Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 9 - Học kỳ II (Có đáp án)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 9 - Học kỳ II (Có đáp án)

Câu 1:

Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng (Chương 2/ bài 21/ mức 1)

A. vật lí.

B. hoá học.

C. không là hiện tượng hoá học, không là hiện tượng vật lí.

D. vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hoá học.

Đáp án: B

Câu 2:

Sự ăn mòn kim loại là (Chương 2/ bài 21/ mức 1)

A. sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học của môi trường.

B. sự tạo thành các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

C. sự tạo thành hợp kim khi nấu chảy các kim loại với nhau.

D. sự kết hợp của kim loại với một chất khác.

Đáp án: A

Câu 3:

Đinh sắt bị ăn mòn nhanh trong môi trường (Chương 2/ bài 21/ mức 1)

A. không khí khô.

B. trong nước cất không có hoà tan khí oxi.

C. nước có hoà tan khí oxi.

D. dung dịch muối ăn.

Đáp án: D

Câu 4:

Biện pháp nào sau đây làm kim loại bị ăn mòn nhanh ? (Chương 2/ bài 21/ mức 1)

A. Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại.

B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại.

C. Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát.

D. Ngâm kim loại trong nước muối một thời gian.

Đáp án: D

Câu 5:

Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ nếu (Chương 2/ bài 21/ mức 2)

A. để ở nơi có nhiệt độ cao.

B. ngâm trong nước lâu ngày.

C. sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô.

D. ngâm trong dung dịch nước muối.

Đáp án: C

Câu 6:

Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường (Chương 2/ bài 21/ mức 2)

A. dung dịch axit.

B. dung dịch kiềm.

C. không khí.

D. dung dịch muối.

Đáp án: C

 

