Bài soạn Ngữ văn 6 - Nguyễn Thị Kim Minh

Bài soạn Ngữ văn 6 - Nguyễn Thị Kim Minh

Văn bản

 CON RỒNG CHÁU TIÊN

A.Mục tiêu cần đạt:

1.Giúp HS:

-Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết;

-Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên;

-Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện;

-Kể được truyện.

2.Rèn kĩ năng kể chuyện.

B.Chuẩn bị:

-GV:Tranh minh họa truyện, tranh ảnh về đền Hùng.

-HS: SGK, vở soạn bài, vở ghi.

C.Tiến trình bài dạy:

Bước 1:Ổn định tổ chức.

-Kiểm tra số HS, trang phục, khung cảnh VS, chỗ ngồi, cán bội lớp.

Bước 2:Kiểm tra bài cũ.

-GVkiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc 372 trang Người đăng thu10 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 6 - Nguyễn Thị Kim Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 Tiết 1
 Bài 1
Văn bản
 con rồng cháu tiên
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Giúp HS:
-Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết;
-Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên;
-Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện;
-Kể được truyện.
2.Rèn kĩ năng kể chuyện.
B.Chuẩn bị:
-GV:Tranh minh họa truyện, tranh ảnh về đền Hùng. 
-HS: SGK, vở soạn bài, vở ghi.
C.Tiến trình bài dạy:
Bước 1:ổn định tổ chức.
-Kiểm tra số HS, trang phục, khung cảnh VS, chỗ ngồi, cán bội lớp...
Bước 2:Kiểm tra bài cũ.
-GVkiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bước 3: Bài mới
GV giới thiệu bài: Mỗi con người chúng ta đều thuộc về 1 dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh (Việt ) chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài trên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo: “Con Rồng cháu Tiên”.(Ghi đầu bài lên bảng).
HS giở vở chép bài.
 Hoạt động của thầy và trò 
 Ghi bảng
-GV:
 +nêu cách đọc: đọc rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, tưởng tượng.
+đọc 1 lần, kể tóm tắt 1 lần. 
-HS đọc kể một lần.
-GV yêu cầu HS tìm hiểu các chú thích 1,2,3,5,7 trong SGK trang 7.
?Thế nào là truyền thuyết?
-HS trả lời theo chú thích SGK trang 7.
-GV: Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
-HS trả lời.
-GVchốt lại: Có thể chia truyện làm 3 đoạn:
+Đoạn 1: Từ đầu ...cng điện Long Trang.
+Đoạn 2: Tiếp theo...lên đường.
+Đoạn 3: Phần còn lại.
? Hãy tìm những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của L.L.Q và Â.C ?
-HS trả lời
-GV:Việc kết duyên của LLQ cùng ÂC và chuyện sinh nở có gì kì lạ? Chi tiết này có ý nghĩa gì? Giải thích từ “đồng bào”
-HS trả lời
-GV: Tất cả mọi người VN chúng ta đều sinh ra từ trong cùng một bỏc trứng của mẹ Âu Cơ. Dân tộc chúng ta vốn khỏe mạnh cường tráng , đẹp đẽ , phát triển nhanh.
?LLQ và ÂC chia con như thế nào và để làm gì?
-GV:Đó là ước nguyện muôn đời của DT Việt Nam.
?Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
-HS trả lời.
-GV: Thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? ý nghĩa của các chi tiết này trong truyện.
-HS trao đổi thảo luận theo đơn vị nhóm 4 em.
-GVchốt lại: 
+Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật sự kiện;
+Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, dân tộc để ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình;
+Tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
-GV: Nêu ý nghĩa của truyện.
-HS trả lời.1 em đọc to ghi nhớ 
I.Đọc hiểu khái quát
1.Đọc, kể
2.Thể loại:Truyền thuyết
3.Chia đoạn:3đoạn
-Sự xuất hiện kì lạ của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
-Chuyện sinh nở kì lạ và việc chia con.
-Nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của dân tộc Việt Nam.
II.Tìm hiểu chi tiết.
1.Sự kì lạ của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
-Là thần, nòi rồng dưới nước, giống tiên trên núi,
