Bài soạn Ngữ văn 6 - Tiết 9 đến 18 - Năm học 2011-2012 - Chẩu Anh Lâm

Bài soạn Ngữ văn 6 - Tiết 9 đến 18 - Năm học 2011-2012 - Chẩu Anh Lâm

SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: giúp HS:

 - Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.

- Hiểu được ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc trong văn tự sự:

Sự việc có quan hệ với nhau ; sự việc luôn gắn với thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, nguyên nhân, kết quả. Sự việc phải có ý nghĩa.

2. Kĩ năng:

- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự.

- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể

3. Thái độ:

Thấy được vai trò của sự việc trong văn tự sự.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: Bảng phụ ghi sự việc chính trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK

III. Tiến trình lờn lớp

1. Kiểm tra:

- Sĩ số: 6A:.; 6B:.

- Kiểm tra:

 Thế nào là phương thức tự sự ? Nờu đặc điểm và ý nghĩa của phương thức tự sự ?

2. Bài mới:

* GV giới thiệu bài: Trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Đó là sự việc và nhân vật - hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự. Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? Làm thế nào để nhận ra?.Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu:

 

doc 27 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 6 - Tiết 9 đến 18 - Năm học 2011-2012 - Chẩu Anh Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../...../2011	 Tiết 9 
Ngày dạy: 6A:.................
 6B:................. 
Sơn tinh, thủy tinh	
(Truyền thuyết )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người việt cổ trong việc chế ngụ thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong mộttruyền thuyết.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng đọc, kể cảm thụ truyện truyền thuyết.
- Nắm được các sự kiện chính trong truyện 
- Xác định ý nghĩa của truyện.
3. Thái độ:
 Khơi gợi niềm ước mơ khát vọng trinh phục thiên nhiên.
 II. Chuẩn bị của GV và HS: 
- GV: SGK, SGV, Bài soạn.
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra: 
- Sĩ số: 	6A:.....................;	6B:.....................
- Bài cũ: Truyện Thánh Gióng có ý nghĩa gì ? 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh cảnh lũ lụt: Nhân dân ta nhất là nhân dân miền Bắc, hằng năm phải đối mặt với mùa mưa bão, lũ lụt rất hung dữ, khủng khiếp. Để tồn tại chúng ta phải tìm mọi cách sống, chiến đấu và chiến thắng giặc nước. Cuộc chiến đấu trường kì, gian truân ấy đã được thần thoại hoá trong truyền thuyết "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh".
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HS: đọc mụ ( *) SGK phần chú thích.
Gv: giới thiệu về truyện và thể loaị của truyện
HS: nhắc lại định nghĩa về truyền thuyết.
* Hđ1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích
GV: hướng dẫn HS đọc ... đọc rõ ràng, diễn cảm , phân biệt được lời thoại.
GV: đọc mẫu.
 HS đọc.
 HS - GV nhận xét, kết luận.
GV gọi HS kể chuyện
HS kể – HS - GV nhận xét.
HS đọc phần chú thích SGK.
GV: Căn cứ vào chú thích hãy giải nghĩa cỏc tờn gọi: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Tản Viên 
HS: trả lời theo phần chỳ thớch trong SGK/33
GV: Văn bản chia mấy phần?
HS: 3 phần.
GV: treo bảng phụ bố cục 
