Đề cương ôn tập học kì II môn vật lý khối 6

Đề cương ôn tập học kì II môn vật lý khối 6

A/ LÝ THUYẾT

 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (VD: Nhôm nở vì nhiệt >Đồng >Sắt)

 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau(VD: Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt >nước)

 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

* So sánh đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1005Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn vật lý khối 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ KHỐI 6
 	A/ LÝ THUYẾT
 	Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (VD: Nhôm nở vì nhiệt >Đồng >Sắt)
 	Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau(VD: Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt >nước)
 	Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
* So sánh đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất
Giống nhau Khác nhau
Các chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi - Các chất rắn và các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau
- Còn các chất khi khác nhau thì nở vì nhiệt giống nhau
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
****Chú ý: 
- Các chất khi nóng lên đều nở ra nghĩa là thể tích (V) của chúng tăng lên 
khối lượng(m), trọng lượng (P) của chúng không đổi 
vì vậy khối lượng riêng(D),trọng lượng riêng(d) đều giảm 
- Khi lạnh thì ngược lại
- Riêng chất khí nếu đựng trong bình kín thì dù làm lạnh hay nóng thì V,m, d, D của chúng vẫn không thay đổi
 	Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Sự nở vì nhiệt của các chất (rắn, lỏng, khí) có nhiều ứng dụng trong thực tế và kĩ thuật:
VD: Khinh khí cầu, nhiệt kế, rơle nhiệt trong bàn ủi, để khe hở trên đường ray xe lửa để không gây hư hỏng đường ray
- Sự có giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn
- Ứng dụng chế tạo băng kép
+ Cấu tạo: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép
+ Đặc điểm: Băng kép dều bị cong khi bị làm lạnh hay bị đốt nóng
Khi bị đốt nóng: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt ít hơn
Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn
+ Ứng dụng: Dùng làm rơle nhiệt để đóng ngắt các mạch điện khi nhiệt độ thay đổi
 	Bài 22: Nhiệt kế, nhiệt giai
* Nhiệt kế:
- Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ
- Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của các chất
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau:
+ Nhiệt kế y tế: Thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người
+ Nhiệt kế thuỷ ngân: Thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm cơ bản
+ Nhiệt kế rượu: Thường dùng để đo nhiệt độ khí quyển (thời tiết)
* Nhiệt giai
- Nhiệt giai Celsius (Xenxiút): Lấy 2 mốc cơ bản
Nước đá đang tan: 00C
Hơi nước đang sôi: 1000C
- Nhiệt giai Fahrenheit (Farenhai): Lấy 2 mốc cơ bản
 	Nước đá đang tan: 320F
 	Hơi nước đang sôi: 2120F
- (Mở rộng để tham khảo): Nhiệt giai Kelvin (Kenvin)
Mỗi độ trong nhiệt giai Kelvin bằng một độ trong nhiệt giai Celsius
Nước đá đang tan: 273K
Hơi nước đang sôi: 373K
Nhiệt độ trong nhiệt giai này không có nhiệt độ âm
- Đổi giữa 0C và 0F
Vì vậy mỗi khoảng 10C ứng với mỗi khoảng 1,80F ta có cách đổi như sau
Đổi từ độ 0C sang 0F 200C = 320F + (20.1,80F) = 680F 
- Đổi từ độ 0F sang 0C 
 	Bài 24-25: Sự nóng chảy và đông đặc
- Sự nóng chảy: Là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng
- Sự đông đặc: là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn
Đặc điểm:
- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy
- Phần lớn các chất có nhiệt độ nóng chảy chính là nhiệt độ đông đặc (ví dụ: nước đá nóng chảy ở 00C và đông đặc cũng ở 00C )
- Nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) của các chất khác nhau thì khác nhau: (VD nhiệt độ nóng chảy của một số chất: Thép: 13000C; Bạc: 9600C)
- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của các vật không thay đổi
Ứng dụng: Đúc đồng, luyện gang thép
 	Bài 26-27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (thể hơi)
- Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể khí (thể lỏng) sang thể lỏng.
Đặc điểm:
- Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng
- Ở nhiệt độ bình thường vẫn có hiện tượng bay hơi đối với chất lỏng
 	B/ CÁC CÂU HỎI VẬN DỤNG
