Chuyên đề Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trông giờ dạy vật lí 6

Chuyên đề Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trông giờ dạy vật lí 6

Vật lý học là một bộ môn khoa học nó đảm bảo tính nghiên cứu và tính ứng dụng cao.

Nhiệm vụ của Vật lý học là nghiên cứu, khám phá tìm ra những quy luật, định luật nhằm phục vụ lợi ích cho con người.

Phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất của bộ môn Vật lý là phương pháp thực nghiệm. Chính vì vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan đóng một vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao cháat lượng dạy và học.

 Ngoài ra thực hành (làm thí nghiệm) Vật lý còn góp phần hình thành khái niệm mới, củng cố kiến thức cũ hoặc rèn luyện một số kĩ năng nào đó cho học sinh.

 Những hiện tượng Vật lý được học sinh tiếp xúc rất nhiều, thường xuyên hàng ngày. Có hiện tượng, sự vật học sinh đã biết đến nhưng chưa có kiến thức để giải thích.

 Xuất phát từ những lý do đó nên tôi muốn đề cập đến việc hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trong một tiết học.

 

doc 10 trang Người đăng levilevi Lượt xem 3303Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trông giờ dạy vật lí 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. lý do chọn chuyên đề:
Vật lý học là một bộ môn khoa học nó đảm bảo tính nghiên cứu và tính ứng dụng cao.
Nhiệm vụ của Vật lý học là nghiên cứu, khám phá tìm ra những quy luật, định luậtnhằm phục vụ lợi ích cho con người.
Phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất của bộ môn Vật lý là phương pháp thực nghiệm. Chính vì vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan đóng một vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao cháat lượng dạy và học.
	Ngoài ra thực hành (làm thí nghiệm) Vật lý còn góp phần hình thành khái niệm mới, củng cố kiến thức cũ hoặc rèn luyện một số kĩ năng nào đó cho học sinh.
	Những hiện tượng Vật lý được học sinh tiếp xúc rất nhiều, thường xuyên hàng ngày. Có hiện tượng, sự vật học sinh đã biết đến nhưng chưa có kiến thức để giải thích.
	Xuất phát từ những lý do đó nên tôi muốn đề cập đến việc hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trong một tiết học.
ii. mục đích:
	Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng của thày và trò
	Củng cố, khắc sâu và kiểm tra lại một lần nữa kiến thức đã được học để đi đến kết luận.
	Phát huy khả năng sáng tạo, phát triển tư duy của học sinh.
	Phát huy khả năng sử dụng đồ dùng của học sinh, tự sáng tạo, tính linh hoạt của người thày khi sử dụng đồ dùng sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường.
	Tăng cường tính hấp dẫn cho bài giảng, tăng sự chú ý, kích thích trí tò mò và lòng ham muốn tìm hiểu, học tập của học sinh.
	Tạo điều kiện cho học sinh độc lập, tự lực quan sát, bước đầu hình thành kĩ năng mô tả và phân tích các hiện tượng vật lí xảy ra, từ đó rút ra được kết luận hoặc kiểm tra lại một số kết luận trên cơ sở thực tế.
	Chuyên đề góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy và học theo SGK mới hiện nay.
	Làm tăng khả năng ứng dụng thực tế của bộ môn để từ đó kích thích sự tò mò của học sinh, gây hứng thú học tập và yêu thích bộ môn hơn.
iii. nội dung:
	1.Chuẩn bị của thày:
	Chuẩn bị bài soạn: nghiên cứu kĩ SGK, SGV và các tài liệu tham khảo để bổ sung các kiến thức cần thiết cho bài giảng. Giáo án phải đảm bảo đủ nội dung và các bước lên lớp. Xác định được các thí nghiệm thuộc loại kiểm chứng hay phát hiện kiến thức mới.
	Phần lớn các thí nghiệm vật lí 6 thuộc loại phát hiện kiến thức mới. Tuy nhiên cũng có một số thí nghiệm kiẻm chứng.
Ví dụ: Với bài “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt” thì việc tiến hành thí nghiệm về lực của học sinh nhằm tìm ra kiến thức mới.
	Còn thí nghiệm với băng kép thể hiện một phần kiểm chứng kiến thức đã học: các chất rẵn khác nhau giãn nở vì nhiệt khác nhau.
	Hệ thống câu hỏi trong bài phải đảm bảo tính khao học, chính xác, phù hợp với nội dung bài và trình độ học sinh.
	Chuẩn bị đồ dùng chu đáo trước khi lên lớp.
	Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm của thày để làm mẫu hoặc hướng dẫn cách làm.
	Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm cho học trò (Tuỳ số lượng nhóm dự định chia).