+ Đoạn 1: Từ đầu đ mỗi thứ 1 đụi: Vua Hùng kén rể
 + Đoạn 2: Tiếp đ rỳt quõn: Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai vị thần 
 + Đoạn 3: cũn lại: Chiến thắng của Sơn Tinh, mối thự hàng năm của Thủy Tinh
* hđ2: hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
GV: Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử dân tộc?
Hs: thời đại các vua Hùng, truyện gắn với thời đại mở nước, dựng nước, với cuộc trị thuỷ của người Việt cổ, tryuện không chỉ giải thích, phản ánh ước mơ chinh phục thiên nhiên mà còn ca ngợi công lao dựng nước. 
GV: Truyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào? nhân vật nào là chính?
HS : nhân vật chính là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
GV: Các nhân vật chính được miêu tả như thế nào?
GV: Hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được xây dựng bằng những chi tiết như thế nào?
HS: trả lời.
GV: Tác giả đã xây dựng hai nhân vật bằng những biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của phép nghệ thuật đó? cả hai đều có điểm chung là gì?
 HS: những chi tiết kì lạ, hoang đường, trí tưởng tượng đặc sắc -> làm nổi bật khí thế hào hùng của cuộc giao tranh của hai vị thần.
GV: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là những nhân vật có thật trong lịch sử không?
HS: trả lời (Là những nhân vật không có thật)
GV: Là những nhân vật không có thật, vậy tác giả dân gian xây dựng nhằm mục đích gì?
HS: mang những ý nghĩa sâu sắc.
GV: Thuỷ Tinh là nhân vật được tác giả xây dựng nhằm hình tượng hoá hiện tượng gì? 
GV: Sơn Tinh là nhân vật được tác giả xây dựng nhằm hình tượng hoá hiện tượng gì? 
GV: Qua tìm hiểu truyện, em hãy nêu ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
HS: trả lời.
HS: đọc ghi nhớ.
* hđ3: hướng dẫn HS luyện tập
 GV: gọi HS kể diễn cảm truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
HS: kể
HS : nhận xét.
Gv nhận xét cách kể, giọng kể , trình tự kể.
Bài 2: HS Liờn hệ - phỏt biểu.
I- Đọc và tìm hiểu chú thích 
1. Đọc
2- Chú thích
3- Bố cục
II- Tìm hiểu văn bản
1- Nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
 * Sơn Tinh: 
- Vẫy tay về đông -> nổi cồn bãi .
- Vẫy tay về tây -> mọc lên từng dãy núi đồi.
* Thuỷ Tinh:
- Gọi gió -> gió đến.
- Hô mưa -> mưa về.
=> Hai nhân vật đều được xây dựng bằng những yếu tố kì lạ, hoang đường, trí tưởng tượng phong phú.
-> cả hai đều là thần, có tài cao, phép lạ.
-> Khí thế hào hùng của cuộc giao tranh.
2-ý nghĩa của các nhân vật
- Thuỷ Tinh: tượng trưng cho hiện tượng mưa bão, lũ lụt, là kẻ thù hung dữ của nhõn dõn lao động.
- Sơn Tinh: đại diện cho sức mạnh của cư dân Việt cổ trong việc đắp đê chống lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai, là kì tích dựng nước ở thời vua Hùng. 
3- ý nghĩa của truyện
- Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hàng năm .
- Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên nhiên.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước thời vua hùng.
* Ghi nhớ (SGK/34)
III- Luyện tập
Bài tập 1
Kể diễn cảm truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Bài tập 2 (Tr. 34)
- Nhà nước và nhân dân đang tích cực xây dựng và củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng và trồng thêm hàng triệu héc ta rừng để đẩy lùi, ngăn chặn thiên tai, lũ lụt.
