Bài thi tìm hiểu truyền thống "Lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương - 65 năm một chặng đường"

Bài thi tìm hiểu truyền thống "Lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương - 65 năm một chặng đường"

Câu 1: Tỉnh đội Hải Dương (nay là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh) được thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? Ai là Tỉnh đội trưởng, Chính trị viên đầu tiên?

Trả lời

Trước yêu cầu của tình hình mới; ngày 19 tháng 2 năm 1947, Bộ Quốc phòng ra Thông tư số 33/TT-ĐB cho Uỷ ban kháng chiến các cấp, chỉ huy Vệ quốc đoàn, Phòng Dân quân, Chính trị cục về việc “Tổ chức dân quân Việt Nam”. Thực hiện Thông tư đó, ngày 27 tháng 3 năm 1947 Uỷ ban kháng chiến tỉnh đã giải tán Uỷ ban Bảo vệ tỉnh, thành lập Tỉnh đội bộ và phân công đồng chí Đặng Tính - Nguyên uỷ viên Uỷ ban Bảo vệ làm Tỉnh đội trưởng, đồng chí Tô Thiện - Nguyên Tỉnh uỷ viên là Chính trị viên đầu tiên của Tỉnh đội Hải Dương.

Lễ công bố quyết định thành lập Tỉnh được tổchức tại thôn Phù Tải - xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương. Sau khi Tỉnh đội Hải Dương ra đời các huyện đội, xã đội lần lượt có quyết định thành lập. Từ khi được thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Tỉnh đội đã phát huy tốt chức năng, quyền hạn chỉ huy, điều hành các hoạt động chiến đấu và xây dựng các LLVT trong tỉnh.

Với những sự kiện lịch sử trên, ngày 01 tháng 1 năm 1998 Bộ Tư lệnh Quân khu 3 đã ra quyết định công nhận ngày 27 tháng 3 năm 1947 là ngày thành lập Tỉnh đội - Ngày truyền thống LLVT tỉnh Hải Dương.

 

doc 15 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 5047Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thi tìm hiểu truyền thống "Lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương - 65 năm một chặng đường"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thi tìm hiểu truyền thống
“LLVT tỉnh Hải Dương-65 năm một chặng đường”
**********************
Họ và tên: Phạm Thị Biên
Đơn vị: Trường THCS Tân Trào
Câu 1: Tỉnh đội Hải Dương (nay là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh) được thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? Ai là Tỉnh đội trưởng, Chính trị viên đầu tiên?
Trả lời
Trước yêu cầu của tình hình mới; ngày 19 tháng 2 năm 1947, Bộ Quốc phòng ra Thông tư số 33/TT-ĐB cho Uỷ ban kháng chiến các cấp, chỉ huy Vệ quốc đoàn, Phòng Dân quân, Chính trị cục về việc “Tổ chức dân quân Việt Nam”. Thực hiện Thông tư đó, ngày 27 tháng 3 năm 1947 Uỷ ban kháng chiến tỉnh đã giải tán Uỷ ban Bảo vệ tỉnh, thành lập Tỉnh đội bộ và phân công đồng chí Đặng Tính - Nguyên uỷ viên Uỷ ban Bảo vệ làm Tỉnh đội trưởng, đồng chí Tô Thiện - Nguyên Tỉnh uỷ viên là Chính trị viên đầu tiên của Tỉnh đội Hải Dương.
Lễ công bố quyết định thành lập Tỉnh được tổchức tại thôn Phù Tải - xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương. Sau khi Tỉnh đội Hải Dương ra đời các huyện đội, xã đội lần lượt có quyết định thành lập. Từ khi được thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Tỉnh đội đã phát huy tốt chức năng, quyền hạn chỉ huy, điều hành các hoạt động chiến đấu và xây dựng các LLVT trong tỉnh.
Với những sự kiện lịch sử trên, ngày 01 tháng 1 năm 1998 Bộ Tư lệnh Quân khu 3 đã ra quyết định công nhận ngày 27 tháng 3 năm 1947 là ngày thành lập Tỉnh đội - Ngày truyền thống LLVT tỉnh Hải Dương.
Câu 2: Nêu những trận đánh tiêu biểu của quân và dân tỉnh Hải Dương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (nêu các trận đánh điển hình đánh địch trên đường sắt, đường 5, đánh địch trên đường sông và một số hình thực chiến thuật khác).
