Đề cương ôn thi học kỳ I môn Ngữ văn Khối 6 - Năm học 2011-2012

Đề cương ôn thi học kỳ I môn Ngữ văn Khối 6 - Năm học 2011-2012

Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.

- Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn.

- Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.

 + Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép.

 + Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy - Từ đơn: núi, sông, mây,.

- Từ phức:

Từ ghép Từ láy

(nhà cửa, (ríu rít,

 tươi tốt) vi vu)

Từ mượn - Là những từ của ngôn ngữ nước ngoài (đặc biệt là từ Hán Việt) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm, mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.

- Nguồn gốc từ mượn: chiếm số lượng nhiều nhất là tiếng Hán; ngoài ra, còn còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh,

- Cách viết từ mượn:

 + Những từ được Việt hóa hoàn toàn thì viết như từ thuần Việt.

 + Những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau. - Những từ được Việt hóa hoàn toàn: quốc gia, giang sơn, Trung Quốc,

- Những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn: Mát-xcơ-va, Ma-lai-xi-a

Nghĩa của từ - Là nội dung mà từ biểu thị.

- Có hai cách giải thích nghĩa của từ:

 + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

 + Giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ đó. - Tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc)  trình bày khái niệm.

- Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm  đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.

Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.

- Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.

- Trong từ nhiều nghĩa, có:

 + Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

 + Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

 + Trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển. - Giàu hai con mắt, có hai bàn tay. (nghĩa gốc)

- Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cả gáo dừa.(nghĩa chuyển)