3. Củng cố:
- ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Truyện có ý nghĩa gì?
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc nội dung ghi nhớ, hoàn thiện bài tập 3.
- Sưu tầm và đọc một số truyện của các dân tộc khác có nội dung trên.
- Đọc và soạn trước bài: Nghĩa của từ
Ngày soạn: ...../...../2011	 Tiết 10
Ngày dạy: 6A:................. 
 6B:.................. 
Nghĩa của từ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Khái niệm nghĩa của từ
- Cách giải thích nghĩa của từ
2. Kĩ năng:
 - Cách giải thích nghĩa của từ.
- Dùng từ đúng nghĩa nói và viết.
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
3. Thái độ:
 Sử dụng từ chuẩn xác khi nói và viết ddddddd
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Từ điển Tiếng Việt; bảng phụ ghi mô hình nghĩa của từ, ghi bài tập 3
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình lờn lớp
1. Kiểm tra:
- Sĩ số:	6A:.......................;	6B:.....................
- Kiểm tra: Thế nào là từ thuần Việt? Thế nào là từ mượn? Cho ví dụ về một số từ mượn. 
2. Bài mới:
* GV giới thiệu bài: Người Việt Nam sử dụng từ ngữ rất đa dạng, nhưng để sử dụng từ cho đúng thì ta phải hiểu được nghĩa của từ. Vậy nghĩa của từ là gì ? làmn thế nào để hiểu dược nghĩa của từ? Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm nghĩa của từ
HS: đọc phần ví dụ (SGK/35)
GV: Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?
HS: hai bộ phận:
- Từ -> (hình thức).
- Nghiã của từ -> (nội dung).
GV: Bộ phận nào trong chú thích nêu ý lên nghĩa của từ? 
(Bộ phận đứng sau dấu 2 chấm (:))
GV: treo bảng phụ ghi mô hình nghĩa của từ.
GV: Nghĩa của từ ứng với với phần nào trong mô hình dưới đây?
hình thức
nội dung
GV: Nội dung là cái chứa đựng trong hình thức của từ
GV: Vậy em hiểu nghĩa của từ là gì? 
HS: đọc ghi nhớ SGK
* HĐ2: hướng dẫn HS tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ
HS: đọc lại cách giải thích nghĩa của từ : Tập quán, lẫm liệt, nao núng ... 
GV: Nghĩa của từ tập quán được giải thích bằng cách nào?
(Trình bày khái niệm mà từ biểu thị) 
GV: Ba từ “lẫm liệt, hựng dũng, oai nghiờm” cú thể thay thế cho nhau được khụng? Vỡ sao?
 (Thay thế cho nhau được vỡ nội dung thụng bỏo và sắc thỏi nghĩa khụng đổi) 
GV: Vậy nghĩa của ba từ trên được giải thích bằng cách nào?
(Đưa ra những từ đồng nghĩa).
GV: Nghĩa của từ : “hoảng hốt ,vội vã, cuống quýt” có giống nhau không? (có) -> Từ đồng nghĩa.
GV: Những từ phát âm khác nhau mà có nghiã giống nhau gọi là từ đồng nghĩa.
- Nghĩa của Từ “Hốn nhỏt”: Khụng dũng cảm đ Giải thớch bằng từ trỏi nghĩa. 
(Giải nghĩa theo khái niệm: Hèn nhát: thiếu can đảm đến mức đáng khinh)
GV: Qua tìm hiểu em thấy có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? 
HS: đọc ghi nhớ
* HĐ3: hướng dẫn HS luyện tập 
HS: đọc lại các chú thích sau các văn bản
GV: Cho biết từng chú thích ấy giải thích bằng cách nào?
(Hs đọc và nêu cách giải thích nghĩa)
HS: đọc yêu cầu bài tập 2
* GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận.
- Nhóm 1: ý 1
- Nhóm 2: ý 2
- Nhóm 3: ý 3
- Nhóm 4: ý 4
HS: Đại diện các nhóm trả lời, nhận xét.
 GV: nhận xét, kết luận.
GV: nêu yêu cầu bài tập 3
GV: gọi 3 HS lên bảng làm bài tập điền vào bảng phụ (mỗi HS 1 ý).
HS – GV: nhận xét, kết luận.
HS: đọc yêu cầu bài tập 4
