Bộ 10 đề ôn thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6

Bộ 10 đề ôn thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6

Đề bài :

 Câu 1 : (2điểm) Thế nào là truyện truyền thuyết ? Hãy kể tên các truyện truyền thuyết đã học?

Câu 4:(3 điểm) Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.

Không ngủ được.

Một canh .hai canh.lại ba canh.

Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. ( Hồ Chí Minh)

Câu 5: Hãy đóng vai bà đỡ Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy.

B- Đáp án – biểu điểm

Câu 1:( 2 điểm) Định nghĩa truyện truyền thuyết :

Truyền truyền thuyết là laọi truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có chi tưởng tượng kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử đó.

Các truyện truyền thuyết đã học : Con Rồng cháu Tiên ; Bánh Chưng bánh giầy ; thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ; Sự tích Hồ Gươm.

Câu 2 : ( 3 điểm)

- Số từ : Một, hai,ba,năm (Năm cánh), bốn, năm ( Canh năm).

+ Một, hai, ba, năm( Năm cánh) : Số từ chỉ số lượng.

+ Bốn, năm(Canh năm) : Số từ chỉ thứ tự.

Câu 3 : ( 5 điểm)

* Mở bài (1 điểm).

- Giới thiệu được hoàn cảnh: vào ban đêm, đang ở trong nhà, đột nhiên hổ xuất hiện bắt đi.( Người kể xưng tôi).

* Thân bài (3điểm).

Kể lại quá trình đỡ đẻ cho hổ theo trình tự của truyện.

- Ban đầu tôi sợ như thế nào?

- Sau đó hổ đưa tôi đến đâu, gặp hổ cái trong tình trạng như thế nào?

- Tôi đã quan sát và giúp hổ đẻ như thế nào?

- Sau khi hổ cái đẻ được, hổ đực đã làm gì?

* Kết bài (1 điểm).- Nêu kết quả và tác dụng của món bạc mà hổ tặng đã giúp tôi sống qua được mùa đói kém như thế nào?

( Học sinh biết thay đổi ngôi kể thích hợp( Ngôi thứ nhất – người kể truyện xưng Tôi, kể lại nội dung câu chuyện )

Câu 1: (1điểm)

a) Kể tên các truyện truyền thuyết em đã học. (0,5điểm)

b) Trong phần kết thúc truyện Thạch Sanh, tại sao tác giả dân gian để Thạch sanh kết hôn cùng công chúa và sống hạnh phúc trong khi mẹ con Lý Thông bị biến thành bọ hung? (0,5điểm)

Câu 2: (1 điểm)

a) Xác định lượng từ trong hai dòng thơ sau: (0,5điểm)

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

(Tố Hữu)

b) Tìm từ mượn trong đoạn văn: (0,5điểm)

 .Sau khi vua chết, câu chuyện Mã Lương và cây bút thần được truyền tụng khắp nước. Nhưng không ai biết sau đó Mã Lương đi đâu

(Cây bút thần)

Câu 3: (3 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về một âm thanh quen thuộc với em trong cuộc sống.

Câu 4: (5 điểm)

Đóng vai một nhân vật em yêu thích trong các truyện cổ tích đã học để kể chuyện.

 