-Khỏe vô địch, nhiều phép lạ, xinh đẹp tuyệt trần.
-Giúp dân, dạy dân;
-Bọc trăm trứng nở trăm con trai 
đ Là anh em ruột thịt đ cao quý, thiêng liêng
-Theo mẹ lên núi, theo cha xuống biển đPhát triển, đoàn kết, thống nhất DT
ị Con Rồng cháu Tiên
2.ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng kì ảo
+Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ
+Thần kì, linh thiêng 
III.Ghi nhớ: SGKtrang
8
IV.Luyện tập:
Kể diễn cảm truyện.
Bước 4:Củng cố
-HS kể lại truyện.
-GV chốt lại toàn bài.
Bước 5.Hướng dẫn học bài ở nhà
1.Tập kể chuyện. HTL ghi nhớ và vở ghi.
2.Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy
 * * * * * * * * **
Tiết 2 Văn bản
 bánh chưng bánh giầy
A.Mục tiêu cần đạt:
-Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy,.
-Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
-Kể được truyện.
B.Chuẩn bị:
-GV:Tranh minh họa truyện, tranh ảnh minh họa cảnh gói bánh chưng.
-HS: SGK, vở soạn bài, vở ghi.
C.Tiến trình bài dạy:
Bước 1: ổn định tổ chức 
-Kiểm tra số HS, trang phục, khung cảnh VS, chỗ ngồi.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ 
1.Kể lại truyện Con Rồng cháu Tiên.
2.Tìm các chi tiết kì ảo trong truyện và cho biết ý nghĩa của những chi tiết đó.
Bước 3: Bài mới
GV giới thiệu bài: Mỗi khi tết đến xuân về, người VNchúng ta lại nhớ tới đôi câu đói quen thuộc và rất nổi tiếng:
 Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ 
 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Bánh chưng cùng bánh giầy là 2 thứ bánh không những rất ngon, rất bổ, không thể thiếu trong mâm cỗ tết của dân tộc VN mà còn bao hàm ý nghĩa sâu xa, lí thú. Các em có biết 2 thứ bánh đó bắt nguồn từ một truyền thuyết nào tứ thời vua Hùng?
 hoạt động của thầy và trò 
 Ghi bảng
GV hướng dẫn cách đọc: Đọc chậm rãi, tình cảm, chú ý lời nói của thần, giọng vua Hùng.
HS lần lượt đọc kể từng đoạn
HS đọc các chú thích1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12, 13.
GV hỏi về thể loại, bố cục
HS trả lời.
GVchốt lại: 
-Đoạn 1:Từ đầu ...chứng giám: kể ý định truyền ngôi của vua Hùng.
-Đoạn2: Tiếp theo...hình tròn: kể chuyện Lang Liêu làm bánh.
-Đoạn 3:Phần còn lại: Kể chuyện Lang Liêu được chọn nối ngôi vua và tục lệ làm bánh chưng bánh giầy ngày Tết.
HS nêu ý đoạn 1 
GV:Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi?
HS nêu ý đoạn 2.
GV: Vì sao chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
HS trả lời.
GV: Lang Liêu là người duy nhất hiểu được ý thần Trong trời đất không gì quí bằng hạt gạo do người làm ra; chỉ có chàng mới thực hiện được ý thần: lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. Thần ở đây chính là nhân dân. Ai có thể suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc, trân trọng hạt gạo của trời đất, kết quả mồ hôi công sức của con người như nhân dân. Nhân dân rất quí trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được.
HS nêu ý đoạn 3.
GV: Vì sao Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?
HS trả lời.
GV:- Có ý nghĩa thực tế (quí trọng nghề nông quí trọng hạt gạo nuôi sống con người do chính con người làm ra). 
 -Có ý tưởng sâu xa (tượng trời tượng đất).
 -Hợp ý vua chứng tỏ tài đức con người nối được chí vua: tài năng, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.
HS nêu ý nghĩa của truyện.
GV:+ Giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy ( tượng trời, tượng đất ).
 +Đề cao LĐ, đề cao nghề nông; 
I.Đọc hiểu khái quát:
1.Đọc kể
2.Gỉải thích từ khó:
Tiên vương, lang, chứng giám
3.Thể loại: Truyền thuyế
4. Bố cục: 3 đoạn
II. Tìm hiêu chi tiết:
1.Vua Hùng chọn người nối ngôi.
-Hoàn cảnh:+ Vua đã già.
 +Giặc ngoài đã yên.
-ý của vua: Nối được chí vua.
-Hình thức:làm lễ Tiên vương đúng ý vua.
