Bồi dưỡng Ngữ văn 8

Bồi dưỡng Ngữ văn 8

Lão Hạc – một nông dân vợ chết sớm có một người con trai. Lão không lấy vợ nữa ở vậy nuôi con. D

Đến khi con trưởng thành yêu một đứa con gái nhà giàu, vì nhà gái thách cưới nặng quá nên lão khuyên con “không lấy đám này thì lấy đám khác”. Con trai lão phẫn chí bỏ làng đi làm đồn điền cao su.

Trước khi đi, người con trai biếu lão 3 đồng, mua cho bố một con chó vàng để lão nuôi. Lão quý con chó như bà hiếm muộn quý đứa con cầu tự và đặt tên nó là “cậu vàng”. Lão nuôi con chó với niềm hi vọng khi con trai lão trở về lão mổ chó để làm đám cưới cho con.

Không may lão bị ốm 2 tháng 18 ngày, lão phải tiêu vào gần hết số tiền dành dụm cho con. Lão tính toán không thể nuôi được con chó nữa nên đành bán.

 Bán chó xong lão sang hàng xóm kể với ông giáo, lão bòn vườn tự chế thức ăn cho mình. Đến lúc không thể ăn vèn vào số tiền để dành dụm cho con lão sang nhà ông giáo nhờ ông cầm số tiền giữ đất, giữ nhà và nhờ ông giáo nói với hàng xóm nếu lão chết thì làm ma giúp lão.

 Lão đến nhà Binh Tư xin bả chó về nhà ăn. Cái chết đến với lão quằn quại và đau đớn. Cả làng không hiểu chỉ duy nhất có ông giáo và Binh Tư biết vì sao lão Hạc lại chết.

 

doc 7 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bồi dưỡng ngữ văn 8
Bài 1: Truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao
Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc - Nam Cao
Lão Hạc – một nông dân vợ chết sớm có một người con trai. Lão không lấy vợ nữa ở vậy nuôi con. D
Đến khi con trưởng thành yêu một đứa con gái nhà giàu, vì nhà gái thách cưới nặng quá nên lão khuyên con “không lấy đám này thì lấy đám khác”. Con trai lão phẫn chí bỏ làng đi làm đồn điền cao su.
Trước khi đi, người con trai biếu lão 3 đồng, mua cho bố một con chó vàng để lão nuôi. Lão quý con chó như bà hiếm muộn quý đứa con cầu tự và đặt tên nó là “cậu vàng”. Lão nuôi con chó với niềm hi vọng khi con trai lão trở về lão mổ chó để làm đám cưới cho con.
Không may lão bị ốm 2 tháng 18 ngày, lão phải tiêu vào gần hết số tiền dành dụm cho con. Lão tính toán không thể nuôi được con chó nữa nên đành bán.
	Bán chó xong lão sang hàng xóm kể với ông giáo, lão bòn vườn tự chế thức ăn cho mình. Đến lúc không thể ăn vèn vào số tiền để dành dụm cho con lão sang nhà ông giáo nhờ ông cầm số tiền giữ đất, giữ nhà và nhờ ông giáo nói với hàng xóm nếu lão chết thì làm ma giúp lão.
	Lão đến nhà Binh Tư xin bả chó về nhà ăn. Cái chết đến với lão quằn quại và đau đớn. Cả làng không hiểu chỉ duy nhất có ông giáo và Binh Tư biết vì sao lão Hạc lại chết.
Những phẩm chất của nhân vật Lão Hạc
Lão Hạc là người cần cù, chăm chỉ. Lão cũng như bao người nông dân khác sinh ra và lớn lên sau lũy tre làng. Cuộc đời gắn liền với ruộng lúa mảnh vườn, suốt đời đầu tắt mặt tối. Mặc dù già rồi nhưng lão vẫn tự kiếm sống bằng sức lao động của mình. Lão còn dùng sức lao động ấy để chắt chiu dành dụm tiền cho con.