Trả lời:
* Một số trận đánh tiêu biểu của quân và dân tỉnh Hải Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trên đường sắt:
1. Ngày 17 tháng 7 năm 1953, Bộ đội huyện Kim Thành tổchức đánh mìn trên đường sắt cách cầu Lai Vu 1 km, thời gian này đang là mùa nước, nước dâng cao trừ đường sắt không bị ngập. Các chiến sỹ đã đội bèo, ngoi nước vào đặt mìn, kiên trì đợi thời cơ thuận lợi để tiêu diệt địch. 10 giờ ngày 25 tháng 7 năm 1953 thì tàu địch chạy đến, các chiến sỹ đã nổ mìn làm lật đổ đoàn tàu 27 toa, trong đó có 8 toan trở đầy lính, diệt hơn 60 tên. Trận đánh này làm tê liệt, gián đoạn việc vận chuyển của địch trên tuyến đường huyết mạch; đồng thời thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích trên tuyến đường sắt và đường số 5.
2. Ngày 31 tháng 1 năm 1954 trận đánh ga Phạm Xá - Kim Thành tiêu diệt và làm bị thương 1017 tên, 4 toan tàu bị phá huỷ. Trận đánh này đã làm tê liệt việc vận chuyển của địch trên tuyến đường huyết mạch này trong một thời gian dài hỗ trợ đác lực cho chiến trường chính Điện Biên Phủ giành thắng lợi, đồng thời thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích trên tuyến đường sắt và đường số 5.
Trên đường 5.
1. Đêm 21 tháng 12 năm 1946 lực lượng Cảnh vệ chiến đấu, Tự vệ thành tập kích 1 Trung đội Lê Dương ở Trường Con Gái kề trên tuyến đường 5 cũ (nay là địa điểm Trường THCS Bạch Đằng - Đại lộ Hồ Chí Minh - phường Trần Phú - TP Hải Dương), diệt và bắt sống 1 Trung đội lính Lê Dương.
Đây là trận đánh tiêu biểu trong đợt tiến công địch trên tuýen đường 5, nhằm cắt đứt liênlạc đường bộ Hà Nội - Hải Phòng theo chỉ đạo của Bộ tổng chỉ huy giao cho Chiến khu 3. Sau chiến thắng Trường Con Gái, ta tiếp tục tiến công địch ở một số điểm thuộc thị xã Hải Dương, đã làm cho quân địch khi cơ động trên tuyến đường 5 từ Hải Phòng đi Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn khi qua Cầu Lai Vu, Cầu Phú Lương và nhất là đoạn qua thị xã Hải Dương. Trận đánh là một chiến công đặc sắc, mở màn cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Pháp xâm lược trên chiến trường Miền Bắc, gợi mở cho quân ta nhiều cách đánh sau này.
2. Ngày 17 tháng 7 năm 1948, du kích xã Kim Giang (huyện Cảm Giàng) hoá trang vào quán Tú La, dùng đòn gánh, cào, cuốc bất ngờ đánh bọn gác đường, diệt 3 tên thu 1 súng. Trận “Đòn gánh đánh Tây” ở quán Tú La có ý nghĩa: Ta đánh thẳng vào nơi trọng điểm, bằng nhiều lực lượng tại chỗ và vũ khí thô sơ khi không có yêu tố bất ngờ thường xuyên vì địch luôn luôn canh phòng cẩn mật.
Trên đường sông:
1. Ngày 25 tháng 3 năm 1948 Du kích tập trung của huyện Thanh Hà và du kích xã Hợp Đức, huyện Thanh Hà đã bắn chìm 1 ca nô địch trên Sông Gùa, diệt 60 tên địch.
Với chiến công này lực lượng du kích Thanh Hà đã được nhân dân trong vùng ca ngợi:
“Bốn anh du kích Thanh Hà
Bắn ca nô đắm chan hoà máu tây”.
2. Trận phục kích gần Đò Mép (Sông Tứ Kỳ).
Tháng 4 năm 1950 một trung đội của Đại đội 77 và Du kích xã Minh Đức đã dùng một khẩu Bazôca, một số súng bộ binh bắn vào ca nô địch; chiếc ca nô chở lương thực, đạn dược, có 20 tên lính áp tải, vừa đến đoạn sông trên ta nổ súng ca nô địch trúng đạn chìm ngay, toàn bộ lính thiệt mạng; từ đây việc tiếp tế đường sông của địch gặp khó khăn đồng thời đã cổ vũ mạng mẽ tinh thần quân và dân trong vùng càng hăng hái đánh giặc.