doc 68 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1032Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 9 - Học kỳ II (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Hoá học – lớp 9
Bài 21: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI
KHÔNG BỊ ĂN MÒN
Câu 1: 
Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng (Chương 2/ bài 21/ mức 1)
A. vật lí.
B. hoá học.
C. không là hiện tượng hoá học, không là hiện tượng vật lí.
D. vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hoá học.
Đáp án: B
Câu 2: 
Sự ăn mòn kim loại là (Chương 2/ bài 21/ mức 1)
A. sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học của môi trường.
B. sự tạo thành các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
C. sự tạo thành hợp kim khi nấu chảy các kim loại với nhau.
D. sự kết hợp của kim loại với một chất khác.
Đáp án: A
Câu 3: 
Đinh sắt bị ăn mòn nhanh trong môi trường (Chương 2/ bài 21/ mức 1)
A. không khí khô.
B. trong nước cất không có hoà tan khí oxi.
C. nước có hoà tan khí oxi.
D. dung dịch muối ăn.
Đáp án: D
Câu 4: 
Biện pháp nào sau đây làm kim loại bị ăn mòn nhanh ? (Chương 2/ bài 21/ mức 1)
A. Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại.
B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại.
C. Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát.
D. Ngâm kim loại trong nước muối một thời gian.
Đáp án: D
Câu 5:
Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ nếu (Chương 2/ bài 21/ mức 2)
A. để ở nơi có nhiệt độ cao.
B. ngâm trong nước lâu ngày.
C. sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô.
D. ngâm trong dung dịch nước muối.
Đáp án: C
Câu 6: 
Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường (Chương 2/ bài 21/ mức 2)
A. dung dịch axit.
B. dung dịch kiềm.
C. không khí.
D. dung dịch muối.
Đáp án: C
Câu 7: 
Natri là kim loại hoạt động mạnh, bị ăn mòn rất nhanh. Để natri không bị ăn mòn người ta ngâm natri trong (Chương 2/ bài 21/ mức 2)
A. nước.
B. dầu hoả.
C. rượu etylic.
D. dung dịch H2SO4 loãng.
Đáp án: B
Câu 8: 
Những vật bằng gang, bị ăn mòn trong tự nhiên tạo thành lớp gỉ sắt có màu nâu đỏ đó là (Chương 2/ bài 21/ mức 2)
A. Fe3O4.
B. Fe2O3.nH2O.
C. Fe(OH)2.
D. hỗn hợp FeO và Fe2O3.
Đáp án: B
Câu 9: 
Một loại hợp chất kết tinh có công thức CuCO3.5H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng nước kết tinh chứa trong CuCO3.5H2O là (Chương 2/ bài 21/ mức 3)
A. 40,01%.
B. 42,06%.
C. 40,11%.
D. 41,05%.
Đáp án: B
Bài 25: TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
Câu 10: 
Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái (Chương 3/ bài 25/ mức 1)
A. lỏng và khí.
B. rắn và lỏng.
C. rắn và khí.
D. rắn, lỏng, khí.
Đáp án: D
Câu 11: 
Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường (Chương 3/ bài 25/ mức 1)
A. S, P, N2, Cl2.
B. C, S, Br2, Cl2.
C. Cl2, H2, N2, O2.
D. Br2, Cl2, N2, O2.
Đáp án: C
Câu 12: 
Dãy gồm các nguyên tố phi kim là (Chương 3/ bài 25/ mức 1)
A. C, S, O, Fe.
B. Cl, C, P, S.
C. P, S, Si, Ca.
D. K, N, P, Si.
Đáp án: B
Câu 13: 
Ở điều kiện thường, phi kim ở thể lỏng là (Chương 3/ bài 25/ mức 1)
A. oxi.
B. brom.
C. clo.
D. nitơ.
Đáp án: B
Câu 14: 
Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit (Chương 3/ bài 25/ mức 1)
A. S, C, P.
B. S, C, Cl2.
C. C, P, Br2.
D. C, Cl2, Br2.
Đáp án: A
Câu 15: 
Dãy phi kim tác dụng được với nhau là (Chương 3/ bài 25/ mức 1)
A. Si, Cl2, O2.
B. H2, S, O2.
C. Cl2, C, O2.
D. N2, S, O2.
Đáp án: B
Câu 16: 
Độ tan của chất khí tăng nếu (Chương 3/ bài 25/ mức 1)
A. tăng nhiệt độ, tăng áp suất.
B. tăng nhiệt độ, giảm áp suất.
C. giảm nhiệt độ, tăng áp suất.
