, thuỷ chung, trong sáng, vững bền, chưa từng có trong quan hệ. giữa các dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do, hoà bình và tiến bộ xã hội.
2. PHẤN ĐẤU ĐƯA QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM- LÀO LÊN TẦM CAO MỚI
Để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào lên tầm cao mới cần bổ sung và điều chỉnh cơ chế, chính sách, chương trình và tổ chức chỉ đạo hợp tác cho phù hợp với thực tế và những đòi hỏi mới của sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay và những năm tới, càng cần phải đẩy nhanh việc điều chỉnh kịp thời, linh hoạt các nội dung đã thỏa thuận bằng các văn bản hợp tác nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, đơn vị hợp tác thực hiện có hiệu quả những mục tiêu chiến lược hợp tác đã đặt ra.
Trong quan hệ hợp tác kinh tế sắp tới cần phải chú trọng tính thực chất, hiệu quả và chất lượng. Có nghĩa là, các chương trình hợp tác, nhất là từ phía Việt Nam (các dự án của Việt Nam đầu tư vào Lào) phải phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của Lào. Việt Nam cần ưu tiên các dự án hợp tác với Lào phù hợp với qui hoạch và kế hoạch phát triển của Lào đã được vạch ra tại các kế hoạch 5 năm 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020 của Lào.
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong tim hieu quan he LaoViet.doc