Đề cương ôn tập vật lí 6 kì II năm học 2008 - 2009

Đề cương ôn tập vật lí 6 kì II năm học 2008 - 2009

CÂU 1: Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

CÂU 2: Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

CÂU 3: Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của chất khí.

CÂU 4: Một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt của các chất.

CÂU 5: Nhiệt kế dùng để làm gì? Nhiệt kế hoạt động dựa trên nguyên tắ nào? Có những loại nhiệt kế nào?

CÂU 6: Trong nhiệt giai Xenxiut. Nhiệt giai Farenhai nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu? Nhiệt độ hơi nước đang sôi là bao nhiêu.

CÂU 7 : Thế nào là sự nóng chảy? Thế nào là sự đông đặc?

CÂU 8: Thế nào là sự bay hơi? Thế nào là sự ngưng tụ

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập vật lí 6 kì II năm học 2008 - 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 6 KÌ II 08-09
A . LÝ THUYẾT
CÂU 1: Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
CÂU 2: Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
CÂU 3: Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của chất khí.
CÂU 4: Một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt của các chất.
CÂU 5: Nhiệt kế dùng để làm gì? Nhiệt kế hoạt động dựa trên nguyên tắ nào? Có những loại nhiệt kế nào?
CÂU 6: Trong nhiệt giai Xenxiut. Nhiệt giai Farenhai nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu? Nhiệt độ hơi nước đang sôi là bao nhiêu.
CÂU 7 : Thế nào là sự nóng chảy? Thế nào là sự đông đặc?
CÂU 8: Thế nào là sự bay hơi? Thế nào là sự ngưng tụ
CÂU 9: Tốc độ bay hơi cuat một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào.
CÂU 10: Nêu kết luận về sự sôi.
CÂU 11: Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của các chất rắn- lỏng – khí.
B. BÀI TẬP:
(Sau đây là một số bài tập tham khảo)
Bài 1: Tại sao khi lắp khâu dao , khâu liềm phải nung nóng khâu , lắp xong ngâm liềm dao vào nước lạnh?
Bài 2: Tại sao khi đun nước người ta không đổ nước thật đầy ấm?
Bài 3: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Bài 4: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên
Bài 5: Trong việc đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng?
Bài 6: Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm mốc đo nhiệt độ?
Bài 7: Tại sao khi trồng chuối , trồng mía người ta phải cắt bớt lá.
Bài 8: Để làm muối người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối, nước trong nước biển bay hơi muối động lại trên ruộng . thời tiết như thế nào thì thu hoạch được muối? tại sao?
Bài 9: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây.
Bài 10: Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn đậy nút kín sẽ không cạn?
Câu 11: Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ.
Câu 12: Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân , mà không dùng nhiệt kế rượu.
Câu 13: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
Câu 14: Khi nhiệt kế thuỷ ngân nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân đều nóng lên . Tại sao thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh.
Câu 15: Em hãy giải thích tại sao lại có mưa?
 Câu 16: Đặt một vài cục nước đá vào trong một cái bình. Bình được đặt trên một đĩa cân và người ta làm cho cân thăng bằng.
 Một vài phút đầu sự thăngbằng của cân của cân không còn nữa. Liệu em có thể kết luận rằngkhối lượng của nước đã thay đổi trong quá trình nómg chảy.
 Sau một thời gian khi nước đá nóng chảy hoàn toàn cân lại thăng bằng. Em có thể rút ra kết luậngì?
 Để bình đó sau một vài ngày người ta lại nhận thấy cxân mất thăng bằng. Em hãy giải thích vì sao.
Câu 17: Vào những buổi sáng sơm mùa đông giá lạnh trên những lá cây hoặc ở các cữa kính ôtô thường bị phủ bởi một nước rất mỏng.
Lớp nước này từ dâu mà có?
Vì sao lớp nước này biến mất dưới ánh sáng mặt trời?
Hãy chỉ ra sự biến đổi trạng thái của nước trong hiện tượng này.
Câu 18. Minh đun nóng một bình nhỏ chứa nước. Dùng một nhiệt kế bạn Minh nhận thấy rằng cứ sau mỗi phút nhiệt độ của nước tăng thêm 100c. Ở phút thứ 7 Minh đọc được nhiệt độ của nước là 900c. minh nói rằng 2 phút nữa nhiệt độ của nước sẽ là 1100c . Bạn Minh nói như vậy đúng hay sai vì sao.
Câu 19: Hãy sắp xếp các đặc điểm sau đây vào các cột tương ứng.
Xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
Xảy ra ở mọi nhiệt độ.
Xảy ra ở cả trong lòng và mặt thoáng của chất lỏng.
Chỉ xảy ra ở mặy thoáng chất lỏng.
Cần phải đun nóng đến một nhiệt độ xác định.
Nhiệt độ chất lỏng thay đổi.
Nhiêt độ chất lỏng không thay đổi.
Làm cho khối lượng chất lỏng giảm đi.
Tạo thành hơi nước.
Tính chất của sự bay hơi
Tính chất chung của sự bay hơi và sự sôi
Tính chất của sựu sôi
Câu 20: Đổi các nhiệt độ sau.
37oC =.? oF	122oF =..? oC
37oC = 0oC + 37oc	122 oF=32oF + 90oF
37oC = 32oF + (3 7 x 1,8) oF	122 oF= 0oC + ( 90 : 1,8 ) OC
37 oC= 32oF+ 66, 6oF 	122oF = 0oC + 50oC
37oC = 98,6oF	122oF = 50o C

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP HKII LY 60910.doc