2.Lang liêu làm bánh lễ Tiên vương.
-Là người thiệt thòi nhất.
-Chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, gần gũi dân thường.
-Hiểu được ý thần.
3.Tục lệ làm bánh chưng bánh giầy ngày TếT.
-Lang Liêu được chọn nối ngôi vua
+ Người quí trọng nghề nông quí trọng hạt gạo
+Có ý tưởng: tượng trời tượng đất;
+Con người tài năng hiếu thảo.
đ Nguồn gốc bánh chưng bánh giầy.
III.Ghi nhớ: SGK trang 12
IV.Luyện tập:
 HS làm bài tập 1 trang 12 dựa vào ý nghĩa của truyện.
Bước 4: Củng cố
-HS kể tóm tắt hoặc nêu ý nghĩa của truyện.
-GV: ý nghĩa của phong tục ngày Tết ND ta làm bánh chưng, bánh giầy là đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của ND ta. Cha ông ta đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa. Quang cảnh ngày Tết ND ta gói 2 loại bành này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc DT và làm sống lại câu chuyện Bánh chưng bánh giầy.
Bước 5: Hướng dẫn học ở nhà
-Làm BT 2 trang 12
-Kể diễn cảm truyện.
-HTL ghi nhớ.
2. Soạn bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt.
 * * * * * * * * **
Tiết 3 Tiếng Việt
 từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, cụ thể là
-Khái niệm về từ;
-Đơn vị cấu tạo từ;
-Các kiểu cấu tạo từ.
B.Chuẩn bị:
-Kẻ ra bảng phụ: Bảng phân loại SGK trang 15
C.Tiến trình bài dạy:
Bước 1: Tổ chức
-Kiểm tra số HS, trang phục, khung cảnh VS, chỗ ngồi.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra sách vở;
Bước 3:Bài mới
GV giới thiệu bài bằng việc nêu các cấp độ ngôn ngữ: Ngữ âm - âm vị – Hình vị – Từ – Câu sau đó nêu mục tiêu cần đạt của tiết học.
 hoạt động của thầy và trò
 Ghi bảng
HS lập danh sách các từ và các tiếng
GV chốt lại : 9 từ, 12 tiếng
? Các đơn vị được gọi là từ và tiếng có gì khác nhau? ( Mỗi loại đơn vị được dùng làm gì? Khi nào một tiếng được coi là một từ? 
HS trả lời.
GV nhấn mạnh: -Tiếng dùng để tạo từ.
 -Từ dùng để tạo câu.
 -Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.
? Từ là gì?
HS trả lời.
HS tìm từ một tiếng và từ hai tiếng vào cột theo mẫu trên bảng phụ
GV: Đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt là gì?
GV: Phân biệt từ đơn và từ phức?
GV: Từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?
GVchốt lại kiến thức về từ đơn, từ phức;từ láy, từ ghép.
HS đọc ghi nhớ
I.Từ là gì?
VD: Thần / dạy / dân / cách / trồng 
 ¯ ¯
 từ tiếng
trọt, / chăn nuôi / và / cách / ăn ở.
 ¯
 từ
*Ghi nhớ: SGK trang 13
II.Từ đơn và từ phức
VD: -Từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm ...
-Từ phức: 
+Từ ghép: chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy;
+Từ láy: trồng trọt
đ *Ghi nhớ: SGK trang 14
-Tiếng tạo nên từ.
-Từ đơn 
-Từ phức:
+Từ ghép
+Từ láy
III.Luyện tập
Làm ở lớp BT 1, 4 còn lại cho về nhà. 
 Bảng phân loại ( SGK trang 13 ):
Kiểu cấu tạo từ
 Ví dụ
Từ đơn
từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm;
Từ phức
Từghép
chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy;
Từ láy
trồng trọt;
 Giải bài tập:
Bài tập 1:
a.Nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.
b.Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác,...
c.Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em,...
Bài tập 2:
 Khả năng sắp xếp:
Theo giới tính ( nam nữ ): ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ,...
Theo bậc (trên dưới): bác cháu, chị em, dì cháu,...
Bài tập 3:
- Cách chế biến: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng,...
-Chất liệu làm bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh sắn, bánh đậu xanh,...
-Tính chất của bánh: bánh dẻo bánh nướng, bánh phồng,...
-Hình dáng của bánh: bánh gối, bánh tai voi, bánh quấn thừng,...
Bài tập 4:
-Miêu tả tiếng khóc của người.
-Những từ láy cũng có tác dụng miêu tả đó: nức nở, sụt sùi, rưng rức,...