Lão Hạc là người giàu tình yêu thương. Lão thương con nên từ khi vợ mất, lão một mình ở vậy trong cảnh gà trống nuôi con. Lão nuôi con khôn lớn trưởng thành, mong mỏi mai này khi con lớn sẽ là nơi nương tựa lúc tuổi già. Khi con đến tuổi trưởng thành có yêu một cô gái con nhà giàu, không có tiền để cưới, con lão thất tình. Lão lại là chỗ dựa tinh thần cho con. Lão đã khuyên con “làng này thiếu gì con gái, không lấy đám này thì lấy đám khác”. Khi con lão phẫn chí bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão đã khóc. Lão ở nhà một mình nuôi con chó vàng. Lão hi vọng khi con trai lão trở về thì lão thịt chó để làm đám cưới. Vì vậy khi lão bán con chó thì nước mắt lão ầng ậng vì niềm hi vọng về đứa con ngày càng mai một. Khi ốm dậy mặc dù vẫn yếu nhưng lão vẫn tằn tiện chắt bóp để dành dụm cho con. Cuối cùng vì sợ ăn vèn vào số tiền để dành cho con, lão đã gửi số tiền ấy nhờ ông lão giữ hộ cho con trai mình rồi tự lão kết thúc cuộc đời một cách đau đớn nhất.
Lão quý con chó như một bà hiếm muộn quý đứa con cầu tự, lão cho con chó vàng ăn bằng bát như nhà giàu, lão gọi nó là cậu vàng và quý nó như một đứa cháu nội. Khi mất mùa lão kêu không còn đủ điều kiện để nuôi và đành phải bán. Bán chó xong lão sang nhà ông giáo kể rồi khóc.
Lão là người có lòng tự trọng cao. Mặc dù nghèo nhưng lão từ chối sự giúp đỡ của người khác một cách hách dịch. Mặc dù nghèo nhưng lão không làm bậy như Binh Tư mà lão Hạc thà chết trong còn hơn sống đục.
*Đánh giá về Lão Hạc:
Lão Hạc là hình ảnh tượng trưng cho biết bao người nông dân cùng thời. Cuộc sống dù vất vả gian nan khổ cực bởi sưu cao thuế nặng và cổ tục nhưng lão Hạc vẫn ngời lên bao phẩm chất đáng trân trọng và đáng kính. Những phẩm chất cao quý ấy đến hôm nay vẫn thấy ở người nông dân Việt Nam.
Một số điều cần lưu ý khác:
- Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc:
+ Lão Hạc chết một cách đau thương, quần quại, một cái chết đầy thương tâm. Cái chết ấy đã tố cáo tội ác của xã hội đương thời, cổ tục đã chia lìa cha con lão, đã đẩy lão vào cái chết bi thảm, đã cắt đi con đường sống của lão.
- Kết cấu câu chuyện theo kiểu từ giữa đi ra(có nhiều cách kết cấu câu chuyện)
+ Kết cấu thời gian có nghĩa là câu chuyện được kể theo thứ tự thời gian, cái có trước kể trước, cái có sau kể sau.
+ Kết cấu từ giữa đi ra có nghĩa là câu chuyện được kể từ đoạn hấp dẫn nhất, sau đó người kể lại hồi tưởng lại những đoạn trước đó rồi kể tiếp phần diễn biến của câu chuyện.
+ Kết cấu đầu cuối tương ứng có nghĩa là người kể kể phần cuối của câu chuyện trước sau đó hồi tưởng lại các sự việc tiếp theo.
Câu hỏi luyện tập:
Câu 1: Nêu các sự việc chính của chuyện ngắn Lão Hạc theo thứ tự kể của tác giả?
Câu 2: Phát biểu suy nghĩ của mình về cái chết của Lão Hạc?
Phẩm chất của lão Hạc(3 nét chính):
	1. Cần cù, chịu thương chịu khó.
	2. Giàu tình thương.
	a. Thương con
	+ Vợ chết không lấy vợ khác.
	+ Lão ở vậy nuôi con khôn lớn.
	+ Lão ở bên động viên con khi con thất tình.
	+ Lão khóc khi con trai đi làm đồn điền.
	+ Lão hi vọng và mong con sớm trở về.
	+ Lão sống tằn tiện để dành dụm tiền cho con.
	+ Lão chết để cho con được sống.
	b. Quý chó
	+ Cho chó ăn bằng bát như nhà giàu.
	+ Gọi chó là cậu, coi chó như cháu nội.
	+ Quý con chó như bà hiếm quý đứa con cầu tự.
	+ Khi phải bán chó đi lão khóc và rất buồn.
	3. Giàu lòng tự trọng.
	+ Lão nghèo nhưng đã từ chối mọi sự giúp đỡ của những người khác một cách hách dịch.( trọng danh dự).
	+ Lão nghèo nhưng làm việc xấu như Binh Tư(thà chết trong còn hơn sống đục).
	+ Trước khi chết lão nhờ ông giáo cầm tiền nhờ dân làng lo ma giúp.