doc 14 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 10 đề ôn thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6
ĐỀ 1
 ĐỀ BÀI :
Câu 1 : (4đ) Nêu nội dung cơ bản của truyện “Thạch Sanh” và cho biết hình ảnh niêu cơm thần kì trong truyện có ý nghĩa gì?
Câu 2 : (6đ) Em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên đã phải bốn lần giải những câu đố oái oăm. Trong mỗi lần, em bé đã dùng cách gì để giả đố? Theo em cách giải nào là lí thú nhất? Vì sao? Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật thông minh này?
III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Câu 1: 
* Nội dung của truyện “Thạch Sanh” đó là:
Là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược.(1,0đ)
Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.(1,0đ)
Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm...)(1,0đ)
* Ý nghĩa của hình ảnh niêu cơm thần kì:
- Thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, nhân dân, thể hiện tấm lòng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân.(1,0đ)
Câu 2: Cách giải đố của em bé thông minh:
- Câu hỏi của viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường? ( đố lại viên quan.(0.5đ)
- Câu hỏi của nhà vua: Nuôi làm sao để trâu đực đẻ được con? ( Để vua tự nói ra điều phi lí trong câu đố của mình. (0.5đ)
- Làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ? (đố lại. (0.5đ)
- Câu hỏi của sứ thần: Làm cách nào để xâu được sợi chỉ qua con ốc vặn rất dài? ( Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian. (0.5đ)
- Hs lí giả được cách giả nào là lí thú nhất theo cảm nhận của từng em. (2.0đ)
- Nêu được cảm nghĩ của bản thân về nhân vật chú bé thông minh: Trí thông minh của em bé được bộc lộ qua những thử thách bằng việc giải các câu đố. Em đã khéo léo tạo nên những tình huống để chỉ ra sự phi lí trong những câu đố của viên quan, của nhà vua và bằng kinh nghiệm thực tế làm cho sứ giặc phải khâm phục. (2.0đ)
------------------------((------------------------
ĐỀ 2
Đề bài :
 Câu 1 : (2điểm) Thế nào là truyện truyền thuyết ? Hãy kể tên các truyện truyền thuyết đã học?
Câu 4:(3 điểm) Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.
Không ngủ được.
Một canh ...hai canh...lại ba canh.
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. ( Hồ Chí Minh)
Câu 5: Hãy đóng vai bà đỡ Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy.
B- Đáp án – biểu điểm
Câu 1:( 2 điểm) Định nghĩa truyện truyền thuyết : 
Truyền truyền thuyết là laọi truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có chi tưởng tượng kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử đó.
Các truyện truyền thuyết đã học : Con Rồng cháu Tiên ; Bánh Chưng bánh giầy ; thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ; Sự tích Hồ Gươm. 
Câu 2 : ( 3 điểm)
- Số từ : Một, hai,ba,năm (Năm cánh), bốn, năm ( Canh năm). 
+ Một, hai, ba, năm( Năm cánh) : Số từ chỉ số lượng.
+ Bốn, năm(Canh năm) : Số từ chỉ thứ tự.
Câu 3 : ( 5 điểm)
* Mở bài (1 điểm).
- Giới thiệu được hoàn cảnh: vào ban đêm, đang ở trong nhà, đột nhiên hổ xuất hiện bắt đi.( Người kể xưng tôi).
* Thân bài (3điểm).
Kể lại quá trình đỡ đẻ cho hổ theo trình tự của truyện.
- Ban đầu tôi sợ như thế nào?
- Sau đó hổ đưa tôi đến đâu, gặp hổ cái trong tình trạng như thế nào?
- Tôi đã quan sát và giúp hổ đẻ như thế nào?