 cơm

 hối lộ

Ăn điểm

 nắng

 roi

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kỳ I môn Ngữ văn Khối 6 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI - Khối 6
Năm học: 2011-2012
A/ Phần Văn:
I. Các khái niệm:
Tru
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
- Là loại truyện dân gian, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Truyện thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Truyện thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Là loại truyện dân gian, kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật.
- Truyện thường có yếu tố hoang đường.
- Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
- Là loại truyện dân gian, kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
- Truyên mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
 Là loại truyện dân gian, kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
II.Tên các văn bản theo những thể loại văn học:
Truyện truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
- Con Rồng, cháu Tiên
- Bánh chưng, bánh giầy
- Thánh Gióng
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Sự tích Hồ Gươm
- Thạch Sanh
- Em bé thông minh
- Cây bút thần
- Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Ếch ngồi đáy giếng
- Thầy bói xem voi
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Treo biển
- Lợn cưới, áo mới
III. Sự giống nhau và khác nhau:
Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích:
Giống nhau
Khác nhau
Truyền thuyết
Cổ tích
- Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Các nhân vật chính có sự ra đời khác thường, tài năng kì lạ.
- Kể về nhân vật, sự kiện lịch sử.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Người nghe tin vào câu chuyện
- Kể về những nhân vật nhất định.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin cái thiện chiến thắng cái ác.
- Người nghe không tin vào câu chuyện.
Truyện ngụ ngôn và truyện cười
Giống nhau
Khác nhau
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười 
- Đều có yếu tố gây cười.
- Nhằm một mục đích nhất định
 Để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người đời
 Để mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
IV. Nội dung và nghệ thuật các văn bản đã học:
Thể loại
Tên văn bản
Nội dung
Nghệ thuật
Truyền thuyết
Bánh chưng, bánh giầy
- Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy; phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước; đề cao lao động, đề cao nghề nông; thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta,
- Truyện còn suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Lối kể chuyện theo trình tự thời gian
Thánh Gióng
- Ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc, tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
 - Ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước; thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm
- Xây dựng người anh hùng mang màu sắc thần kì, chi tiết kì ảo.
- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên, đất nước.
Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước.
- Đồng thời, truyện thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ; suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều cho tiết tưởng tượng kì ảo.
- Tạo sự việc hấp dẫn.
- Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh động.
Sự tích Hồ Gươm
- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu TKXV
- Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, thể hiện khát vọng hòa bình của nhận dân.
- Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của nhân dân.
- Sử dụng hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa.
Cổ tích
Thạch Sanh
- Truyện về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược.
- Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, về công lý xã hội và lý tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
- Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo.
 - Sử dụng chi tiết thần kì.
Em bé thông minh
- Truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian.
- Tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống dân gian.
- Dùng câu đố thử tài, tạo tình huống thử thách.
- Cách dẫn dắt sự việc với mức độ tăng dần, tạo tiếng cười hài hước.
Ngụ ngôn
Ếch ngồi đáy giếng
- Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang.
- Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
- Cách nói ngụ ngôn mang ý giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.
- Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo.
Thầy bói xem voi
 Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện khuyên người ta muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
- Cách nói ngụ ngôn mang ý giáo huấn tự nhiên, sâu sắc
- Dựng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước.
- Lặp lại các sự việc.
- Nghệ thuật phóng đại.
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
 Truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách bạch mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
Nghệ thuật ẩn dụ
Truyện cười
Treo biển
 Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “góp ý” về cái tên biển cũng làm theo. Truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.
- Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí.
- Sử dụng những yếu tố gây cười.
- Kết thúc bất ngờ
Lợn cưới, áo mới
 Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội
- Tạo tình huống truyện gây cười.
- Miêu tả điệu bộ, hành động lố bịch của nhân vật.