Bài 2: Đoạn trích Trong lòng mẹ
Trích trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng”.
1. Vài nét về tác giả:
- Tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng(1918-1982). Quê ở Nam Định nhưng trước cách mạng phải sống chủ yếu ở Hải Phòng. Ông là người luôn gần gũi những người dân nghèo.
- Ông viết nhiều tiểu thuyết như Bỉ vỏ, Cửa biển, những ngày thơ ấu
2. Tác phẩm:
- Tập hồi kí Những ngày thơ ấu kể về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng. Nguyên Hồng hiện thân trong tác phẩm là chú bé Hồng. Hồng sinh ra trong một cuộc hôn nhân miễn cưỡng. Hồng lớn lên trong gia đình bao trùm một bấu không khí giả dối. Bố làm cai ngục rồi bỏ việc đi buôn bán thua lỗ dẫn đến nghiện ngập. Người mẹ chôn vùi tuổi thanh xuân vào cuộc hôn nhân miễn cưỡng ấy nên rất khao khát được yêu thương. Sau khi chồng mất, mẹ em đã bỏ nhà đi tha phương cầu thực. Bé Hồng sống bơ vơ trong sự ghẻ lạnh của mọi người. Đến ngày giỗ bố, mẹ bé Hồng bất chợt trở về, Hồng vô cùng sung sướng.
* Những sự việc chính trong đoạn trích:
- Những ngày thơ ấu có 9 chương. 
Chương 1 : tiếng kèn kể lại việc bố của bé Hồng làm cai ngục, mẹ là người bán rau, đậu, trầu cau. Tuổi bố em gấp đôi tuổi mẹ. Khi mẹ em sinh ra em thì có rất nhiều tội nhân đến biếu quà toàn những thứ của ngon vật lạ.
Chương 2: Chúa thương xót chúng tôi. Bố em bỏ nghề cai ngục, đi buôn bán nhưng bị lỗ vốn phải quay ra bán hết cửa nhà. Bà nội của em rất đau xót. Sau đó bố của em tiếp tục lao vào con đường buôn bán gỗ và vẫn bị thua lỗ.
Chương 3: Trụy lạc. Vì thua lỗ trong làm ăn nên bố em quay ra nghiện thuốc phiện. Bà nội của em khuyên ngăn không được và rất đau xót. Các thứ trong nhà lần lượt bị bán đi hết, bé Hồng hầu như không được ai quan tâm. Em bắt đầu la cà đi chơi đánh đáo. Có những lúc không có tiền để hút bố của bé Hồng bắt bé đưa tiền để đi hút thuốc phiện.
Chương 4: Trong lòng mẹ. Kể về chuyện khi đến ngày giỗ bố, mẹ em đột ngột trở về. Em được gặp mẹ, được sà vào vòng tay âu yếm của mẹ sau một năm xa cách. Em nhận được tình yêu thương bao la từ bàn tay vuốt ve của mẹ.
Chương 5: Đêm nô-en. Kể lại những đêm nô-en, biết bao người giàu có sang trọng hạnh phúc.
Chương 6: Trong đêm đông. Bé Hồng có 2 bà cô, cô C và cô G. Cô C là người giàu có nhưng cay nghiệt kiệt sỉ. Cô G rộng lượng nhưng nghèo túng, khi nhà túng quẫn mọi người phải sang nhà cô G.
Chương 7: Đồng xu cái. Mẹ của bé Hồng đã thú thật với em là đã có em bé với một người đàn ông khác.
Chương 8: Sa ngã. Bé Hồng phải đi đánh đáo để kiếm ăn.
Chương 9: Một bước ngắn. Thầy giáo của bé Hồng đã tát cho bé những cái tát thật mạnh vào mặt, những cái đánh làm cho bé tỉnh ra.
*Tóm tắt:
Bé Hồng sinh ra trong một gia đình, bố mẹ lấy nhau nhưng không có tình yêu. Người cha lao vào con đường nghiện ngập nên của cải trong nhà lần lượt không cánh mà bay. Mọi người trong nhà không gắn bó, gần gũi và chia sẻ. Cuối cùng người cha chết, người mẹ vì túng quẫn quá phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực bỏ lại bé Hồng ở nhà sống trong sự ghẻ lạnh cô đơn.