HS: suy nghĩ làm bài
GV: gọi HS đứng tại chỗ trả lời
GV: nhận xét, chữa bài lên bảng.
I. Nghĩa của từ là gì?
1. Ví dụ: (SGK/35)
2. Nhận xét:
- Mỗi chú thích gồm 2 bộ phận:
 + Từ cần giải nghĩa
 + Nêu nghĩa của từ
- Quan sát mô hình sau:
hình thức
nội dung
- Nghĩa của từ ứng với phần nội dung.
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị.
* Ghi nhớ: (GK/35)
II. Cách giải thích nghĩa của từ
* Có thể giải nghĩa từ bằng hai cách:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (VD: tập quán)
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích (VD: lẫm liệt)
* Ghi nhớ: (SGK/35)
III. Luyện tập
Bài tập 1 (Tr.36)
(Hs đọc và nêu cách giải thích nghĩa)
Bài tập 2 (Tr. 36 )
- Học tập
- Học lỏm
- Học hỏi
- Học hành
Bài tập 3 (Tr. 36 )
 - Trung bình.
 - Trung gian.
 - Trung niên.
Bài tập 4 (Tr. 36 )
- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, thường để lấy nước.
- Rung rinh: rung động, đung đưa.
- Hèn nhát: thiếu can đảm đến mức đáng khinh.
3. Củng cố: 
- Nghĩa của từ là gì? Cần hiểu đúng nghĩa của từ để làm gì?
- Cách giải thích nghĩa của từ?
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài: Tập giải thích nghĩa của từ theo hai cách: Trình bày khái niệm ;đưa ra những từ đồng nghĩa, trỏi nghĩa.
- Lựa chọn từ để đặt cõu trong hoạt động giao tiếp.
- Chuẩn bị bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Ngày soạn: 3 / 9/2011 Tiết 11
Ngày dạy:6A:....................
 6B:....................
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: giúp HS:
 - Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
- Hiểu được ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc trong văn tự sự:
Sự việc có quan hệ với nhau ; sự việc luôn gắn với thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, nguyên nhân, kết quả. Sự việc phải có ý nghĩa.
2. Kĩ năng:
- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự.
- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể
3. Thái độ:
Thấy được vai trò của sự việc trong văn tự sự.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: Bảng phụ ghi sự việc chính trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình lờn lớp
1. Kiểm tra:
- Sĩ số:	6A:....................;	6B:......................
- Kiểm tra:
 Thế nào là phương thức tự sự ? Nờu đặc đi ... , SGV, bài soạn.
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK.
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 6A:.........................;	6B:........................
- Chủ đề là gì? Nêu bố cục của bài văn tự sự? 
 2. Bài mới:
* GV giới thiệu bài: Khi làm bài văn tự sự việc tìm hiểu đề và xác định cách làm bài văn sẽ giúp các em thành công hơn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề văn tự sự 
GV: Yêu cầu HS đọc 6 đề SGK/47
? Lời văn đề 1 nêu ra yêu cầu gì?
? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
HS: Xác định các từ.
GV: Đề 2 yêu cầu gì ?
GV: Đề 3, 4, 5, 6 không có từ “kể” có phải là văn tự sự không? Vì sao?
GV: Hãy xác định các từ trọng tâm trong các đề 3, 4, 5, 6 ?
GV: Cho biết mỗi đề y/c làm nổi bật điều gì?
GV: Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc? Đề nào nghiêng về kể người? Đề nào nghiêng về tường thuật?
HS: - Nghiêng về kể việc: 3, 4
 - Nghiêng về kể người: 2, 6
 - Nghiêng về tường thuât: 5.
