Đề 1 kiểm tra học kỳ 01 môn : Vật lý lớp: 6

Đề 1 kiểm tra học kỳ 01 môn : Vật lý lớp: 6

Câu1: Hai lực cân bằng nhau là hai lực?

 A. Mạnh như nhau B. Có cùng phương nhưng ngược chiều

 C. Cả A và B D. Hai lực cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.

Câu 2. Để đo thể tích chất lỏng người ta thường dùng dụng cụ gì?

A. Bình tràn C. Bình chia độ

B. Bình chứa D. Bình tràn và bình ch ứa.

Câu 3. Nếu dùng bình tràn để đo thể tích của vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật rắn sẽ bằng: A. Thể tích chất lỏng trong bình tràn B. Thể tích chất lỏng trong bình chứa

 C. Thể tích lỏng trong bình tràn cộng với bình chứa D. Một ý kiến khác

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra học kỳ 01 môn : Vật lý lớp: 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 ***************** ************
 Môn : Vật Lý Lớp: 6
 Ngưòi ra đề : Dương Đình Thứ
 Đơn vị : Trường THCS Võ Thị Sáu..
 A/ Ma trân đề : 
Chủ đề kiến thức 
Cấp độ nhận thức
 TÔNG
Số câu Điểm 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Đo chiều dài (2 t)
 Câu12
1 0,5
Đo thể tích (2 t )
 Câu 2,7
 Câu 3 
 Câu 8
4 2,0
Khối lượng
 Câu 4
 Câu 11
2 1,0
Lực ( 8 t )
 Câu 1
Câu 5,10
3 1,5
Trọng lượng,trọng lượng riêng,khối lượng riêng
 Câu 6,14
 Câu 13
3 1,5
Máy cơ đơn giản
( 3 t )
 Câu 9
1 0,5
 TỔNG
Số câu
ĐIỂM
4 
2,0 
 4 
 2,0
6 
3,0
14 7,0
7,0
 B/Nội dung đề : 
Phần I : Trắc nghiệm (7đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu1: Hai lực cân bằng nhau là hai lực?
 A. Mạnh như nhau	B. Có cùng phương nhưng ngược chiều
 C. Cả A và B	D. Hai lực cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ. 
Câu 2. Để đo thể tích chất lỏng người ta thường dùng dụng cụ gì?
A. Bình tràn	C. Bình chia độ	 
B. Bình chứa	D. Bình tràn và bình ch ứa.
Câu 3. Nếu dùng bình tràn để đo thể tích của vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật rắn sẽ bằng: A. Thể tích chất lỏng trong bình tràn	 B. Thể tích chất lỏng trong bình chứa
 C. Thể tích lỏng trong bình tràn cộng với bình chứa	D. Một ý kiến khác
Câu 4. Một em bé ra chợ mua 01 lạng thịt theo lời của mẹ. Hỏi 01 lạng thịt tương ứng bao nhiêu gam? A. 10g	B. 100g	C. 1000g	D. 1g
Câu 5. Để nâng một vật 50 kg từ dưới lên, ta cần một lực:
A. Lớn hơn 500 N. B. Tối thiểu là 500N C. Lớn hơn 50N. D.Tối thiểu là 50N
Câu 6. Cầm một viên bi trên cao, rồi đột nhiên buông tay ra.,vi ên bi rơi xuống đất là do tác dụng của : A. Khối lượng của vật.	B. Lực của tay ta.
 C. L ực hút của Trái Đất.	D. A, B, C đều sai 
Câu 7: Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật nào sau đây :
 A. Một khăn lau bảng . B. 1 hòn đá C. 1 gói bông D. 1 bát gạo .
Câu 8: Một bình chia độ chứa 50 cm3 dầu , người ta đổ thêm nước vào thì mực chất lỏng trong 
 bình dâng lên đến vạch 60 cm3 . Thể tích tích nước đổ vào là ;
 A. 60 cm3 B. 50 cm3 C. 110 cm3 D. 10 cm3
Câu 9 : Muốn đẩy một thùng phi lên xe tải một cách dễ dàng hơn, thì phải dùng:
 A. Ròng rọc cố định B. Ròng rọc động	 C. Đòn bẩy	 D. Mặt phẳng nghiêng 
Câu 10: Quyển sách nằm yên trên bàn là do : 
 A. Không có lực nào tác dụng lên nó. B. Mặt bàn tác dụng lực giữ nó lại 
 C. Có hai lực tác dụng lên nó D. Có hai lực cân bằng tác dụng lên nó 
Câu 11: Một vật có khối lượng không đổi nếu thể tích của vật đó tăng thì:
A. Khối lượng riêng của vật tăng. C. Khối lượng riêng của vật giảm. .B. Khối lượng riêng của vật không đổi .D. Trọng lượng riêng của vật tăng 
Câu 12: Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là :
 A. Mét khối ( cm3 ) B. Centimét (cm) C. mét ( m ) D. kilômét ( km )
Câu 13 : Muốn đo trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật không thấm nước, ta chỉ cần dùng 
 những dụng cụ nào sau đây :
 A. 1 cái cân và 1 lực kế B. 1 lực kế và 1 bình chia độ 
 C. 1 bình chia độ và 1 thước dây D. 1 cái cân , 1 lực kế và 1 bình chia độ .
 Câu 14: Đại lượng nào thay đổi khi vị trí của vật thay đổi?
A. Khối lượng. B. Thể tích. C. Trọng lượng. D. Độ dài 
Phần II: Tự luận (3đ) 
 Câu 1 Đổi các đơn vị sau :
 a. 65 mm =........................cm =..............................m
 b. 1015 cm3 =.................... m3...=...............................dm3
 c. 1,05tạ = ..............................kg =................................ g
Câu 2 : Một khối sắt và một khối đá có cùng khối lượng là 3,9 tấn . 
a/ Hỏi thể tích khối nào lớn hơn ? Cho biết khối lượng riêng cúa sắt là 7800 kg/m3 ,khối lượng riêng của đá là 2600 kg/ m3 
b/ Nếu khối sắt và khối đá đó có cùng thể tích là 1 m3 thì khối lượng của chúng là bao nhiêu ?
C. Đáp án -biểu điểm : Môn : Vật Lý 6 
 Phần I : Trắc nghiệm (7đ): Mỗi câu đúng 0,5đ 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
C
C
B
B
B
C
B
D
D
D
C
C
B
C
 Phần II : Tự luận :(3đ)
 Câu 1: (1,5đ) Mỗi câu đúng 0,25 đ
 Câu 2 : 
a/ (1,0 đ) 
 - Đổi đúng 3,9 tấn = 3900 kg (0,25 đ) 
 - Thể tích của khối sắt là : V == = 0,5 (m3) ( 0,25 đ)
 Thể tích của khối đá là V == =1,5 (m3 ) (0,25 đ)
 Vậy thể tích của khối đá lớn hơn khối sắt (0,25 đ) 
b/ (0,5 đ) 
Khối lượng của khối sắt là : m= D .V = 7800 kg 	 ( 0,25 đ ) 
 Khối lượng của khối đá là : m= D. V = 2600 kg ( 0,25 đ)
.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ky ly6 co ma tran dap an12.doc