D. giảm nhiệt độ, giảm áp suất.
Đáp án: C
Câu 17: 
Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với (Chương 3/ bài 25/ mức 2)
A. hiđro hoặc với kim loại.
B. dung dịch kiềm.
C. dung dịch axit.
D. dung dịch muối.
Đáp án: A
Câu 18: 
Dãy các phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí là (Chương 3/ bài 25/ mức 2)
A. C, Br2, S, Cl2.
B. C, O2, S, Si.
C. Si, Br2, P, Cl2.
D. P, Si, Cl2, S.
Đáp án: A
Câu 19: 
Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần (Chương 3/ bài 25/ mức 2)
A. Br, Cl, F, I.
B. I, Br, Cl, F.
C. F, Br, I, Cl.
D. F, Cl, Br, I.
Đáp án: B
Câu 20: 
Dãy các phi kim sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần (Chương 3/ bài 25/ mức 2)
A. Cl, S, P, Si.
B. S, P, Cl, Si.
C. Cl, Si, P, S.
D. S, Si, Cl, P.
Đáp án: A
Câu 21: 
X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65 %. X là nguyên tố (Chương 3/ bài 25/ mức 3)
A. C.
B. N.
C. S.
D. P.
Đáp án: B
Câu 22: 
R là nguyên tố phi kim, hợp chất của R với hiđro có công thức chung là RH2 chứa 5,88% H về khối lượng. R là nguyên tố (Chương 3/ bài 25/ mức 3)
A. C.
B. N.
C. P.
D. S.
Đáp án: D
Câu 23: 
Đốt cháy hoàn toàn a gam photpho trong bình chứa 13,44 lít khí oxi (đktc) để tạo thành 28,4 gam điphotpho pentaoxit. Giá trị của a là (Chương 3/ bài 25/ mức 3)
A. 9,2.
B. 12,1.
C. 12,4.
D. 24.
Đáp số: C
Câu 24: 
Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 3,36 lít O2 (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là (Chương 3/ bài 25/ mức 3)
A. 0,2 gam và 0,8 gam.
B. 1,2 gam và 1,6 gam.
C. 1,3 gam và 1,5 gam.
D. 1,0 gam và 1,8 gam.
Đáp án: B
Bài 26: CLO
Câu 25: 
Clo là chất khí có màu (Chương 3/ bài 26/ mức 1)
A. nâu đỏ.
B. vàng lục.
C. lục nhạt.
D. trắng xanh.
Đáp án: B
Câu 26: 
Tính chất nào sau đây là của khí clo ? (Chương 3/ bài 26/ mức 1)
A. Tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.
B. Tác dụng với nước tạo thành axit clorơ (HClO2).
C. Tác dụng với oxi tạo thành oxit.
D. Có tính tẩy màu trong không khí ẩm.
Đáp án: D
Câu 27: 
Clo là phi kim có độ hoạt động hoá học (Chương 3/ bài 26/ mức 1)
A. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh nhưng yếu hơn flo.
B. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh và flo.
C. yếu hơn flo, lưu huỳnh nhưng mạnh hơn photpho.
D. yếu hơn flo, photpho và lưu huỳnh.
Đáp án: A
Câu 28: 
Clo tác dụng với nước (Chương 3/ bài 26/ mức 1)
A. tạo ra hỗn hợp hai axit.
B. tạo ra hỗn hợp hai bazơ.
C. tạo ra hỗn hợp muối.
D. tạo ra một axit hipoclorơ.
Đáp án: A
Câu 29: 
Clo tác dụng với natri hiđroxit (Chương 3/ bài 26/ mức 1)
A. tạo thành muối natri clorua và nước.
B. tạo thành nước javen.
C. tạo thành hỗn hợp các axit.
D. tạo thành muối natri hipoclorit và nước.
Đáp án: B
Câu 30: 
Chất dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là (Chương 3/ bài 26/ mức 1)
A. mangan đioxit và axit clohiđric đặc.
B. mangan đioxit và axit sunfuric đặc.
C. mangan đioxit và axit nitric đặc.
D. mangan đioxit và muối natri clorua.
Đáp án: A
Câu 31: 
Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách (Chương 3/ bài 26/ mức 1)
A. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà .
B. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn.
C. nung nóng muối ăn.
D. đun nhẹ mangan đioxit với axit clohiđric đặc.
Đáp án: B
Câu 32: 
Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng (Chương 3/ bài 26/ mức 1)
A. vật lí.
B. hoá học.
C. vật lí và hoá học.
D. không xảy ra hiện tượng vật lí và hóa học.
Đáp án: C
Câu 33: 
Dẫn khí Cl2 vào dung dịch KOH, tạo thành (Chương 3/ bài 26/ mức 1)
A. dung dịch chỉ gồm một muối.
B. dung dịch hai muối.
C. dung dịch chỉ gồm một axit.