GV: Kết luận:
GV: Vậy khi tỡm hiểu đề cỏc em phải làm gỡ để xỏc định đỳng yờu cầu của đề? (đọc kĩ đề)
* HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài văn tự sự 
HS: Đọc đề bài (Ví dụ: Kể lại truyện Thánh Gióng)
GV: Đề nêu yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
GV: Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
GV: Xỏc định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yờu cầu của đề.
Vớ dụ: (Em chọn truyện Thánh Gióng, thớch nhõn vật Thỏnh Giúng) 
GV: Em chọn truyện đó nhằm biểu hiện chủ đề gì ?
HS: Tinh thần sẵn sàng đánh giặc, quyết chiến, quyết thắng của Thánh Gióng.
GV: Bước lập ý có tác dụng gì?
HS: Định hướng nội dung cơ bản cho bài viết (xỏc định nhõn vật, sự việc, chủ đề)
GV: Với câu chuyện Thánh Gióng chúng ta sẽ mở bài như thế nào?
HS: Mở bài: đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà vẫn không biết nói, cười... 
GV: Phần thân bài cần kể những nội dung gì?
Hs: - Thánh Gióng yêu cầu vua làm ngựa sắt.
 - Thánh Gióng ăn khoẻ, lớn nhanh.
 - Ngựa sắt  được đem đến, Gióng vươn vai lớn bổng thành tráng sĩ, cưỡi ngựa, cầm roi ra trận.
 - Thánh Gióng xông trận, giết giặc.
 - Roi gãy lấy tre làm vũ khí.
 - Thắng giặc, Gióng bỏ lại ỏo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. 
GV: Vậy lập dàn ý là gì? 
HS: Là sự sắp xếp các sự việc theo một trình tự từ trước đến sau, để giúp người đọc theo dõi và hiểu được ý định của người viết.
Gv: Bước lập dàn ý có tác dụng gì?
HS: Sắp xếp theo trình tự nội dung trước sau một cách lô gích.
GV: Kết thúc truyện ở chỗ nào? 
HS: Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ở quê nhà.
GV : Em hiểu “Viết bằng lời văn của em” là như thế nào? (tức là khụng phải chộp lại nguyờn xi nội dung văn bản)
GV: Sau khi xõy dựng bố cục xong, em phải làm gỡ? 
HS : viết thành văn.
GV: Làm bài xong cỏc em cú nờn đọc lại để kiểm tra bài hay khụng? Vỡ sao? 
HS: Kiểm tra, chữa lại những lỗi sai của bài.
GV: Từ các câu hỏi mục a, b, c, d, đ, em hãy rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào ?
HS: Trả lời theo ghi nhớ
HS: đọc ghi nhớ
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
1. Đề văn tự sự: (SGK – Tr. 47)
* Đề 1: Yêu cầu: 
- Kể chuyện.
- Câu chuyện em thích.
- Bằng lời văn kể của em.
* Đề 2: Yêu cầu.
- Kể về người bạn.
- Người bạn tốt.
* Đề 3, 4, 5, 6: Không có từ “kể” nhưng vẫn là đề tự sự vì có yêu cầu, có sự việc, có chuyện
=> Đề văn tự sự có thể diễn ở nhiều dạng:
- Đề yêu cầu tường thuật, kể chuyện.
- Đề chỉ nêu ra một đề tài của câu chuyện.
=> Đọc kĩ đề khi làm bài.
2. Cách làm bài văn tự sự 
* Đề bài: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
a) Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Tự sự (kể chuyện)
- Nội dung: Câu chuyện em thích 
- Hình thức: Bằng lời văn của em (không sao chép)
b) Lập ý
=> Phải xác định được nội dung sẽ viết theo yêu cầu đề.
c) Lập dàn ý
* Mở bài:
 Giới thiệu chủ đề chuyện hoặc tình huống xảy ra câu chuyện
* Thân bài:
 Kể diễn biến theo trình tự (Sự việc xả ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau)
* Kết bài
- Kể kết thúc câu chuyện
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về câu chuyện đó.
* Ghi nhớ: (SGK – Tr. 48)
3. Củng cố:
- Lưu ý cách tìm hiểu đề văn tự sự
- Trong bài văn tự sự có thể bỏ bớt phần nào không ?