	Riêng đồ dùng tự làm cần đảm bảo tính chính xác, thẩm mỹ và dễ quan sát.
Hướng dẫn học sinh làm báo cáo theo yêu cầu SGK và một số yêu cầu riêng của thày sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.
	2.Chuẩn bị của trò
Học sinh phải nghiên cứu kĩ SGK, sách bài tập và các thông tin bổ sung có liên quan đến bài học.
Ví dụ: Khi học bài “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt” học sinh biết một số hiện thực tế như tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy lại dễ vỡ hơn khi rót vào cốc thủy tinh mỏng; tại sao phải có khe hở giữa các thanh ray tàu hỏa.
Chuẩn bị kiến thức cần thiết mà thày đã hướng dẫn, chuẩn bị các đồ dùng cần thiết theo yêu cầu.
3.Tiến hành giảng dạy:
Trong các tiết dạy vật lí 6, cần hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các bước sau:
- Giới thiệu mục đích của thí nghiệm.
- Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm.
- Giao đồ dùng cho các nhóm.
- Học sinh quan sát các dụng cụ thực hành.
- Giáo viên giới thiệu cách làm thí nghiệm hoặc làm mẫu nếu cần .
- Nêu câu hỏi hoặc yêu cầu về quan sát hiện tượng.
- Các nhóm làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng và ghi lại kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện ra kiến thức mới hoặc kiểm chứng các kết quả đã biết.
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
Trong một số trường hợp cũng không nhất thiết phải đủ các bước ở trên. Ví dụ với bài “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt”ta có thể tiến hành bài dạy như sau: 
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
Yêu cầu học sinh quan sát hình 21.2 ở SGK . Nhận xét về chỗ tiếp nối giữa hai thanh ray xe lửa, Tại sao người ta phải làm như vậy.
Hoạt động 2: Quan sát lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt
Giáo viên: GV tiến hành thí nghiệm trong SGK theo các bước đã nêu trên.
Học sinh: Hoạt động cá nhân
 	Theo dõi làm thí nghiệm mẫu của giáo viên của giáo viên.
 	 Quan sát các hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi C1, C2.
	Giáo viên: GV yêu cầu học sinh đọc C3; dự đoán hiện tượng xảy ra, nêu nguyên nhân?
	Cho học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng theo các bước đã nêu trên.
	Giáo viên Hướng dẫn: học sinh hoàn thành kết luận C4.
	Hoạt động 3: Vận dụng
Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát, hình 21.2, 21.3 để trả lời C5, C6.
Học sinh:Hoạt động theo nhóm.
Thảo luận ở nhóm về phương pháp làm thí nghiệm. 
Hoạt động 4: Tìm hiểu bảng kép
	Giáo viên giới thiệu bảng kép và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các bước ở trên.
Học sinh:Hoạt động theo nhóm.
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời C7, C8, C9.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng C9.
Học sinh nghiên cứu và trả lời C10.
Hoạt động 5: HDVN
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong SBT.
Kết luận chung:
Như vậy theo chuyên đề này thì một giờ học có đồ dùng thục hành cần đảm bảo được một số yêu cầu sau:
1.Chuẩn bị của trò:
Đồ dùng học tập cần thiết
Kiến thức cơ bản của bài
Các thí dụ thực tế có liên quan
2.Chuẩn bị của thày:
Bài soạn theo quy định chung
Hệ thống câu hỏi cần thiết của bài
Đồ dùng thí nghiệm của thày và trò
Kế hoạch chia nhóm học sinh
3.Tiến trình giờ học
- Giới thiệu mục đích của thí nghiệm.
- Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm.
- Giao đồ dùng cho các nhóm.
- Học sinh quan sát các dụng cụ thực hành.
- Giáo viên giới thiệu cách làm thí nghiệm hoặc làm mẫu nếu cần .
- Nêu câu hỏi hoặc yêu cầu về quan sát hiện tượng.
- Các nhóm làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng và ghi lại kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện ra kiến thức mới hoặc kiểm chứng các kết quả đã biết.
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
iv.phạm vi áp dụng của chuyên đề:
	Với bộ đồ dùng hiện đã được trang bị và các đồ dùng tự chuẩn bị của học trò ở các trường thì chuyên đề này có thể áp dụng rộng rãi.
v.kết quả:
Chuyên đề được thực hiện tại Trường THCS Cẩm Văn.
Số học sinh là đối tượng tham gia chuyên đề này là 120 em
Chuyên đề này được thực hiện ở bài: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