- Sau khi hổ cái đẻ được, hổ đực đã làm gì?
* Kết bài (1 điểm).- Nêu kết quả và tác dụng của món bạc mà hổ tặng đã giúp tôi sống qua được mùa đói kém như thế nào?
( Học sinh biết thay đổi ngôi kể thích hợp( Ngôi thứ nhất – người kể truyện xưng Tôi, kể lại nội dung câu chuyện )
Câu 1: (1điểm)
a) Kể tên các truyện truyền thuyết em đã học. (0,5điểm)
b) Trong phần kết thúc truyện Thạch Sanh, tại sao tác giả dân gian để Thạch sanh kết hôn cùng công chúa và sống hạnh phúc trong khi mẹ con Lý Thông bị biến thành bọ hung? (0,5điểm)
Câu 2: (1 điểm)
a) Xác định lượng từ trong hai dòng thơ sau: (0,5điểm)
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
b) Tìm từ mượn trong đoạn văn: (0,5điểm)
.Sau khi vua chết, câu chuyện Mã Lương và cây bút thần được truyền tụng khắp nước. Nhưng không ai biết sau đó Mã Lương đi đâu
(Cây bút thần)
Câu 3: (3 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về một âm thanh quen thuộc với em trong cuộc sống.
Câu 4: (5 điểm)
Đóng vai một nhân vật em yêu thích trong các truyện cổ tích đã học để kể chuyện.
ĐỀ 3 
Câu 1: (1 điểm)
a) Kể tên các truyện truyền thuyết em đã học. (0.5 điểm)
- Thánh Gióng (0,25 điểm)
- Sơn Tinh, Thủy Tinh (0,25 điểm)
Học sinh có thể kể tên truyện truyền thuyết ở phần đọc thêm.
b) Trong phần kết thúc truyện Thạch Sanh, tại sao tác giả dân gian để Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa và sống hạnh phúc trong khi mẹ con Lý Thông bị biến thành bọ hung?
Học sinh có thể trả lời:
- Ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão (0,25 điểm)
- Tạo một kết thúc có hậu, sự trừng phạt dành cho kẻ xấu (0,25 điểm)
(Học sinh có thể trả lời theo cách hiểu của mình nhưng phải hợp lí)
Câu 2: (1điểm)
a) Xác định lượng từ trong hai dòng thơ sau: (0,5điểm)
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
Xác định đúng 2 trong 3 lượng từ: trăm, ngàn, muôn. (0,5điểm)
- Sai 1 từ (trừ 0,25 điểm)
b) Tìm từ mượn trong đoạn văn: (0,5điểm)
.Sau khi vua chết, câu chuyện Mã Lương và cây bút thần được truyền tụng khắp nước. Nhưng không ai biết sau đó Mã Lương đi đâu
(Cây bút thần)
- Tìm đúng 2 từ: thần, truyền tụng (0,5 điểm)
- Sai 1 từ (trừ 0,25 điểm)
- Nếu học sinh xác định tên riêng Mã Lương: vẫn cho điểm 
Câu 3: (3 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về một âm thanh quen thuộc với em trong cuộc sống.
Gợi ý: Học sinh có thể chọn các âm thanh: Tiếng trống trường, tiếng đồng hồ báo thức, tiếng rao hàng, tiếng ru của mẹ
- Học sinh chọn đúng nội dung: âm thanh quen thuộc, gần gũi (1 điểm)
- Viết đúng số câu (1 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ (0,25 điểm). Thiếu 1 câu trừ (0,25 điểm).
-Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc (1điểm).
+ 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25điểm).
+ Lỗi diễn đạt (trừ 0,25 điểm)
Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm 
Câu 4: (5 điểm) 
Đóng vai một nhân vật em yêu thích trong các truyện cổ tích đã học để kể chuyện.
A.Yêu cầu:
- Học sinh chọn đúng một nhân vật yêu thích của các truyện cổ tích đã học trong chương trình để kể lại. 
- Sử dụng ngôi kể: Ngôi thứ nhất, thay đổi điểm nhìn câu chuyện cho phù hợp
- Trình tự sắp xếp hợp lí.
Bố cục đầy đủ 3 phần
 Diễn đạt trôi chảy mạch lạc.
ĐỀ 4
ĐỀ BÀI 
I. Phần Văn – Tiếng Việt : (4đ)
Câu 1: ( 2đ)
a. Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc thể loại gì ? 