Đoạn trích trong lòng mẹ kể về chuyện sau khi cha chết, mẹ bé Hồng phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Gần đến ngày giỗ bố em mà không thấy mẹ về, bà cô của bé đã xúc xiểm, nói bóng gió, trì chiết mẹ em trước mặt em. Nhưng bé Hồng tin tưởng rằng đến ngày giỗ cha thế nào mẹ em cũng trở về. Niềm tin ấy của em đã trở thành hiện thực. Khi tan học bé Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo, bằng cảm trực giác em nhận ra đó chính là người mẹ yêu quý của mình. Em chạy theo và gọi, xe dừng lại em trèo lên xe, ngồi vào lòng mẹ. Em cảm nhận được tình cảm ấm áp của mẹ dánh cho mình.
*Phân tích những nội dung chính:
1. Hình ảnh của bà cô đại diện cho những cổ tục:
- Trong xã hội phong kiến ngày xưa, người con gái phải chấp nhận luật tam tòng(tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Mẹ của bé Hồng phải chịu những hủ tục cũ kĩ ấy như bao người phụ nữ khác. Nhưng vì sống ở gia đình với một người chồng nghiện ngập hôn nhân không có tình yêu, nợ nần chồng chất. Chính vì vậy sau khi chồng chết, mọi khó khăn lại đè nặng nên đôi vai của mẹ em. Không chịu đựng được những khó khăn ấy mẹ em đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Hành động đó của mẹ em đã làm cho bà cô của bé Hồng không thể chấp nhận được. Bà cô đã gọi bé Hồng đến nói với bé những điều đáng lẽ không nên nói. Nhất là khi em chỉ là một đứa trẻ. Thái độ của bà cô vừa cười, vừa mỉa mai, kể ra những điều xấu của mẹ em. Mẹ của bé không may cho em một bộ quần áo, không gửi cho bé một tý quà, không một lời hỏi thăm và thậm chí nghe đâu mẹ đã có em bé khác. Bà cô là hình ảnh không cia sẻ, không thương xót. Như vậy đó là kẻ miệng nam mô, bụng một bồ dao găm.
2. Thái độ của bé Hồng đối với mẹ:
- Sau khi cha em mất, mẹ em phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Bé sống trong sự ghẻ lạnh của mọi người vì họ ghét mẹ em, nên xa lánh chính cả em. Tuy nhiên em vẫn luôn tin tưởng và yêu thương mẹ mình.
- Trước thái độ ghẻ lạnh, châm chọc, dè bỉu của bà cô, bé vẫn đứng về phía mẹ, bênh vực mẹ. Bé tưởng tượng đến vẻ mặt rầu rầu, đến sự túng thiếu của mẹ, bé đã để cho nước mắt rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cổ và cằm. Lòng tin và tình yêu của bé với mẹ thật không gì lay chuyển được.
	Tóm lại. Đây là đoạn viết về thiếu nhi hay nhất của Nguyên Hồng. Ta cảm thấy tác giả đã hóa thân vào nhân vật để viết ra cảm xúc suy nghĩ của mình.
Luyện tập:
Em hãy kể tên những tác phẩm trong phần văn học hiện thực phê phán cùng với tên tác giả?
Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn
Lão Hạc – Nam Cao
Tắt đèn – Ngô Tất Tố
Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng
Cô bé bán diêm
 An dec xen
1. Vài nét về tác giả:
- An dec xen là nhà văn Đan Mạch, ông sinh 1805 mất 1875. Là nhà văn nổi tiếng thế giới với những câu chuyện dành cho trẻ em.
2. Tác phẩm
a. Tóm tắt các sự việc chính
Cô bé bán diêm sinh ra trong một gia đình nghèo. Mẹ mất sớm, bà nội là người thân nhất của em trong thời thơ ấu, nhưng bà cũng không còn. Cha em là người nghiện ngập nên gia tài trong nhà đều bị bán hết. Em và bố phải ở trong một căn buồng hẹp trên tận sát gác xép. Mỗi khi mưa gió hai cha con em lại phải chống chịu rất vất vả.	
Hàng ngày em phải đi bán diêm để lấy tiền đem về cho bố em để ông thỏa cơn nghiện của mình. Trong một đêm giao thừa ngoài trời lạnh giá bởi cái rét của mùa đông. Mọi người đều ở trong nhà chuẩn bị đón tết trong không khí ấm cúng thì em vẫn phải đi bán diêm trong bão tuyết.