D. dung dịch gồm một axit và một muối.
Đáp án: B
Câu 34: 
Các khí có thể tồn tại trong một hỗn hợp ở bất kì điều kiện nào ? (Chương 3/ bài 26/ mức 2)
A. H2 và O2.
B. Cl2 và H2.
C. Cl2 và O2.
D. O2 và SO2.
Đáp án: C
Câu 35: 
Nước clo có tính tẩy màu vì (Chương 3/ bài 26/ mức 2)
A. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu.
B. clo hấp phụ được màu.
C. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu.
D. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học.
Đáp án: C
Câu 36: 
Hãy chỉ ra phương trình phản ứng viết sai. (Chương 3/ bài 26/ mức 2)
A. Fe + Cl2 FeCl2.
B. Fe + 2HCl FeCl2 + H2.
C. Fe + S FeS.
D. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.
Đáp án: A
Câu 37: 
Có một sơ đồ chuyển hoá sau: 
MnO2 X FeCl3 Fe(OH)3. X có thể là (Chương 3/ bài 26/ mức 2)
A. Cl2.
B. HCl.
C. H2SO4.
D. H2.
Đáp án: A
Câu 38: 
Nguyên tố X tạo với clo hợp chất có hóa trị cao nhất của X là XCl5. Công thức oxit cao nhất của X là (Chương 3/ bài 26/ mức 2)
A. XO2	.
B. X2O3.
C. X2O5.
D. XO3.
Đáp án: C
Câu 39: 
Biết: 
- Khí X rất độc, không cháy, hoà tan trong nước, nặng hơn không khí và có tính tẩy màu.
- Khí Y rất độc, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.
- Khí Z không cháy, nặng hơn không khí, làm đục nước vôi trong.
X, Y, Z lần lượt là (Chương 3/ bài 26/ mức 2)
A. Cl2, CO, CO2.
B. Cl2, SO2, CO2.
C. SO2, H2, CO2.
D. H2, CO, SO2.
Đáp án: A
Câu 40: 
Hợp chất nào sau đây phản ứng được với nước clo ? (Chương 3/ bài 26/ mức 2)
A. NaOH
B. NaCl
C. CaSO4
D. Cu(NO3)2
Đáp án: A
Câu 41: 
Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí clo tham gia phản ứng là (Chương 3/ bài 26/ mức 3)
A. 21,3 gam.
B. 20,50 gam.
C. 10,55 gam.
D. 10,65 gam.
Đáp án: A
Câu 42: 
Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối kim loại hoá trị I. Kim loại đó là (Chương 3/ bài 26/ mức 3)
A. K.
B. Na.
C. Li.
D. Rb.
Đáp án: B
Câu 43: 
Cho dung dịch axit có chứa 7,3 gam HCl tác dụng với MnO2 dư. Thể tích khí clo sinh ra (đktc) là (Chương 3/ bài 26/ mức 3)
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 11,2 lít.
D. 22,4 lít.
Đáp án: A
Câu 44: 
Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với axit HCl dư. Sau phản ứng thu được 1,9 lít khí clo (đktc). Hiệu suất của phản ứng là (Chương 3/ bài 26/ mức 3)
A. 70%.
B. 74,82%.
C. 80,82%.
D. 84,82%.
Đáp án: D
Câu 45: 
Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam một kim loại hoá trị III trong khí clo. Sau phản ứng thu được 5,34 gam muối clorua. Kim loại đem đốt cháy là (Chương 3/ bài 26/ mức 3)
A. Au.
B. Al.
C. Fe.
D. Ga.
Đáp án: B
Câu 46: 
Cho 1,12 lít khí clo (đktc) vào dung dịch NaOH 0,5M . Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích dung dịch NaOH cần dùng là (Chương 3/ bài 26/ mức 3)
A. 0,1 lít.
B. 0,15 lít.
C. 0,2 lít.
D. 0,25 lít.
Đáp án: C
Câu 47: 
Hàng năm trên thế giới cần tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn khí clo. Nếu dùng NaCl để điều chế clo thì khối lượng NaCl cần dùng là (hiệu suất 100%) (Chương 3/ bài 26/ mức 3)
A. 70,15 triệu tấn.
B. 74,15 triệu tấn.
C. 75,15 triệu tấn.
D. 80,15 triệu tấn.
Đáp án: B
Bài 27: CACBON
Câu 48: 
Dạng thù hình của một nguyên tố là (Chương 3/ bài 27/ mức 1)
A. những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.
B. những chất khác nhau do từ hai nguyên tố hoá học trở lên tạo nên.
C. những chất khác nhau được tạo nên từ cacbon với một nguyên tố hoá học khác.
D. những chất khác nhau được tạo nên từ nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim.
Đáp án: A
 ... trình lên men là 85% . Khối lượng rượu thu được sẽ là (Chương 5/ bài 52/ mức 3) 
A. 400 kg. 	
B. 398,8 kg. 	
C. 389,8 kg. 	