b. Nêu ý nghĩa của truyện “Thầy bói xem voi” ?
Câu 2:( 2đ) 
a. Số từ là gì ? Lượng từ là gì ?
b. Đặt một câu có sử dụng số từ, một câu có sử dụng lượng từ ?
II. Phần Tập làm văn : (6đ)
Kể về một người thân trong gia đình em.
ĐÁP ÁN
I. Phần Văn – Tiếng Việt : (4đ)
Câu 1 : a. Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc thể loại truyền thuyết : 1đ. 
b. Ý nghĩa của truyện “Thầy bói xem voi” : Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện : 1đ
Câu 2 : a.- Nghĩa khái quát của số từ : chỉ số lượng, số thứ tự của sự vật : 0,5đ 
- Nghĩa khái quát của lượng từ : chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật: 0,5đ
b. Nêu ví dụ đúng : 1đ
II. Phần Tập làm văn : (6đ)
1.Mở bài : 
Giới thiệu chung về người thân của em ?(1đ)
2. Thân bài : (4đ)
Kể cụ thể, chi tiết về người thân :
- Kể sơ lược về hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp,
- Tính tình, cử chỉ, hoạt động, sở thích.....của người thân
- Cách cư xử của người thân đối với người trong gia đình, mọi người xung quanh ( Kể xen kẽ với những nhận xét của em về người thân.)
- Người thân đó đã để lại ấn tượng sâu đậm gì trong em ?
3. Kết bài : (1đ)
- Nêu cảm nghĩ của em về người thân ? 
BIỂU ĐIỂM :
Điểm 5-6 : Đạt các yêu cầu trên, văn viết mạch lạc, lưu loát, có sáng tạo.
Điểm 3-4 : Đạt 2/3 yêu cầu trên.
Điểm 1-2 : Đạt 1/2 yêu cầu trên
ĐỀ 5
I. Đề bài:
Câu 1: Đọc kĩ câu sau:
“ Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành ”. 
Hãy chỉ ra: -Cụm danh từ:
-Cụm động từ:
-Lượng từ
Câu 2: Hãy ra sai dùng trong các câu sau và cho đúng:
a."Em bé thông minh" tiêu cho đề cao trí nhân dân.
b."Cây bút " hay nên em thích "Cây bút ".
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 dòng nêu cảm nhận của em về nguồn gốc dân tộc qua truyền thuyết " Con Rồng Cháu Tiên"
Câu 4: Đóng vai bà đỡ Trần trong truyện " Con Hổ có nghĩa" để kể lại việc mình đã giúp đỡ hổ.
II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu 1: ( 1,5 đ ) HS tìm được :
-Cụm danh từ: những loài yêu quái 
-Cụm động từ: diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh
-Lượng từ: những
(Mỗi loại tìm đúng cho 0,5 điểm)
Câu 2: ( 1đ )
a.Phát hiện ra lỗi sai và sửa lại (0,5đ)
+Dùng từ sai: “tiêu điểm”
→Sửa lại: Truyện Em bé thông minh tiêu biểu cho loại truyện Trạng đề cao trí tuệ nhân dân.
b.Chỉ ra lỗi lặp từ và sửa lại (0,5 đ)
+Dùng từ sai: rất, truyện Cây bút thần
→Sửa lại: Truyện Cây bút thần rất hay nên em thích đọc
Câu 3:(2,5đ): Đảm bảo các ý:
-Tự hào, tin yêu nguồn gốc giống nòi dân tộc (1đ)
-Phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc thống nhất cộng đồng (1đ)
-Trình bày đoạn văn ngắn đúng chính tả, lời văn trôi chảy ( 0,5 đ)
Câu 4: (5 đ)
-Hình thức: Thể loại tự sự, ngôi thứ nhất, đảm bảo bố cục 3 phần
-Nội dung: Kể được các sự việc, nhân vật, hành động chính trong phần đầu truyện 
" Con Hổ có nghĩa" . Nếu HS kể hết truyện không trừ cũng không cộng điểm. Cụ thể:
+ Giới thiệu hoàn cảnh: ban đêm đang ở nhà, đột nhiên Hổ xuất hiện bắt đi. Người kể xưng “tôi “
+ Kể quá trình đỡ đẻ theo trình tự : Ban đầu sợ, sau đó Hổ đưa tôi đi đâu? Gặp tình huống gì? Tôi giúp Hổ đỡ đẻ như thế nào? Sau khi Hổ cái đẻ xong thì Hổ đực làm gì?
+Cảm nghĩ của người kể về sự việc đó.
Biểu điểm:
+ Kể hay có sáng tạo, sai một đến hai lỗi chính tả (4-5đ)
+Kể đúng trình tự câu chuyện, sai 5-7 lỗi chính tả (2-3đ)