Trận đánh công đồn:
Ngày 03 tháng 12 năm 1953 ta tiến công đồn phương điếm (Gia Lộc). Đây là một vị trí lớn của địch trên đường số 17, cách thị xã hải Dương 10 km. Lực lượng địch đóng quân ở tiểu khu này thường xuyên từ 2 đại đội đến 1 tiểu đoàn, được trang bị hoả lực mạnh; vị trí này còn được xây dựng nhiều lô cốt kiểu boo-ke. Tham gia trận đánh này lực lượng ta gồm 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 42 phối hợp với nhân dân địa phương bí mật dấu quân. Đến đêm ta dùng sức mạnh hoả lực bắn phá công sự của địch; bộ đội xung phong tiêu diệt địch làm chủ tiểu khu Phương Điếm, diệt 82 tên, bắt 48 tên, thu nhiều vũ khí của địch.
6 giờ ngày 04 tháng 12 năm 1953 địch huy động 2 tiểu đoàn ứng chiến của Liên khu Bắc xuống đánh vị trí Phương Điếm. Tiểu đoàn Trần Quốc Tuấn cùng 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 42 chặn đánh quân địch quyết liệt, diệt hơn 200 tên phá huỷ một số xe quân sự.
Chiến thắng Phương Điếm khẳng định bước trưởng thành của quân dân ta, đánh dấu thời kỳ hoạt động mạnh mở đầu Đông xuân 1953-1954 trên địa bàn Hải Dương.
Trận chống càn:
Trận chống càn của du kích thôn Nhân Kiệt-xã Hùng Thắng-huyện Bình Giang trong 2 ngày 06,07 tháng 2 năm 1954 đã làm thiệt hại nặng một tiểu đoàn thuộc Binh đoàn cơ động số 3 (GM3) của quân đội Pháp có máy bay, xe tăng và pháo binh yểm trợ.
Với cách đánh thông minh, sáng tạo, dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân hiểm hóc, du kích thôn Nhân Kiệt phối hợp chiến đấu với một bộ phận của bộ đội địa phương đã bám đất, bám làng đánh thiệt hại một lực lượng lớn của địch có máy bay và pháo binh yểm trợ. Trận chống càn thắng lợi đã góp phần nâng cao tinh thần chiến đấu, lòng tin vào khả năng chiến đấu của du kích đối với quân và dân trong vùng: Động viên phong trào cho toàn dân đánh giặc giữ làng; qua đó vùng tự do cỉa tỏnh ngày càng được mở rộng ở khu Bắc huyện Bình Giang.
Hoá trang kỳ tập:
Ngày 14 tháng 8 năm 1950, 1 Trung đội của Đại đội Quốc Tuấn cùng du kích Nghĩa An (huyện Ninh Giang) gồm 30 người, trà chộn vào làm phu xây đồn Cầu Ràm; lợi dụng lúc địch ăn cơm trưa, sơ hở bất ngờ đồng loạt xung phong, dùng toàn cuốc, xẻng, gậy gộc diệt 28 tên, thu 3 Trung liên, 2 tiểu liên, 1 số súng trường, một súng ngắn; ta bị thương 1 đồng chí. Đây là trận đánh táo bạo, hiệu quả và dữ được bí mật, bất ngờ, vì lực lượng đi phu của ta đã làm cho địch cả tuần mà không bị lộ. Đây cũng là trận đánh có sự chuẩn bị công phu, có sự phối hợp giữa bộ đôi, dân quân du kích.
Kết hợp “Nội công ngoại kích” với “Mật tập” xoá sổ bốt liên hiệp Pháp Tiền Tiến.
Ngày 11 tháng 8 năm 1953 Đại đội 77 cùng bộ đội huyện và du kích huyện Thanh Hà từng bước cơ động áp sát mục tiêu, khi bộc phá các hướng lần lượt nổ tung các hàng rào và lô cốt con, đã nhanh chóng dập tắt các ổ kháng cự còn lại, uy hiếp và tràn vào bắt tù binh, thu vũ khí, thu chiến lợi phẩm. Cuộc chiến đấu diễn ra nhanh, chỉ khoảng 40 phút, ta đã làm chủ trận địa, tiêu diệt, bắt và làm bị thương 104 nguỵ binh, 8 tên lính Âu Phi; thu 8 Đại liên, 10 trung liên, 75 Tiểu liên, 3 súng cối 81 ly, 130 súng trường, 4 cácbin, 3 súng ngắn. Trong trận này ta bị thương 4, không có ai hy sinh. Trận đánh này của Đại đội 77 có một bước tiến mới kết hợp “Nội công ngoại kích” với “Mật tập” thành công rực rỡ, thắng nhanh, bắt được nhiều lính, thu cả kho vũ khí mà ta không ai hy sinh.