D. 390 kg.
Đáp án: C 
BÀI 53: PROTEIN
Câu 416: 
Chọn nhận xét đúng (Chương 5/ bài 53/ mức 1)
A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.
B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử aminoaxit giống nhau tạo nên.
C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại aminoaxit tạo nên.
D. Protein có khối lượng phân tử lớn do nhiều phân tử axit aminoaxetic tạo nên.
Đáp án: C.
Câu 417: 
Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều (Chương 5/ bài 53/ mức 1)
A. chất béo. 	
B. chất đường. 	
C. chất bột. 	
D. protein.
Đáp án: D.
Câu 418: 
Trong thành phần cấu tạo phân tử của protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố (Chương 5/ bài 53/ mức 1)
A. lưu huỳnh. 	
B. sắt. 	
C. clo. 	
D. nitơ.
Đáp án: D
Câu 419: 
Dấu hiệu để nhận biết protein là (Chương 5/ bài 53/ mức 2)
A. làm dung dịch iot đổi màu xanh.
B. có phản ứng đông tụ trắng khi đun nóng.
C. thủy phân trong dung dịch axit.
D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng.
Đáp án: D
Câu 420:
Khi đốt cháy hoàn toàn m gam một chất hữu cơ X sản phẩm tạo ra có khí nitơ. Chất X có thể là (Chương 5/ bài 53/ mức 2)
A. tinh bột. 	
B. saccarozơ. 	
C. PVC.	
D. protein.
Đáp án: D.
Câu 421: 
Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông. Chúng ta có thể (Chương 5/ bài 53/ mức 2)
A. gia nhiệt để thực hiện phàn ứng đông tụ.
B. đốt và ngửi nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.
C. dùng quỳ tím .
D. dùng phản ứng thủy phân.
Đáp án: B
Câu 422: 
Aminoaxit (A) chứa 13,59% nitơ về khối lượng. Công thức phân tử của aminoaxit là (Chương 5/ bài 53/ mức 3)
A. C3H7O2N.	
B. C4H9O2N. 	
C. C5H11O2N. 	
D. C6H13O2N.
Đáp án: B
BÀI 54: POLIME
Câu 423: 
Chọn phát biểu đúng là (Chương 5/ bài 54/ mức 1)
A. polime là chất dễ bay hơi.
B. polime là những chất dễ tan trong nước.
C. polime chỉ được tạo ra bởi con người và không có trong tự nhiên.
D. polime là những chất rắn, không bay hơi, thường không tan trong nước.
Đáp án: D.
Câu 424: 
Một polime (Y) có cấu tạo mạch như sau: (Chương 5/ bài 54/ mức 1)
. –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 – 
Công thức 1 mắt xích của polime (Y) là
A. –CH2 –CH2 –CH2 –.
B. –CH2 -CH2 - CH2 –CH2 –.
C. –CH2 –.
D. –CH2 –CH2 –.
Đáp án: D.
Câu 425: 
Monome nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra PE ? (Chương 5/ bài 54/ mức 1)
A. Metan. 	
B. Etilen. 	
C. Axetilen. 	
D. Vinyl clorua.
Đáp án: B
Câu 426: 
Các loại thực phẩm nào là hợp chất cao phân tử ? (Chương 5/ bài 54/ mức 1)
A. Nước uống, đường. 	
B. Tinh bột, chất béo.
C. Axit axetic. 	
D. Tinh bột, đạm.
Đáp án: D
Câu 427: 
PVC là polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải che mưa .. Công thức một mắc xích của PVC là (Chương 5/ bài 54/ mức 2)
-CH2 –CH -
Cl
A. 	B. 	
-CH2 –CH –CH2 –CH -
Cl
B.
-CH2 – CH2 -
C.
-CH2 –CH –CH2 –
Cl
D.
Đáp án: A.
Câu 428: 
Cao su Buna là cao su tổng hợp rất phổ biến, có công thức cấu tạo như sau: (Chương 5/ bài 54/ mức 2)
 . –CH2 –CH =CH –CH2 –CH2 –CH =CH –CH2 –CH2 –CH =CH –CH2 - 
Công thức một mắt xích và công thức tổng quát của cao su nói trên là
A. –CH2 –CH =CH - và [-CH2 –CH =CH -]n .
B. –CH2 –CH =CH –CH2 - và [ -CH2 –CH =CH –CH2 –CH2 -]n.
C. –CH2 –CH =CH –CH2 - và [ -CH2 –CH =CH –CH2 -]n .
D. –CH2 –CH =CH –CH2 –CH2 và [ -CH2 –CH =CH –CH2 –CH2 -]n .
Đáp án: C 
-CH2 –CH -
Cl
n
Câu 429: 
Poli(vinyl clorua) có phân tử khối là 35000 đvC. Hệ số trùng hợp n của polime này là (Chương 5/ bài 54/ mức 2) 
A. 460. 	
B. 560. 	
C. 506. 	
D. 600.
Đáp án: B.
Câu 430: 
Để thu được 1 tấn PVC thì khối lượng vinyl clorua cần dùng là (Hiệu suất phản ứng là 90%) (Chương 5/ bài 54/ mức 3)