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Tập lập dàn bài cho đề số 1
- Chuẩn bị viết bài TLV số 1
- Đọc lại văn bản Thánh Gióng tập kể lại bằng lời văn của mình giờ sau thưc hiện.
Ngày soạn: 13/9/21011	Tiết 16
Ngày dạy: 6A..
 6B..
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
(Tiếp theo)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: giúp HS:
	- Biết cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cụ thể cho đề văn tự sự.
	- Bước đầu viết phần mở bài, kết bài cho đề văn tự sự.
2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề và kĩ năng tìm ý
3. Thái độ:
 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào bài viết cụ thể 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: SGK, SGV, bài soạn.
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 	6A:...........................;	6B:............................
- Kiểm tra: 	Kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
* GV giới thiệu bài: Giờ học trước các em đã tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm văn tự sự. Giờ học này chúng ta sẽ luyện tập để củng cố kiến thức.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HĐ1: Hướng dẫn HS hệ thống nhớ lại kiến thức đã học ở giờ trước: 
GV: Việc tìm hiểu đề trước khi làm bài văn tự sự có quan trọng không ?
GV: Bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần ?
* hđ2: Hướng dẫn HS làm bài luyện tập.
GV: Hãy vào giấy dàn ý em viết theo yêu cầu của đề tập làm văn trên
GV: Đề bài yêu cầu điều gì ? 
GV: Hãy lập dàn ý cho đề bài trên ?
HS: Chuẩn bị ra nháp. 
GV: Gọi HS trình bày.
GV: Kết luận:
GV: Phần mở bài em sẽ đưa những ý nào của văn bản vào ?
- Có nhiều cách diễn đạt.
+ Cách 1: Thánh Gióng là một vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết đã lên ba mà Thánh Gióng vẫn không biết nói, không biết cười và không biết đi. Một hôm...
+ Cách 2: Ngày xưa tại làng Gióng có một chú bé rất lạ. Đã lên 3 mà ...
+ Cách 3: Người nước ta không ai là không biết tới Thánh Gióng. Thánh Gióng là một người đặc biệt. Khi đã ba tuổi... biết đi.
Cách 1: Giới thiệu người anh hùng.
Cách 2: Nói đến chú bé lạ.
Cách 3: Nói tới một mặt nhân vật mà ai cũng biết 
à Là suy nghĩ kĩ càng rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác, bất kể là ai. Nếu cần dẫn tới phải đặt trong ngoặc kép.
GV: Phần thân bài có nhiệm vụ gì ?
GV: Các sự việc ấy cần được sắp xếp theo trình tự nào ?
GV: Kết bài có nhiệm vụ gì ?
GV: Y/c HS trình bày; các nhóm nhận xét -> GV: nhận xét.
GV: Luyện viết phần mở bài, kết bài cho đề trên ?
HS: Viết bài.
GV: Gọi 2 - 3 HS đọc bài viết của mình, lớp nhận xét, giáo viên nhận xét, sửa chữa.
GV: Đây là một trong hai chủ đề của truyện gì ? (Bánh chưng, bánh giầy)
GV: Để làm được đề này ta cần bỏ đi chi tiết nào của truyện ?
 HS: Bỏ phần đầu giới thiệu vua cần người nối ngôi .
GV: Em sẽ chọn những sự việc nào để viết cho đề bài trên ?
HS: + Giới thiệu về Lang Liêu
 + Được thần giúp làm bánh
 + Được vua chọn bánh. 
GV: Hãy lập dàn ý cho đề bài trên ?
HS: Chuẩn bị ra nháp.
GV: gọi 2 HS trình bày phần lập dàn ý của mình- GV nhận xét, kết luận 
HS: + MB: Giới thiệu nhân vật Lang Liêu và việc chọn người nối ngôi.
 + TB: Lang Liêu được thần giúp; Lang Liêu hiểu ý thần làm ra 2 thứ bánh quý; vua chọn.