* Một số trận đánh tiêu biểu của quân và dân tỉnh Hải Dương trong chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ xâm lược:
 1. Trận chiến đấu bắn rơi 01 máy bay giặc Mỹ của Nữ dân quân xã Tráng Liệt huyện Bình Giang:
Ngày 31 tháng 3 năm 1968 Trung đội dân quân xã Tráng Liệt-huyện Bình Giang hành quân cơ động đến bãi giáp Sông Luộc gần bến Đò Tranh thuộc địa phận huyện Phụ Rực-tỉnh Thái Bình và tại đây đã bắn rơi 01 máy bay Mỹ A-6A bằng súng máy cao xạ 12,7 ly. Đây là chiến công của Trung đội Nữ mà tất cả chị em đều theo đạo Thiên chúa giáo, chiến công thể hiện tinh thần “toàn dân một ý trí” không phân biệt giáo, lương cùng đồng tâm hiệp lực quyết tâm đáng thắng giặc Mỹ xâm lược. Chiến công đúng vào giờ phút cuối cùng buộc đế quốc Mỹ phải tuyên bố kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc, tạo khí thế thi đua mới, nâng cao tinh thần chiến đấu của quân và dân tỉnh Hải Dương.
2. Trận chiến đấu bắn rơi 03 máy bay Mỹ bảo vệ cầu Phú Lương:
Ngày 23 tháng 12 năm 1965 Mỹ đã sử dụng máy bay các loại đánh phá cầu Phú Lương. Trước khi đánh phá chúng còn cho máy bay thả vật gây nhiễu và dựa vào các triền sông, sườn núi ở khu vực huyện Kinh Môn để tiép cận mục tiêu, thực hành công kích. Với tinh thần cảnh giác cao các lực lượng Phòng không của ta đã bình tĩnh hiệp đồng bắn rơi 03 mãy bay của địch, trong đó có 01 chiếc bị bắn rơi ngay tại chỗ. Đây là trận đánh tiêu biểu diễn ra trong thời gian dài 25 phút, tính chất vô cùng ác liệt, quân Mỹ trút xuống khu cầu 80 quả bom (loại từ 200 kg đến 900 kg), có 1 quả trúng nhịp cầu thứ 2 làm đứt đôi đường xe lửa; đồng thời đây cũng là trận tiêu diệt nhiều máy bay Mỹ.
3. Trận chiến đấu bắn rơi 4 máy bay giặc Mỹ bảo vệ cầu Lai Vu (lần thứ 2).
Ngày 17 tháng 11 năm 1965 đế quốc Mỹ huy động một lực lượng mạnh gồm 34 máy bay chiến đấu loại F4H, F8U, A3D đánh phá cầu Lai Vu lần thứ 2. các đơn vị Pháo phòng không, dân quân du kích các xã Đồng Lạc, Cộng Hoà, Ai Quốc huyện Nam Sách đã nêu cao tinh thần cảnh giác kịp thời nổ súng đánh trả Không quân địch; ngay từ những phút đầu, các trận địa phòng không của ta đã nhả đạn tạo thành lưới lửa dày đặc tầm thấp, tầm cao vây chặt máy bay địch. Kết quả ta đã bắn rơi 04 máy bay địch (1 chiếc rơi tại Quý Cao-Tứ Kỳ, còn 03 chiếc bốc cháy rơi tại tỉnh Thái Bình). Đây là trận chiến đấu vô cùng ác liệt kẻ địch ...  Duy Tân - Kinh Môn - Hải Dương.