+ Kể sơ sài, sai nhiều lỗi chính tả (0-1đ).
ĐỀ 6
ĐỀ BÀI
I/ VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm) 
Câu 1: Thế nào là cụm động từ ? Cho ví dụ ? (1đ)
Câu 2: Xác định từ mượn trong câu sau: (1đ)
“ Chú bé đứng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt ”.
Câu 3: Nêu những chi tiết thần kì đáng nhớ trong truyện “Thạch Sanh” (1đ)
Câu 4: Nêu ý nghĩa truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (1đ) .
II/ LÀM VĂN: (6đ)
Kể về một người thầy ( cô ) giáo mà em quý mến . 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn : Ngữ Văn 6
1/ Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định.
2/ Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm kiểm tra.
3/ Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Điểm toàn bài tối đa là 10,0 điểm. 
I.VĂN – TIẾNG VIỆT
Câu 1
Cụm động từ là một loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành 
Ví dụ: Đã đi nhiều nơi
0,5đ
0,5 đ
Câu 2
Các từ mượn : tráng sĩ, trượng, oai phong, lẫm liệt (1 đ)
Câu 3
- Cung tên vàng dùng để bắn đại bàng .
-Cây đàn thần khiến công chúa khỏi bệnh và kẻ thù bủn rủn chân tay không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau nữa .
- Niêu cơm thần kì ăn không bao giờ hết .
1 đ
Câu 4
- Đây là bài học thấm thía đối với những người huênh hoang kiêu ngạo tưởng rằng mình hơn người .
- Câu chuyện còn nhắc nhở, khuyên bảo mọi người phải luôn khiêm tốn và học hỏi thường xuyên .
1 đ
II- LÀM VĂN (6 điểm)
1/Mở bài:
Giới thiệu chung về thầy( cô )giáo 
2/Thân bài:
* Công việc, tình cảm của thầy (cô) giáo
Tích cực, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy
Yêu thương, tận tụy chăm lo, dạy bảo cho học sinh .
Cư xử với đồng nghiệp, với học sinh, với mọi người
* Sở thích của thầy (cô):
+ Đọc sách
+Thể thao
+Văn nghệ
+ Xem phim
+ Trồng cây cảnh ...
=.> Ấn tượng, ảnh hưởng thế nào về tình cảm của em với thầy(cô)
3/Kết bài:
- Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với thầy (cô) (1 đ)
ĐỀ 7
ĐỀ BÀI
Câu 1 : ( 2,0 điểm )
	Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
	'' Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước''. 
	a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?
	b. Nêu ý chính của đoạn văn? 
	c. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
	d. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy? 
Câu 2 : ( 2,0 điểm ) 
	a.Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
	( Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, 1977) 
	Nghĩa của từ “tráng sĩ” được giải thích theo cách nào? 
	b. Trong các từ : ''Cần cù'', ''cố gắng'', ''nỗ lực'' từ nào gần nghĩa với từ “chăm chỉ”? 
	c. Từ “ chăm chỉ” là từ thuần Việt hay từ mượn? 
Câu 3 : ( 6,0 điểm ) 
	Đóng vai Thạch Sanh ( truyện cổ tích " Thạch Sanh" ) kể về cuộc đời mình? 
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Câu 1 : ( 2,0 điểm ) 
	a. Văn bản " Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" : 	0,5đ 
	b. Ý chính của đoạn : Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ đùng đùng nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh : 	 0,5đ
	c. Phương thức biểu đạt chính : tự sự : 	 0,5đ
	d. Ngôi kể: Ngôi thứ 3 :	0,5đ
Câu 2 : ( 2,0 điểm ) 
	a. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị : 	1,0 đ
	b. Từ "Cần cù" :	 0,5 đ
	c. Từ thuần Việt : 	 0,5 đ
Câu 3 : ( 6,0 điểm ) 