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Đường kính của một quả cầu được thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi?
A. Tăng lên hoặc giảm xuống B. Tăng lên C. Giảm xuống D. Không thay đổi
Câu 2. Tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do?
A. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ B. Để tiết kiệm đinh
C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt D. Cả A- B và C đều đúng
Câu 3. Chọn câu trả lời sai:
Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng?
A. Thể tích của chất lỏng giảm B. Khối lượng của chất lỏng không đổi
C. Thể tích của chất lỏng tăng D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
Câu 4. Chọn câu trả lời chưa chính xác:
A. Khi nhiệt độ tăng nước sẽ nở ra B. Nước co dãn vì nhiệt
C. Khi nhiệt độ giảm nước sẽ co lại D. Ở 00C nước sẽ đóng băng
Câu 5. Nước ở thể nào có khối lượng riêng lớn nhất?
A. Thể rắn B. Thể lỏng C. Thể hơi D. Khối lượng riêng ở cả 3 thể giống nhau
Câu 6. Chọn câu trả lời đúng:
Băng kép được cấu tạo bằng:
A. Một thanh đồng và một thanh sắt B. Hai thanh kim loại khác nhau
C. Một thanh đồng và một thanh nhôm D. Một thanh nhôm và một thanh sắt
Câu 7. Chọn câu trả lời đúng:
Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng:
A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau B. Chất rắn nở ra khi nóng lên
C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau D. Chất rắn co lại khi lạnh đi
Câu 8. Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng:
A. dãn nở vì nhiệt của chất lỏng B. dãn nở vì nhiệt của chất rắn
C. dãn nở vì nhiệt của chất khí D. dãn nở vì nhiệt của các chất 
Câu 9 Chọn kết luận sai:
A. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của người
B. Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ không khí trong phòng
C. Nhiệt kế thuỷ ngân dùng để đo của một lò luyện kim 
D. Nhiệt kế kim loại dùng để đo nhiệt độ của bàn là
Câu 10. Chọn câu trả lời sai:
Thân nhiệt của người bình thường là:
A. 370C B. 690F C. 310 K D. 98,60F
Câu 11 Hiện tượng nóng chảy là hiện tượng nào dưới đây?
A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng
C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng D. Một khối chất khí biến thành chất rắn
 	II. Bài tập tự luận
1. Bài tập định tính
1) Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nung nóng phần nào của lọ thuỷ tình
2) Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy?
3) Tai sao ngươi ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
4) Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
5) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
6) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?
7) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?
8) Tại sao khi nối các thanh ray của đường ray người ta lại để 1 khoảng hở nhỏ giữa 2 thanh ray?
9) Một quả cầu bằng nhôm, bị kẹt trong một vòng bằng sắt. để tách quả cầu ra khỏi vòng thì một học sinh đem hơ nóng cả quả cầu và vòng. Hỏi cách này có thể tách quả cầu ra được hay không? Tại sao?
10) Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thì không cạn
11) Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại
2. Bài tập định lượng
 Bài 1: Hãy đổi các giá trị sau từ 0C sang 0F
200C, 250C, 300C, 370C, 420C, -50C; -250C
Bài 2: Hãy sắp xếp các giá trị nhiệt độ sau theo thứ tự tăng dần ( sắp xếp theo 0C )
100C; 600F; 370C; 50C; 200F; 800F
Bài 3*: Hãy đổi các giá trị sau từ 0F sang 0C
250F, 800F, 13700F, 00F, -50F; -250F
Bài 4: Ta có bảng theo dõi nhiệt độ như sau:
Thời gian 
7giờ
9giờ
10giờ
12giờ
16giờ
18giờ
Nhiệt độ 
250C
270C 
290C 
310C
300C 
290C
a) Nhiệt độ thấp nhất (theo bảng) là lúc mấy giờ? Nhiệt độ cao nhất là lúc mấy giờ
b) Từ bảng trên hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ với 2 trục: trục thẳng đứng chỉ nhiệt độ, trục nằm ngang chỉ thời gian
Bài 5: Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây
Thời gian (phút) 
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
Nhiệt độ (0C)
-6
-4
-2
0
0
0
2
8
12
16
20
a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian
b) Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?
c) Hãy chỉ ra trong các khoảng thời gian nào nhiệt độ của nước đá tăng, trong những khoảng thời gian nào nhiệt độ của nước đá giảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docHUONG DAN ON TAP VAT L+¥ 6.doc