25. Liệt sỹ Lê Văn Vằn: xã Tân Trào - Thanh Miện - Hải Dương.
26. Liệt sỹ Nguyễn Trọng Thường: xã Thanh Sơn - Thanh Hà - Hải Dương.
27. Liệt sỹ Đặng Bá Hát: xã Thống Kênh - Gia Lộc - Hải Dương.
28. Liệt sỹ Nguyễn Đức Sáu: xã Minh Tân - Gia Lộc - Hải Dương.
29. Liệt sỹ Lê Gia Đỉnh: xã Hoàng Diệu - Gia Lộc - Hải Dương.
30. Liệt sỹ Nguyễn Đức Tụng: xã Liên Mạc - Thanh Hà - Hải Dương.
31. Liệt sỹ Nguyễn Trung Goòng: xã Hồng Phong - Nam Sách - hải Dương.
32. Đồng chí Hà Văn Noạ - Ninh Giang - Hait Dương.
33. Đồng chí Nguyễn Đình Viện: xã Tuấn Hưng - Kim Thành - Hải Dương.
- 1.696 Mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”
- 33 đồng chí được phong quân hàm cấp tướng gồm:
1. Đồng chí Nguyễn Văn Rinh, Thượng tướng (Văn Tố - Tứ Kỳ).
2. Đồng chí Trần Văn Nấng, Trung tướng (Văn Tố - Tứ Kỳ).
3. Đồng chí Phạm Quang Hợi, Trung Tướng (Tiên Động - Tứ Kỳ).
4. Đồng chí Đào Văn Quân, Thiếu tướng (Cộng Lạc - Tứ Kỳ).
5. Đồng chí Nguyễn Đức Thận, Thiếu tướng (Đại Đồng - Tứ Kỳ).
6. Đồng chí Nguyễn Công Tranh, Trung tướng (Văn Tố - Tứ Kỳ).
7. Đồng chí Nguyễn Thế Trị, Thượng tướng (Kim Lương - Kim Thành).
8. Đồng chí Nguyên Tiến Long, Trung tướng (Đại Đức - Kim Thành).
9. Đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Thiếu tướng (Phúc Thành - Kim Thành).
10. Đồng chí Phạm Ngọc Minh, Thiếu tướng (Kim Xuyên - Kim Thành).
11. Đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn, Trung Tướng (Cẩm La - Thanh Hà).
12. Đồng chí Nguyễn Năng Nguyễn, Trung tướng (Tân An - Thanh Hà).
13. Đồng chí Lê Minh Cược, Trung tướng (Quyết Thắng - Thanh Hà).
14. Đồng chí Mạc Đình Vịnh, Thiếu tướng (Cẩm Chế - Thanh Hà).
15. Đồng chí Vương Thế Hiệp, Thiếu tướng (Thanh Lang - Thanh Hà).
16. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Giang, Thiếu tướng (Thị trấn Thanh Hà).
17. Đồng chí Cao Văn Chấn, Thiếu tướng (Thị trấn Thanh Hà).
18. Đồng chí Nguyễn Văn Cương, Thiếu tướng (Thị trấn Thanh Hà).
19. Đồng chí Đào Huy Thuấn, Thiếu tướng (Vĩnh Lập - Thanh Hà).
20. Đồng chí Nguyễn Đức Xê, Trung tướng (An Phụ - Kinh Môn).
21. Đồng chí Nguyễn Sùng Lãm, Trung tướng (Thất Hùng - Kinh Môn).
22. Đồng chí Nguyễn Đức Khiển, Trung tướng (Thất Hùng - Kinh Môn).
23. Đồng chí Nguyễn Văn Biển, Thiếu tướng (An Phụ - Kinh Môn).
24. Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Thiếu tướng (Hiệp Sơn - Kinh Môn).
25 Đồng chí Nguyễn Xuân Khôi, Thiếu tướng (Hiệp Hoà - Kinh Môn).
26. Đồng chí Nguyễn Ngọc Đủ, Thiếu tướng (Long Xuyên - Kinh Môn).
27. Đồng chí Lê Xuân Chuyển, Thiếu tướng (Thái Học - Bình Giang).
28. Đồng chí Lê Công Đoàn, Thiếu tướng (Bình Xuyên - Bình Giang).
29. Đồng chí Nguyễn Hữu Hạ, Trung tướng (Hùng Sơn - Thanh Miện).
30. Đồng chí Nguyễn Hữu Hạ, Thiếu tướng (Thanh Giang - Thanh Miện).
31. Đồng chí Phạm Sóng Hồng, Thiếu tướng (Cao Thắng - Thanh Miện).
32. Đồng chí Nguyễn Văn Pha, Thiếu tướng (Tân Trào - Thanh Miện).