 1. Yêu cầu chung: 
	- Viết đúng thể loại văn tự sự. 
	- Bài viết có đầy đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài. 
	- Ngôi kể : Ngôi thứ nhất. 
	- Các phần, các đoạn trong bài phải có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc. 
	- Viết đúng chính tả, không mắc các lỗi dùng từ, câu... trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. 
 2. Yêu cầu cụ thể: 
- Mở bài: 
	+ HS có thể mở bài bằng các cách khác nhau song phải giới thiệu được nhân vật, lai lịch, nguồn gốc. 
	+ Người kể xưng "tôi".
- Thân bài: Kể được các chặng đời của Thạch Sanh: 
	+ Lớn lên, kết nghĩa tình anh em với Lí Thông. 
	+ Giết chăn tinh. 
	+ Giết đại bàng cứu công chúa. 
	+ Cứu Thái tử con vua Thuỷ Tề.
	+ Bị bắt giam. 
	+ Được giải oan, cưới công chúa. 
	+ Đánh bại quân của 18 nước chư hầu. 
	+ Lên ngôi vua. 
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của Thạch Sanh về những thử thách trong cuộc đời mà mình đã trải qua. 
 3. Biểu điểm. 
	- Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. 
	- Điểm 4 - 5 : Đáp ứng cơ bản các yêu cầu. Có thể thiếu 1 số ý không cơ bản, có thể sai một vµi lỗi chính tả không đáng kể. 
	- Điểm 3 : 
	+ Viết đúng thể loại, ngôi kể. 
	+ Kể được một số sự việc chính. 
	+ Còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 
	- Điểm 2 : Chưa nắm chắc cách làm bài, bài viết còn thiếu quá nhiều ý, sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng, dùng từ, chấm câu sai nhiều.
	- Điểm 1 : Các trường hợp còn lại.
 * Lưu ý : Giáo viên căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh để cho điểm phù hợp, điểm có thể chia nhỏ hơn. Cần trân trọng những sáng tạo trong lời kể của học sinh.
ĐỀ 8
Câu 1: Kể tên 2 tác phẩm truyện ngụ ngôn đã học?( 1đ)
Câu 2: Qua câu truyện Ngụ ngôn Thầy bói xem voi tác giả dân gian đã nêu lên bài học gì? ( 2đ)
 Câu 3: Trong câu văn sau người viết đã mắc lỗi gì khi dùng từ? Hãy chữa lại cho chính xác?( 1 đ)
 ”Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.”
Câu 4: Tìm hai ví dụ về số từ và đặt một câu với một trong hai số từ tìm được? ( 1đ)
Câu 5: Đặt câu có sử dụng động từ tình thái (gạch chân động từ tình thái)?(1đ)
Câu 6: Hãy tưởng tượng em đã gặp 5 ông thầy bói trong truyện Ngụ ngôn Thầy bói xem voi, em đã khuyên nhủ 5 thầy về cách nhìn nhận đánh giá sự việc và giới thiệu hình dáng con voi cho 5 thầy cùng biết. Hãy kể lại cuộc trò chuyện đó.(4đ)
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu 1: Kể đúng tên 2 văn bản truyện ngụ ngôn đã học, mỗi tác phẩm 0.5đ (1đ)
Câu 2: Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện. (2đ)
Câu 3: Dùng từ không đúng nghĩa (0,5đ)
	Chữa lại: linh động-> sinh động... ( 0,5đ)
Câu 4: Tìm đượng và đúng hai từ loại là số từ.(0.5 đ)
 Đặt câu hoàn chỉnh với 1 trong hai số từ tìm được (0.5đ)
Câu 5: Đặt được câu hoàn chỉnh có sử dụng động từ tình thái (0.5đ)
 Gạch chân động từ tình thái trong câu (0.5đ)
Câu 6: ( 4đ)
* Viết đúng yêu cầu đề, chính tả, ngữ pháp. (0.5đ)
* Có sự tưởng tượng phong phú, sinh động, logic (0.5đ)
	* Học sinh trình bày được những ý sau:
	- Lời nói thuyết phục về bài học: khi xem xét sự việc phải tìm hiểu, xem xét một cách toàn diện.(2đ)
 - Giới thiệu được hình dáng con voi sinh động (1đ)
ĐỀ 9
Câu 1. Hãy nêu ý nghĩa của văn bản ”Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” ( 2 điểm)