Vì đói lạnh lại không bán được bao diêm nào em rất buồn và sợ vì về nhà sẽ bị bố em đánh. Em ngồi ở một góc phố để tránh rét. Vì lạnh em quẹt một que diêm để sưởi, que diêm sáng một ước mơ hạnh phúc hiện ra trước mắt em. Que diêm tắt ước mơ lại biến mất. Em muốn níu giữ mãi những ước mơ và em quẹt hết những que diêm để sưởi ấm.
Sáng sớm mùa xuân ngày đầu năm người ta thấy một em bé ngồi giữa những que diêm đang cháy dở cùng đôi môi đang mỉm cười.
* Chia đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến dờ ra.
- Đoạn 2: Tiếp.thượng đế
- Đoạn 3: Còn lại
* ý 1: Hoàn cảnh của em bé:
- Em sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đặc biệt. Mẹ và bà nội là hai người thân yêu nhất đều không còn. Em phải sống với một người cha cay nghiệt, độc ác, nghiện ngập. Em không được đến trường phải đi bán diêm lấy tiền mang về cho bố để ông ta thả cơn nghiện. Thậm chí trong đêm giao thừa khi mọi người xum vầy trong gia đình để chuẩn bị đón tết nhưng em vẫn phải đi bán diêm trong bão tuyết.
- Qua đó chúng ta thấy em bé là người khổ sở cả về vật chất và tinh thần. Em mất hết quyền trẻ em, không được bảo vệ và chăm sóc.
* ý 2: Những ước mơ của em bé:
- Ba lần em quẹt diêm là 3 lần em ước mơ. 
	+ Ước mơ thứ nhất là một cái lò sưởi.
	+ Ước mơ thứ hai là một bữa ăn thịnh soạn.
	+Ước mơ thứ ba là được gặp bà nội trên thiên đàng.
- Cả 3 ước mơ của em đều gắn với ước mơ về vật chất và tinh thần. Ước mơ có một cái lò sưởi vì lúc đó em muốn thoát khỏi cái rét buốt của mùa đông lạnh giá. Ước mơ về bữa ăn là sau khi thoát khỏi cái rét em muốn thoát khỏi cái đói sau một ngày chưa có cái gì để ăn. Hai ước mơ đầu là sự khao khát về vật chất. Ước mơ thứ ba là mơ ước về tinh thần. Em mơ ước được gặp bà, người bà dịu hiền mà suốt đời em yêu quý. Em muốn được theo bà để thoát khỏi cõi trần gian đói rét và khổ đau đang hành hạ.
- Những ước muốn ấy thể hiện nỗi khổ đau bất hạnh khắc sâu vào tâm hồn thơ dại trong sáng của em.
*ý 3: Cái chết của em bé bán diêm:
- Hình ảnh em bé bán diêm chết trong tư thế ngồi ở một góc phố. Hai má vẫn hồng và trên môi vẫn đang mỉm cười là một hình ảnh đầy cảm động. Em chết nhưng vẫn mỉm cười vì sự mãn nguyện trong giấc mơ mà em đã có. Những người qua đường ngày hôm sau được chứng kiến cảnh cô bé chết cóng vì lạnh nhưng họ không bao giờ được thấy những gì huy hoàng và hạnh phúc mà cô bé nhìn thấy trong giấc mơ trước khi chết. Họ không thể lí giải vì sao hai má cô bé tội nghiệp vẫn hồng và đôi môi em vẫn đang mỉm cười.
=> ý nghĩa của câu chuyện:
- Câu chuyện cho ta hiểu được nỗi khổ của cô bé bán diêm và quyền trẻ em bị xâm phạm nghiêm trọng. Trực tiếp là của một người cha độc ác, vô nhân đạo, gián tiếp là cả xã hội lúc bấy giờ. Càng đọc chúng ta càng cảm thương sâu sắc với hoàn cảnh của em bé đồng thời trân trọng hơn những ước mơ giản dị mà cao đẹp được nảy nở từ tâm hồn trong sáng cao thượng của em. Những que diêm có thể lóe sáng rồi vụt tắt nhưng hình ảnh cô bé bán diêm trong tác phẩm của An đec xen thì sẽ còn mãi trong lòng bạn đọc không bao giờ tắt.
Đánh nhau với cối xay gió
Trích tiểu thuyết “Đôn Kihôtê nhà hiệp sĩ quý tộc lừng danh xứ Man tra”
 Xec van tec
1. Vài nét về tác giả:
- Xec van tec là nhà văn Tây Ban Nha, ông đi lính và bị đối phương bắt giam tù đày khổ cực. Mặc dù cuộc sống khổ cực nhưng ông vẫn dành thời gian cho niềm yêu thích văn chương. Ông viết nhiều tác phẩm trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Đôn Kihôtê nhà hiệp sĩ quý tộc lừng danh xứ Man tra. 