Cẩm Văn, ngày tháng năm 200
Người viết: Nguyễn Tiến trung 
Giáo án chuyên đề Vật lí 6
Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
a.mục tiêu:
-Học sinh nhận biét được sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra rất lớn. Từ đó tìm ví dụ thực tế về nội dung này. 
- Mô tả cấu tạo và hoạt động của bảng kép.
- Vận dụng giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự nở vì nhiệt.
- Rèn kĩ năng quan sát, mô tả hiện tượng vật lí khi làm thí nghiệm.
- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác.
B. Chuẩn bị
GV: giáo án, đồ dùng dạy học.
HS: mỗi nhóm một bảng kép, 1 giá thí nghiệm, 1 đèn cồn, bật lửa.
C. Tiến trình bài dạy
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ
	? Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí và chất rắn.
	Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
	Giáo viên chốt lại các kiến thức đã học của giờ trước.
III, Bài mới
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
Yêu cầu học sinh quan sát hình 21.2 ở SGK . Nhận xét về chỗ tiếp nối giữa hai thanh ray xe lửa, Tại sao người ta phải làm như vậy?
Giáo viên dựa vào câku trả lời của học sinh để vào bài.
Hoạt động 2: Quan sát lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt
Giới thiệu mục đích của thí nghiệm.
- Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm.
- Giao đồ dùng cho các nhóm.
- Học sinh quan sát các dụng cụ thực hành.
- Giáo viên làm thí nghiệm làm mẫu 
- Yêu cầu về quan sát hiện tượng.
- Các nhóm làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng và ghi lại kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện ra kiến thức mới 
 	 - Quan sát các hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi C1, C2.
 - Giáo viên chốt lại kiến thức.
	Giáo viên: GV yêu cầu học sinh đọc C3; dự đoán hiện tượng xảy ra, nêu nguyên nhân?
	Cho học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng theo các bước đã nêu trên.
	Giáo viên Hướng dẫn: học sinh hoàn thành kết luận C4.
	Hoạt động 3: Vận dụng
Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát, hình 21.2, 21.3 để trả lời C5, C6.
?Tại sao một gối đỡ phải đặt trên con lăn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu bảng kép
- Giới thiệu mục đích của thí nghiệm.
- Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm.
- Giao đồ dùng cho các nhóm.
- Học sinh quan sát các dụng cụ thực hành.
- Giáo viên giới thiệu cách làm thí nghiệm và làm mẫu.
- Nêu câu hỏi hoặc yêu cầu về quan sát hiện tượng.
- Các nhóm làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng và ghi lại kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện ra kiến thức mới và kiểm chứng các kết quả đã biết.
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời C7, C8, C9.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng C9.
Học sinh nghiên cứu và trả lời C10.
Quan sát hình trong sách giáo khoa , dự đoán nguyên nhân?
Học sinh theo dõi.
Học sinh theo dõi.
Học sinh theo dõi.
Học sinh theo dõi.
Học sinh theo dõi.
Các nhóm làm thí nghiệm và ghi lại kết quả.
Trả lời câu hỏi.
Đọc câu hỏi C3. dự đoán hiện tượng xảy ra, nêu nguyên nhân
Học sinh theo dõi giáo viên làm thí nghiệm mẫu.
Học sinh làm thí nghiệm mẫu.
Hoàn thành nội dung C4.
Học sinh quan sát hình 21.2
Cầu dài ra khi nóng không bị ngăn cản.
Học sinh nghe
Quan sát cấu tạo bảng kép.
Các nhóm quan sát.
Các nhóm làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng và ghi lại kết quả.
Học sinh theo dõi trả lời.
Học sinh trả lời.
C7: khác nhau.
C8:Cong về phía thanh đồng ( đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn )
C9: có và cong về phía thanh thép
C10:Đủ nóng, bảng kép cong lại về phía thanh đồng => ngắt mạch. Thanh đồng nằm trên.
IV, Củng cố 
	Giáo viên hệ thống lại các kiến thức trong giờ học.
	Đọc phần “ Có thể em chưa biết”
V, Hướng dẫn
	Học lí thuyết theo SGK và vở ghi.
	Làm các bài tập trong SBT.
	Nghiên cứu trước nội dung bài ” Nhiệt kế, nhiệt giai”.
Trường THCS cẩm văn
Tổ KHTN
Hồ sơ chuyên đề môn vật lí 6
Năm học 2007 – 2008
Người viết: Nguyễn Tiến Trung.
Người thực hiện: Nguyễn Tiến Trung.
Cẩm Văn – 3/ 2008

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN HD HS lam thi nghiem trong day hoc vat li 6doc.doc