33. Đồng chí Trần Xuân Khoái, Thiếu tướng (Ngô Quyền - Thanh Miện).
34. Đồng chí Nguyễn Xuân Thuỷ, Thiếu tướng (Tiền Phong - Thanh Miện).
35. Đồng chí Nguyễn Văn Chỉnh, Thiếu tướng (Tiền Phong - Thanh Miện).
36. Đồng chí Phí Triệu Hàm, Thiếu tướng (Tứ Cường - Thanh Miện).
37. Đồng chí Phạm Quang Bào, Thiếu tướng (Hồng Quang - Thanh Miện).
38. Đồng chí Lê Xuân Thu, Thiếu tướng (Hồng Hưng - Gia Lộc).
39. Đồng chí Đỗ Hoàng Mão, Thiếu tướng (Hoàng Diệu - Gia Lộc).
40. Đồng chí Nguyễn Tiến Quốc, Trung tướng (Nhân Huệ- Chí Linh).
41. Đồng chí Đỗ Văn Nghị, Thiếu tướng (Tân Dân - Chí Linh).
42 Đồng chí Vũ Dương Nghi, Thiếu tướng (Hoàng Tân - Chí Linh).
43. Đồng chí Nguyễn Vưn Lê, Thiếu tướng (Hoàng Tân - Chí Linh).
44. Đồng chí Đào Văn Lợi, Trung tướng (Ninh Thành - Ninh Giang).
45. Đồng chí Bùi Văn Phiệt, Thiếu tướng (Kiến Quốc - Ninh Giang).
46. Đồng chí Trần Linh, Trung tướng (Thị trấn Ninh Giang).
47. Đồng chí Hà Minh Thám, Thiếu tướng (Vĩnh Hoà - Ninh Giang).
48. Đồng chí Nguyễn Huy Nam, Thiếu tướng (Thị trấn Ninh Giang).
49. Đồng chí Lê Ngọc Oa, Thiếu tướng (Hồng Phúc - Ninh Giang).
50. Đồng chí Phạm Đình Tuyến, Thiếu tướng (Hưng Thái - Ninh Giang).
51. Đồng chí Nguyễn Tiến Phát, Thiếu tướng (Thị trấn Ninh Giang).
52. Đồng chí Trần Văn Giang, Thiếu tướng (Thị trấn Ninh Giang).
53. Đồng chí Đào Chí Cường, Thiếu tướng (Tân Hương - Ninh Giang).
54. Đồng chí Hà Văn Cuông, Thiếu tướng (Vĩnh Hoà - Ninh Giang).
55. Đồng chí Trần Trung Khương, Thiếu tướng (Phạm Ngũ Lão - TP Hải Dương).
56. Đồng chí Nghiêm Công Việt, Thiếu tướng (phường Bình Hàn - TP Hải Dương).
57. Đồng chí Nguyễn Phúc Hoài, Trung tướng (Minh Tân - Nam Sách).
58. Đồng chí Nguyễn Trọng Yên, Thiếu tướng (thị trấn Nam Sách).
Câu 5: Từ truyền thống “Đoàn kết, tự lực, sáng tạo, hy sinh, chiến thắng” của LLVT tỉnh Hải Dương anh hùng; nêu cảm nghĩ và trách nhiệm của bản thân để giữ gìn, phát huy truyền thống LLVT tỉnh Hải Dương anh hùng trong công cuộc đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay?
Trả lời:
Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, là một lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 27 tháng 3 năm 1947 Tỉnh đội Hải Dương được thành lập, đánh dấu sự ra đời của lực lượng vũ trang tỉnh. 65 năm qua LLVT tỉnh Hải Dương luôn phát huy tốt truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và truyền thống quê hương “Đường 5 kiên cường”, đã lập nhiều chiến công, thành tích xuất sắc, góp phần to lớn vào chiến thắng chung của toàn dân tộc và hun đúc lên truyền thống “Đoàn kết, tự lực, sáng tạo, hy sinh, chiến thắng”. Qua các cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và công cuộc đổi mới nhân dân và LLVT tỉnh Hải Dương được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng nhiều phần thưởng cao quý gồm 78 tập thể: nhân dân và LLVT tỉnh Hải Dương; 12 huyện (Thành phố, thị xã); 64 xã (phường, thị trấn); 1 đơn vị tự vệ và 33 cá nhân được tuyên dương “Anh hùng LLVT nhân dân”, 1.696 Bà Mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng”. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc LLVT tỉnh Hải Dương luôn ra sức thi đua thực hiện thắng lợi, toàn diện các nhiêm vụ Quốc phòng – Quân sự địa phương và nhiều nhiệm vụ khác được cấp trên và cấp uỷ, chính quyền địa phương đánh giá cao, nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua quyết thắng khối các Tỉnh, Thành phố của Quân khu 3.