2. Tác phẩm:
- Tiểu thuyết gồm 2 phần 126 chương: Phần 1; 52 chương; phần 2: 74 chương.
	Chuyện kể rằng có một lão quý tộc nghèo say mê truyện kiếm hiệp một cách quá mức. Lão mê muội bởi các câu chuyện kiếm hiệp nên đã lục tìm những đồ chiến trần của tổ tiên để lại gồm một bộ áo giáp han gỉ, một thanh kiếm, một chiếc mũ mẻ. Lão phong cho con ngựa còm của mình là chiến mã Rôxinantê và tự phong cho mình là hiệp sĩ Đôn Kihôtê xứ Man tra. Lão dụ dỗ người nông dân hàng xóm là Xancho Panxa đi cùng làm người giám mã với lời mua chuộc sau này sẽ cho làm thống đốc một hòn đảo.
	Hai thầy trò lên đường và trải qua bao thử thách. Mỗi thử thách lại là một bài học và một trò cười cho người đọc. Sau nhiều cuộc phiêu lưu không mang lại công trạng nào Đôn Kihote trở về quê hương lão ốm nặng rồi qua đời trong sự hối hận về tác hại của những cuốn sách kiếm hiệp mà một thời lão ngưỡng mộ. Lão viết di chúc rồi qua đời.
Tóm tăt đoạn trích “đánh nhau với cối xay gió”.
	Trên đường phiêu lưu một lần Đôn Kihote nhìn thấy những chiếc cối xay gió nhưng lại cho rằng đó là những tên khổng lồ liền xông đến khiêu chiến. Nhưng cuộc chiến ấy những chiếc cánh quạt của cối xay gió đã hất văng Đôn Kihote ra xa và bị thương khá nặng. Mặc dù đau đớn và thất bại nhưng Đôn Kihote không rên la mà cho rằng đã bị pháp sư phù phép. Trong khi đó Xancho Panxa thừa biết đó là những chiếc cối xay gió nên đã tránh xa và vô sự. Sau cuộc chiến trong khi Đôn Kihote thức suốt đêm để nghĩ về người tình trong mộng thì Xancho Panxa ăn uống no nê và đánh một giấc ngon lành đến sáng.
3. Phân tích
a. Sự đối lập và tương phản giữa Đôn Kihote và Xancho Panxa.
* Về hình thức bên ngoài:
- Đon Kihote gầy gò, cao lêu đêu cưỡi trên con ngựa còm.
- Xancho Panxa lùn tịt và béo.
* Về cá tính: 
- Đon Kihote là một kẻ mê muội những câu chuyện kiếm hiệp nên nhìn cái này thành cái khác, nhìn cối xay gió tưởng là những tên khổng lồ. Khi bị quật ngã đau đớn Đon Kihote vẫn chưa tỉnh ngộ mà lại cho rằng là hiệp sĩ không bao giờ rên rỉ.
- Xancho Panxa tỉnh táo nhận ra những chiếc cối xay gió nên đã tránh xa. Dù chỉ bị thương một chút cũng đã kêu đau, cấm vẫn cứ kêu la.
	ở trong câu chuyện ta thấy Đon Kihote không nghĩ đến chuyện ăn uống. Còn giám mã Xancho Panxa thì lúc nào cũng chỉ nghĩ đến no bụng, ăn ngay cả khi ngồi trên lưng con lừa, thậm chí vừa ăn vừa uống rượu một cách ngon lành. Đêm đến Đon Kihote không ngủ mà nằm nhớ về nàng Đuyn-xi-nê-a xinh đẹp, còn sau khi ăn no Xancho Panxa ngủ một mạch đến sáng.
	Sự khác nhau này cũng do họ xuất phát từ 2 tầng lớp khác nhau. Đon Kihote có dòng dõi quý tộc còn Xancho Panxa có xuất thân từ nông dân.
	Cuộc chiến đấu giữa Đon Kihote với cối xay gió nguyên nhân chính là do Đon Kihote quá mê muội các câu chuyện kiếm hiệp. Bài học rút ra là mỗi người phải biết nhìn nhận đánh giá sự việc hiện tượng đúng đắn nếu không sẽ dẫn đến những sai lầm vag hậu quả đáng tiếc cho chính bản thân mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap phan van ban 8.doc