A. 1 tấn. 	
B. 0,9 tấn. 	
C. 0,1 tấn. 	
D. 1,11 tấn.
Đáp án: D.
Câu 431: 
Trùng hợp 0,5 tấn etilen với hiệu suất 90 % thì khối lượng polietilen thu được là (Chương 5/ bài 54/ mức 3)
A. 0,5 tấn. 	
B. 5 tấn. 	
C. 4,5 tấn. 	
D. 0,45 tấn.
Đáp án: D.
BÀI 56: ÔN TẬP CUỐI NĂM
PHẦN : HÓA VÔ CƠ
Câu 432: 
Cặp chất tác dụng với nhau để tạo thành hợp chất khí là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. kẽm với axit clohiđric.
B. natri cacbonat và canxi clorua.
C. natri hiđroxit và axit clohiđric.
D. natri cacbonat và axit clohiđric.
Đáp án: D
Câu 433: 
Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch BaCl2 là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. Fe, CuO, NaOH, CuSO4.
B. Cu, NaOH, CuSO4, HCl.
C. NaOH, CuSO4, Fe.
D. CuSO4, H2SO4 loãng. 
Đáp án: D.
Câu 434: 
Thí nghiệm sinh ra khí HCl là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. dẫn khí Cl2 vào dung dịch NaOH.
B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. đốt cháy H2 trong khí Cl2.
D. NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. 
Đáp án: C.
Câu 435: 
Có phản ứng sau: NaCl + H2O 
Những sản phẩm được tạo thành trong quá trình điện phân là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. NaOH và H2. 	
B. NaOH, H2 và Cl2.
C. Cl2 và H2.	
D. NaOH và Cl2.
Đáp án : B.
Câu 436: 
Cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. KCl và NaNO3.	
B. KOH và HCl.
C. HCl và AgNO3.	
D. NaHCO3 và NaOH.
Đáp án: A.
Câu 437: 
Để nhận biết H2SO4, NaOH, NaCl, NaNO3. Ta dùng (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A. phenolphtalein và dung dịch CuSO4.
B. quỳ tím và dung dịch AgNO3.
C. quỳ tím và BaCl2.
D. dung dịch CuSO4 và dung dich BaCl2.
Đáp án: B
Câu 438: 
Sơ đồ phản ứng thực hiện được là (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A. Na à Na2O à NaOH à Na2CO3 à Na2SO4 à NaCl.
B. NaOH à Na2O à Na2CO3 à NaCl à Na2SO4 à Na.
C. Na2SO4 à NaCl à Na2CO3 à NaOH à Na2O à Na.
D. NaCl à Na2O à NaOH à Na2CO3 à Na à Na2SO4.
Đáp án: A
Câu 439: 
Cho chuổi biến hóa sau: M + O2 G
G + O2 X Y Z
Nếu M là lưu huỳnh thì Z là (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A. BaSO4.	
B. BaSO3.	
C. Ba(NO3)2.
D. Ba3(PO4)2. 
Đáp án: A.
Câu 440: 
Sơ đồ phản ứng thực hiện được là (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A. CuSO4 à CuCl2 à Cu(OH)2 à CuO à Cu.
B. CuSO4 à CuO à CuCl2 à Cu(NO3)2 à Cu.
C. CuO à Cu(OH)2 à CuCl2 à Cu(NO3)2 à Cu.
D. CuCO3 à Cu(OH)2 à CuO à Cu(NO3)2 à Cu.
Đáp án: A
Câu 441: 
Thể tích dung dịch HCl 0,4M cần để trung hòa 200ml dung dịch NaOH 0,3M là (Chương 5/ bài 56/ mức 3)
A. 450 ml. 	
B. 150 ml. 	
C. 300 ml. 	
D. 267 ml.
Đáp án: B.
Câu 442: 
Cho 60 gam dung dịch HCl tác dụng với Na2CO3 vừa đủ, thu được 3,36 lít khí (đktc). Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl là (Chương 5/ bài 56/ mức 3)
A. 1,825%.	
B. 9,13%.	
C. 5%.	
D. 18,25%.
Đáp án: D
Câu 443: 
Hòa tan 2,84 gam hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 cần 30 ml H2SO4 1M. Vậy thành phần % về khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu là (Chương 5/ bài 56/ mức 3)
A. % CaCO3 = 70,42% và % MgCO3 = 29,58% .
B. % CaCO3 = 71% và % MgCO3 = 29%.
C. % CaCO3 = 72,5% và % MgCO3 = 27,5%.
D. % CaCO3 = 75% và % MgCO3 = 25% .
Đáp án: A
PHẦN: HÓA HỮU CƠ
Câu 444: 
Chọn câu đúng. (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.
B. Etilen, axetilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.
C. Etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.
D. Metan, etilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.
Đáp án: C.
Câu 445: 
Cho phương trình hóa học: 2X + 7O2 4CO2 + 6H2O