Bước vào thời kỳ đổi mới, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang triệt để sử dụng chiến lược “Diễn biến hoà bình”- Bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng nước ta. Do đó để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới LLVT tỉnh Hải Dương phải không ngừng phát huy truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống của LLVT tỉnh và truyền thống quê hương tiếp tục nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu và quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiếp tục làm tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương.
Là những chiến sỹ trong Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và cán bộ, chiến sỹ trong LLVT tỉnh Hải Dương nói riêng được kế thừa những truyền thống đánh giặc giữ nước hàng nghìn năm của ông cha, truyền thống tốt đẹp của quân đội, truyền thống của quê hương “Đường 5 kiên cường” và với truyền thống 65 năm “Đoàn kết, tự lực, sáng tạo, hy sinh, chiến thắng” bản thân nhận thấy đây không những là vinh dự được công tác tại LLVT của quê hương mà còn phải có trách nhiệm cống hiến, giữ vững và phát huy, tô đẹp thêm truyền thống bằng những việc làm và hành động cụ thể đó là: Phải xây dựng cho bản thân có bản lĩnh và bản chất cách mạng, lập trường giai cấp, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân: rèn luyện tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm và tinh thần chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Quán triệt và chấp hành nghiêm nghị quyết lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng; tích cực xây dựng cơ quan quân sự các cấp vững mạnh toàn diện, gắn với xây dựng các tổ chức Đảng TSVM. Tích cực học tập và tự học tập để có phẩm chất chính trị và năng lực tốt, có phương pháp tác phong công tác khoa học, phải là cán bộ “vừa Hồng vừa Chuyên” xứng đáng là những hạt nhân lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh đó phải tích cực học tập để nâng cao trình độ chất lượng công tác quân sự để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về sức mạnh chiến đấu và năng lực tham mưu, năng lực quản lý, điều hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan quân sự các cấp. Tích cực theo dõi, nắm bắt mọi diễn biến tình hình, phối hợp và tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác QP-QSĐP; cùng với các cấp xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với khu vực phòng thủ vững chắc. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chống chiến lược “Diễn Biến hoà bình” – bạo loạn lật đổ, ngăn ngừa và đối phó có hiệu quả với các tình huống có thể xảy ra. Chấp hành nghiêm sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, quy định của đơn vị và địa phương; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ cấp trên giao cho, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong đơn vị và địa phương để xây dựng đơn vị có môi trường văn hoá lành mạnh. Tích cực tuyên truyền vận động gia đình và quần chúng nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia cơ sở chính trị vững mạnh, địa bàn an toàn; không ngừng nâng cao quan hệ máu thịt với nhân dân; thực hiện và tham gia tốt vai trò là lực lượng lòng cốt phòng, chống, khắc phục thảm hoạ thiên tai góp phầ bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân. 
Với truyền thống 65 năm “Đoàn kết, tự lực, sáng tạo, hy sinh, chiến thắng” của LLVT tỉnh Hải Dương. Là cán bộ, chiến sĩ trong LLVT tỉnh bản thân tiếp tục ra sức phấn đấu rèn luyện đạo đức, lối sống, tinh thần làm chủ, ý thức tố chức kỷ lụât nguyện đem hết trình đọ, năng lực, lý tưởng và trách nhiệm để xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; giữ vững, phát huy và tô thắm thêm truyền thống của LLVT tỉnh và nhân dân tỉnh nhà xứng đáng với danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân” mà Đảng, Nhà nước đã trao tặng./.
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh hải dương
Ban chỉ huy quân sự huyện thanh miện
***
Bài thi tìm hiểu
Truyền thống LLVT tỉnh Hải Dơng - 65 năm một chặng đờng
Họ và tên :
Cấp bậc :
Chức vụ :
Đơn vị : Ban CHQS huyện Thanh Miện
Thanh Miện, tháng năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docDAP AN THI TIM HIEU.doc