Câu 2:Viết một đoạn văn ngắn (3 – 5 dòng )theo chủ đề tự chọn trong đó có ít nhất: 
 - Một câu có danh từ làm chủ ngữ.
 - Một câu có danh từ làm vị ngữ.
 - Gạch dưới danh từ trong hai câu đó.
 Câu 3: Hãy kể về mẹ của em.
HƯỚNG DẪN CHẤM 
A. LÍ THUYẾT: (4 điểm) 
 Câu 1: Ý nghĩa: Truyện Sơn Tinh ,Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước, đồng thờ thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ. (2 điểm )
 Câu 2 (2 điểm) 
Học sinh viết đoạn văn đúng hình thức, nội dung hợp lí. (1đ)
Đúng yêu cầu : + Có danh từ làm chủ ngữ (0,25đ)
 + Có danh từ làm vị ngữ (0,25đ) 
- Gạch dưới đúng danh từ (0,5 đ) 
 B. LÀM VĂN : (6 điểm)
 1.Yêu cầu chung:
 Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn tự sự . Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt không mắc các lỗi chính tả, dùng từ đẹăt câu.
 2.Yêu cầu cụ thể:
 Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng bài làm cần đảm bảo bằng lời văn của mình và đủ ba phần: 
 a.Mở bài : Giới thiệu chung về mẹ của em. (1điểm)
 b.Thân bài: (4 đi ểm)
 - Kể về hình dáng, tính tình , phẩm chất của mẹ .
 -Nghề nghiệp , công việc hằng ngày .
 -Sở thích ( nấu ăn, thêu thùa, may vá, trồng trọt) 
 -Hành động, biểu hiện tình cảm , thương yêu của mẹ đối với em ( lo lắng, chăm sóc, động viên em,....)
 -Em quý mến, thương yêu, kính trọng mẹ.
 c.Kết bài: Nêu tình cảm và suy nghĩ của em v ề mẹ.
ĐỀ 10
ĐỀ BÀI
VĂN – TIẾNG VIỆT : (4đ)
Câu 1 : Kể tên các văn bản và tác giả truyện Việt Nam mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì II.(2đ)
Câu 2 : Trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi” điều gì đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của mình? Từ đó em rút ra được bài học gì cho bản thân? (1đ)
Câu 3: Cho biết câu sau mắc lỗi gì? Hãy chữa lại cho đúng. (1.đ)
Trong lớp tôi, bạn Hồng. 
LÀM VĂN : (6đ)
Tả lại người em yêu quý nhất.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I- VĂN –TIẾNG VIỆT (4đ)
Câu 1 ( 2đ)
Học sinh nêu đúng bốn văn bản và tác giả truyện Việt Nam đã được học trong chương trình Học kì II Ngữ văn 6:
Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài
Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi
Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh
Vượt thác – Võ Quảng
(Nêu được tên mỗi văn bản thì đạt 0,25 đ)
Câu 2 (1đ)
- Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu
- Sống cần có lòng nhân hậu, khoan dung, độ lượng
Câu 3 (1đ)
- Câu thiếu vị ngữ 
- HS chữa lại cho câu có vị ngữ :
Vd: Trong lớp tôi, bạn Hồng rất chăm ngoan, học giỏi.
II- LÀM VĂN(6đ)
 a/Mở bài)
Giới thiệu người định tả.
b/Thân bài 
Miêu tả chi tiết về : khuôn mặt, ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, tính cách 
dụng những biện pháp nghệ thuật, biết liên tưởng, tưởng tượng, so sánh ví von làm nổi bật hình ảnh, tính cách người được tả.
Tình của người thân đối với em.
c/Kết bài
Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả. 
( Biểu điểm bài tập làm văn:
6đ: Đáp ứng đủ các yêu cầu của đề.
5đ: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của đề, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
4 đ: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên.
3 đ: Đáp ứng được nửa các yêu cầu của đề.
1- 2 đ: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
0 đ: Hoàn toàn lạc đề.

Tài liệu đính kèm:

  • doc2488.doc