X là 
A. C2H2.	
B. C2H4. 	
C. C2H6.	
D. C6H6.
Đáp án: C
Câu 446: 
Cho các chất sau: CH4, C2H4, C3H8, C4H10.
Thành phần % về khối lượng các nguyên tố cacbon trong các hợp chất trên được so sánh như sau: (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. CH4 > C2H4 > C3H8 > C4H10. 	
B. C2H4 > C4H10 > C3H8 > CH4.
C. C4H10 > C3H8 > C2H4 > CH4.	
D. C3H8 > CH4 > C4H10 >C2H4.
Đáp án: B
Câu 447: 
Dãy chất đều tan trong nước ở nhiệt độ thường là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. saccarozơ và tinh bột. 	
B. glucozơ và xenlulozơ.
C. glucozơ và saccarozơ. 	
D. saccarozơ và xenlulozơ.
Đáp án: C
Câu 448: 
Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. CH3COOH, (-C6H10O5-)n. 	 
B. CH3COOC2H5 , C2H5OH.
C. CH3COOH , C2H5OH. 	 
D. CH3COOH, CH3COOC2H5.
Đáp án: D
Câu 449: 
Dãy các chất đều có phản ứng thủy phân là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. tinh bột, xenlulozơ, PVC, glucozơ.
B. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, chất béo.
C. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ.
D. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, PE.
Đáp án : B.
Câu 450: 
Để nhận biết các bình khí CH4, C2H4, CO2, và SO2 nên dùng phương pháp hóa học là (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A. nước Br2 và Ca(OH)2.
B. nước Br2 và O2 ( đốt cháy).
C. O2 (đốt cháy) và dung dịch Ca(OH)2.
D. dung dịch NaOH và nước Br2.
Đáp án: A.
Câu 451: 
Đem hòa tan 25 gam đường glucozơ vào 125 gam nước ở 250C thì thu được dung dịch bão hòa. Độ tan của đường ở 250C là (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A. 20 gam. 	
B. 25 gam. 	
C. 30 gam. 	
D. 35 gam.
Đáp án: A.
Câu 452: 
Nếu lấy 8,96 gam etilen thì phản ứng tối đa với bao nhiêu gam brom trong dung dịch ? (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A. 51,2 gam. 	
B. 49,2 gam. 	
C. 34 gam. 	
D. 60,2 gam.
Đáp án: A.
Câu 453: 
Đốt cháy hết 5 gam chất hữu cơ dẫn sản phẩm qua bình đựng H2SO4 đặc thì bình nặng thêm 5,4 gam. Thành phần % khối lượng của hiđro là (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A. 8%. 	
B. 10%.	
C. 10,9%. 	
D. 12%.
Đáp án: D.
Câu 454:
Một hiđrocacbon X chứa 80% cacbon về khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử C và H trong phân tử X là (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A. 1 : 3. 	
B. 2 : 3. 	
C. 2 : 1. 	
D. 3 : 4.
Đáp án: A.
Câu 455: 
Chia hỗn hợp C2H2 và C2H4 thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Oxi hóa hoàn toàn thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc).
Phần 2: Đem hiđro hóa (cộng hiđro) hoàn toàn. Sau đó đem đốt cháy. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là (Chương 3/ bài 56/ mức 3)
A. 1,12 lít. 	
B. 2,24 lít.	
C. 4,48 lít.	
D. 5,6 lít.
Đáp án: D
Câu 456: 
Đốt cháy hết x gam C2H5OH thu được 0,25 mol CO2. Đốt cháy hết y gam CH3COOH thu được 0,25 mol CO2. Cho x gam C2H5OH tác dụng với y gam CH3COOH (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Khối lượng este thu được là (Chương 5/ bài 56/ mức 3)
A. 9 gam. 	
B. 10 gam. 	
C. 11 gam. 	
D. 12 gam.
Đáp án: C
Câu 457: 
Trong điều kiện có xúc tác, V lít etilen (đktc) hợp nước thành rượu etylic, lượng rượu thu được tác dụng hết với Na tạo thành 11,2 lít H2 (đktc). Giá trị của V là (Chương 5/ bài 56/ mức 3)
A. 11,2. 	
B. 22,4. 	
C. 33,6. 	
D. 4,48.
Đáp án: B
Câu 458: 
Để trung hòa 10ml dung dịch CH3COOH cần 15,2 ml dung dịch NaOH 0,2M. Vậy nồng độ của dung dịch CH3COOH là (Chương 5/ bài 56/ mức 3)
A. 0,05 M. 	
B. 0,10 M. 	
C. 0,304 M. 	
D. 0,215 M.
Đáp án: CM + O2 	 G

Tài liệu đính kèm:

  • docBo cau hoi trac nghiem Hoa 9 HK 2.doc