- Nghệ thuật phóng đại.
Truyện trung đại
Con hổ có nghĩa
 Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
- Nghệ thuật nhân hóa.
- Hình tượng mang ý nghĩa giáo huấn.
- Kết cấu truyện có sự tăng cấp nhằm tô đậm tư tưởng, chủ đề.
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
 Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
- Tạo tình huống truyện gây cấn.
- Sáng tạo sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu.
- Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng tỏ chủ đề truyện.
B/ PHAÀN TIẾNG VIỆT:
 1)Các bài học:
Tên bài
Ghi nhớ
Ví dụ
Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn.
- Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.
 + Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép.
 + Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy
- Từ đơn: núi, sông, mây,..
- Từ phức:
Từ ghép Từ láy
(nhà cửa, (ríu rít, 
 tươi tốt) vi vu) 
Từ mượn
- Là những từ của ngôn ngữ nước ngoài (đặc biệt là từ Hán Việt) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
- Nguồn gốc từ mượn: chiếm số lượng nhiều nhất là tiếng Hán; ngoài ra, còn còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh,
- Cách viết từ mượn:
 + Những từ được Việt hóa hoàn toàn thì viết như từ thuần Việt.
 + Những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.
- Những từ được Việt hóa hoàn toàn: quốc gia, giang sơn, Trung Quốc,
- Những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn: Mát-xcơ-va, Ma-lai-xi-a
Nghĩa của từ
- Là nội dung mà từ biểu thị.
- Có hai cách giải thích nghĩa của từ:
 + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
 + Giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ đó.
- Tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc) " trình bày khái niệm.
- Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm " đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.
- Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa, có:
 + Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
 + Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
 + Trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Giàu hai con mắt, có hai bàn tay. (nghĩa gốc)
- Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cả gáo dừa.(nghĩa chuyển)
 cơm
 hối lộ
Ăn điểm
 nắng
 roi
Chữa lỗi dùng từ
- Một số lỗi dùng từ:
+ Lỗi lặp từ
+ Lẫn lộn những từ gần âm
+ Dùng từ không đúng nghĩa.
- Cách chữa lỗi:
 + Chữa lỗi lặp từ bằng cách lược bỏ các từ ngữ lặp
+ Lỗi lẫn lộn những từ gần âm: tìm từ thích hợp thay thế.
 + Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: tra cứu từ điển, dùng từ chính xác.
Xem các bài tập SGK/ T 68, 69 và 75
2) Các từ loại đã học: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ và chỉ từ
STT
Từ loại
Khái niệm
Phân loại
Đặc điểm ngữ pháp
Ví dụ
1
Danh từ
 Là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,
- Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật.
- Danh từ riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.
- Kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ trỏ: này, ấy, đó,ở phía sau để tạo thành cụm danh từ.
- DT chung:
 trường, lớp, nhà, xe,
- DT riêng:
 Hồ Chí Minh, An Giang, Việt Nam
2
Số từ và lượng từ
- Số từ: là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật.
- Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
- Hai nhóm:
 + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể.
 + Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối
- Khi biểu thị số lượng, ST đứng trước DT.
- Khi biểu thị thứ tự, ST đứng sau DT.
* Cần phân biệt ST với DT chỉ đơn vị.
* Cần phân biệt ST với lượng từ
- Hai đóa hoa
’ ST chỉ lượng
- Hùng Vương thứ sáu
’ ST chỉ thứ tự
- Tất cả học sinh
’ LT chỉ ý nghĩa toàn thể.
- Mỗi ngườimọi người ’ LT chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối
3
Chỉ từ
 Là những từ dùng để trỏ sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
- Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
- Có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
- Ông này, bà nọ
- Đó / là một việc làm đáng khen.
- Từ đấy, mọi người trở lại thân thiện như xưa.
4
Động từ
 Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Động từ tình thái
- Động từ chỉ hành động, trạng thái
- Kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang,..tạo thành CĐT.
- Thường làm VN trong câu.
- Khi làm CN, ĐT mất khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang,..
- Chim bay về tổ.
- Cha thương con vì con rất ngoan.
- Em bé đang ngủ.
5
Tính từ
 Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- TT chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
- TT chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
- Có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang,.. tạo thành CTT.
- Có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu nhưng hạn chế.
- Nắng nhạt ngả màu vàng hoe.
- Từng chiếc lá mít vàng ối.
3)Mô hình các cụm từ:
	a.Cụm danh từ:
- Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ: nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của danh từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ:
 + DT thường làm CN trong câu
 + Khi làm VN, DT phải có từ là đứng trước.
- Cấu tạo của CDT:
Phaàn tröôùc
Phaàn trung taâm
Phaàn sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
Taát caû
nhöõng
em
hoïc sinh
chaêm ngoan
aáy
	b.Cụm động từ:
- Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
 - Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ nhưng chức vụ ngữ pháp của cụm động từ trong câu giống như động từ.
 - Động từ thường kết hợp với những từ : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, cứ, còn, hãy để tạo thành cụm động từ.
- Chức vụ ngữ pháp:
+ Làm vị ngữ trong câu.
+ Khi làm chủ ngữ, ĐT mất khả năng kết hợp với các từ : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, cứ, còn, hãy, chớ, đừng, 
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ: 3 phần
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
cũng, vẫn, cứ, còn 
ĐT
địa điểm, thời gian...
c. Cụm tính từ : ở dạng đầy đủ nhất gồm 3 phần:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
vẫn, còn, đang, rất
TT
vị trí, so sánh, mức độ
C/ PHẦN TẬP LÀM VĂN :
1) Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản:
	- Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc.
	- Miêu tả: Tái hiện trạng thái, sự vật, con người.
	- Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
	- Nghị luận: nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
	- Thuyết minh: giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp.
	- Hành chính - công vụ: trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.
2) Văn tự sự:
a. Thế nào là văn tự sự?
	 - Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
	 - Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
b. Sự việc trong văn tự sự:
	 - Được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể; do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,
	 - Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
c. Nhân vật trong văn tự sự:
	 - Là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản
	 - Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện tư tưởng của văn bản.
	 - Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.
	 - Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,
d. Chủ đề là gì?
	 Là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người viết muốn nêu ra trong văn bản.
đ. Dàn bài của bài văn tự sự: thường có 3 phần:
	 - Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
	 - Thân bài: kể lại diễn biến của sự việc.
	 - Kết bài: kể kết thúc của sự việc.
e. Đoạn văn:
	 Là một phần của bài văn được biểu hiện bằng dấu chấm xuống dòng, viết hoa đầu dòng, diễn đạt một ý lớn của văn bản, có một câu chủ đề. Các câu còn lại làm sáng tỏ vấn đề.
g. Lời kể: thường kể người và kể việc
	 - Kể người: giới thiệu tên họ, lai lịch, tính tình, tài năng, quan hệ, ý nghĩ của nhân vật.
	 - Kể việc: kể hành động, việc làm và kết quả do hành động gây ra.
h. Ngôi kể: 
	 - Ngôi kể thứ nhất: người kể xưng tôi.
	 - Ngôi kể thứ ba: người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như “người ta kể”.
k. Thứ tự kể:
	 Là trình tự kể các sự việc, bao gồm kể”xuôi” và kể “ngược”
l. Thế nào là truyện tưởng tượng:
	 - Là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong thực tế hay có trong sách vở.
	 - Truyện thường mang một ý nghĩa nào đó.
m. Nội dung kiểu bài văn tự sự đã học: có 3 nội dung:
	 - Kể chuyện dân gian.
	 - Kể chuyện sinh hoạt đời thường.
	 - Kể chuyện tưởng tượng.
n. Vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự:
	 Được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
3) DÀN Ý:
A. Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em.
I. MB :
 Vua Hùng kén rể.
II. TB :
- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra điều kiện kén rể.
- Sơn Tinh đến trước cưới được vợ.
- Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua đành rút quân về.
III. KB :
 Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua.
B. Kể về những đổi mới ở quê hương em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,)
I. MB :
 - Nêu tình cảm đối với quê hương.
 - Giới thiệu chung sự đổi mới ở quê hương em.
II. TB :
Kể chi tiết các sự việc đổi mới theo thứ tự với hình ảnh, màu sắc, âm thanh,
Đường phố khang trang, cầu mới xây.
Nhà cửa san sát, nhà biệt thự, nhiều nhà đẹp,
Trường học sạch, đẹp, đủ các cấp học,
Chợ búa đông đúc, rộng rãi, thoáng mát,
III. KB :
 Nêu cảm nghĩ của em.
C. Kể một tấm gương tốt trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
I. MB :
 Giới thiệu bạn tên gì , trong trường hợp nào, học lớp mấy ?
II. TB :
Trong lớp, có một bạn gia đình gặp nhiều khó khăn, bạn lại tật nguyền, rất khó khăn trong việc đến lớp.
Bạn Minh đã giúp bạn đến lớp, không ngại khó khăn trong những ngày mưa gió,
Ngoài ra, Minh còn giúp bạn hết lòng trong học tập của bạn.
Thầy cô và các bạn đều rất cảm phục và ngợi khen.
III. KB :
 Nêu cảm nghĩ của em.
D. Kể một câu chuyện của bản thân.
I. MB :
- Câu chuyện của bản thân là câu chuyện gì., xảy ra ở đâu, khi nào ?
- Nêu ấn tượng chung.
II. TB : Kể diễn biến câu chuyện.
 III. KB :
 Kết thúc ra sao ? Câu chuyện để lại cảm xúc gì ?
Đ. Kể lại một giấc mơ em gặp Thánh Gióng và đã nhận được lời khuyên của ngài.
I. MB :
	 Giới thiệu hoàn cảnh gặp Thánh Giong.
	II. TB :
- Cuộc trò chuyện với Thánh Gióng.
+ Lên ba tuổi không biết nói, cười.
+ Nghe tiếng sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói và xin đi đánh giặc.
+ Gióng lớn nhanh như thổi.
+ Roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt được đem đến, Gióng trở thành tráng sĩ, đánh tan giặc.
 - Lời khuyên của Thánh Gióng : ăn khỏe, học giỏi, năng tập thể dục, tham gia thể thao,
	 III. KB :
	 Suy nghĩ về hình ảnh Thánh Gióng và giấc mơ kì diệu.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap van 6 ki 1.doc