 + KB: Lưu truyền đến ngày nay nghề trồng trọt và chăn nuôi; tục làm bánh chưng, bánh giầy của nhân dân ta.
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
II. Luyện tập
Bài tập 1:
* Đề bài: Em hãy kể lại truyện Thánh Gióng đánh giắc Ân bằng lời văn của em ?
a) Tìm hiểu đề:
Đề yêu cầu:
- Kể lại truyện Thánh Gióng đánh giặc Ân.
- Bằng lời văn của em.
b) Lập dàn ý:
 * Mở bài: Giới thiệu nhân vật Thánh Gióng
- Có nhiều cách diễn đạt:
+ Cách 1: Thánh Gióng là một vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết, đã lên ba mà Thánh Gióng vẫn không biết nói, không biết cười và không biết đi. Một hôm...
+ Cách 2: Ngày xưa tại làng Gióng có một chú bé rất lạ. Đã lên 3 mà ...
+ Cách 3: Người nước ta không ai là không biết tới Thánh Gióng. Thánh Gióng là một người đặc biệt. Khi đã ba tuổi... biết đi.
* Thân bài: Nêu diễn biến truyện Thánh Gióng đánh giặc Ân.
 Sắp xếp các sự việc:
- Thánh Gióng yêu cầu vua làm cho vũ khí đánh giặc.
- Thánh Gióng ăn khoẻ, lớn nhanh.
- Gióng vươn vai thành tráng sỹ ra trận đánh giặc.
- Roi gẫy, Gióng nhổ tre đánh giặc.
- Gióng đánh thắng giặc và bay về trời.
* Kết bài: Vua nhớ ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ.
Bài tập 2
* Đề bài: Em hãy kể chuyện Lang Liêu làm ra hai thứ bánh quý.
* Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật Lang Liêu và việc chọn người nối ngôi.
- Thân bài: Lang Liêu được thần giúp; Lang Liêu hiểu ý thần làm ra 2 thứ bánh quý; vua chọn.
- Kết bài: Lưu truyền đến ngày nay nghề trồng trọt và chăn nuôi; tục làm bánh chưng, bánh giầy của nhân dân ta.
3. Củng cố: 
GV: Lưu ý HS cách viết bài.
HS: Nhắc lại cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Ôn lại toàn bộ kiến thức văn tự sự. 
- Soạn bài, tham khảo các tài liệu, lập dàn ý cho đề văn : “Kể lại một chuyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em” (SGK – Tr. 49).
- Tiết sau viết bài 2 tiết tại lớp.
Tuần 5
Ngày dạy./ / 2008 Lớp 6A
 	 Ngày dạy.....// / 2008 Lớp 6B
 Ngày dạy...../ / 2008 Lớp 6C	 
Tiết: 17+18
 Viết bài Tập làm văn số 1
 ( Đề bài do nhà trường ra)
1/ Đề bài: 
 Hãy kể lại một câu chuyện ( truyền thuyết hoặc cổ tích ) mà em biết bằng lời văn của em.
2/ Yêu cầu cần đạt:
- Thể loại: Tự sự
- Truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
- Kể bằng lời của mình không sao chép
- Lời kể rõ ràng, mạch lạc, dùng từ chính xác, câu đúng ngữ pháp
3/ Đáp án- biểu điểm:
a. Đáp án:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể ( truyền thuyết hoăc cổ tích )
- Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện. Đảm bảo đúng thứ tự sự việc bằng lời kể của mình 
- Kết bài: Kết thúc truyện ( Có nêu cảm xúc, suy nghĩ )
b. Biểu điểm
+ Điểm 9 - 10: Đảm bảo cốt truyện, đúng thể loại, không sao chép, lời kể rõ ràng, câu đúng ngữ pháp, trình bày sạch, không sai lỗi chính tả.
+ Điểm 7 - 8: Trình bày sạch. Đảm bảo nội dung, diễn đạt khá lưu loát bằng lời kể của mình, 
+ Điểm 5 - 6: Trình bày tương đối sạch, đủ nội dung, diễn đạt khá trôi chảy, rõ ràng, có thể kể lướt một sự việc khá quan trọng. Mắc 3,4 lỗi các loại
+ Điểm 3 - 4: Kể đảm bảo nội dung, diễn đạt rõ ràng song còn sao chép. Sai 4,5 lỗi các loại.
+ Điểm 1 - 2: Sao chép lại truyện. Còn mắc nhiều lỗi trong bài viết
+ Điểm 0: Bỏ giấy trắng

Tài liệu đính kèm:

  • doc11111111111111.doc