Bài tập 5:
 Các từ láy:
Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch,...
Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo lầu bầu,...
Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh,...
Bước 4: Củng cố
HS đọc lại ghi nhớ và bài đọc thêm.
GV hệ thống lại kiến thức của bài.
Bước 5: Hướng dẫn học bài
HTLghi nhớ.
Làm các bài tập còn lại.
Soạn bài: Giao tiếp ... 
I Từ và cấu tạo từ
VD : ăn, uống, ở...
- Từ đơn. 
VD : ăn, mặc, nói...
- Từ phức 
VD : học sinh, giáo viên, nóng nực
+ từ ghép.
+ từ láy.
II Từ loại và cụm từ
- Từ loại : DT, ĐT, TT, ST, Lượng từ, Chỉ từ, Phó từ.
- Cụm từ : Cụm DT, Cụm ĐT, Cụm TT.
III. Các phép tu từ về từ:
- So sánh : 
VD : ... Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. (Sông nước Cà Mau)
- Nhân hoá :
VD: Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín...( Cây tre Việt Nam)
- ẩn dụ : 
VD: Người cha mái tóc bạc. (Đêm nay Bác không ngủ)
- Hoán dụ: 
VD: Ngày Huế đổ máu... (Lượm)
IV. Các kiểu câu:
- Câu đơn:
+ Câu trần thuật đơn có từ là
+ Câu trần thuật đơn không có từ là.
VD: Dế Mèn trêu chị Cốc là dại. (Câu trần thuật đơn có từ là - Câu đánh giá)
VD: Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn. (Câu trần thuật đơn không có từ là - Câu miêu tả) ; Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng mọc thẳng. (Câu trần thuật đơn không có từ là - Câu tồn tại)
V. Các dấu câu :
- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm tham đ dấu kết thúc câu.
- Dấu phẩy đ dấu ngăn cách các bộ phận câu.
Bước 4. Củng cố
- GV tổng hợp kiến thức đã học
Bước 5. Hướng dẫn học tập
Làm lại các bài tập SGK
Soạn bài : Ôn tập tổng hợp
* * * * * * * * * * * * * * *
Ngày soạn 29 / 4 / 07 
Tiết 136	
Ôn tập tổng hợp
A. 	Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
Giúp học sinh :
- Củng cố và hệ thống hoá kiến thức Ngữ văn học ở lớp 6
- Nắm vững các yêu cầu cần đạt ở 3 phần:
+ Đọc hiểu văn bản
+ Phần Tiếng Việt
+ Phần Tập làm văn
 2. Kĩ năng
- Luyện kĩ năngkhái quát , hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
Soạn bài;
Bảng phụ.
2. Học sinh: 
Soạn bài theo nội dung SGK.
c.	Tiến trình bài dạy:
	Bước 1. ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra số HS, trang phục, khung cảnh VS, chỗ ngồi...
 Bước 2. Kiểm tra bài cũ : 
 Kiểm tra việc chuẩn bị ôn tập của học sinh.
 Bước 3. Bài mới.
 GV giới thiệu bài : nêu ý nghĩa, mục đích của bài ôn tập.
Hoạt độNG của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Phần đọc hiểu văn bản
GV : Từ học kì I đến nay, các em đã được học những loại văn bản nào?
- Em hãy kể tên một số văn bản đã học và nêu lại nội dung chính của văn bản đó?
HS trả lời cá nhân
Hoạt động 2 : Phần Tiếng Việt
3 HS lên bảng vẽ sơ đồ : 
- về từ Tiếng Việt (cấu tạo, nghĩa, từ loại) và trình bày khái niệm
- về câu Tiếng Việt đã học và trình bày khái niệm
- các phép tu từ về từ đã học và trình bày khái niệm.
Hoạt động 3 : Tập làm văn
HS trả lời cá nhân nhắc lại các thể loại đã được học
Hoạt động 4 : Luyện tập
HS thảo luận làm bài
I Phần đọc hiểu văn bản:
- Học kì I:
+ Truyện dân gian: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.
+ Truyện trung đại
- Học kì II:
+ Truyện, kí, thơ tự sự, trữ tình hiện đại
+ Văn bản nhật dụng
II Phần Tiếng Việt
- Từ
- Câu
- Các phép tu từ
III.Tập làm văn:
- Tự sự
- Miêu tả
- Đơn 
IV. Luyện tập
Phần I : 
B; 2.D; 3.C; 4.D; 5.C; 6.A;
7.C; 8.C; 9.B.
Phần II
1.Mở bài 
-Lí do kể chuyện
-Cảnh bữa cơm chiều ấy ở gia đình em.
2. Thân bài
- Lầm lỗi của em (đánh vở bát, đĩa hiếm, đổ nước canh bỏng chân em
- Thái độ cảm xúc của em khi ấy;
- Thái độ hành động của từng người khi ấy (dừng lâu ở nét mặt, ánh mắt lời nói của bố mẹ)
3. Kết bài
Bài học rút ra cho bản thân
Bước 4. Củng cố 
Hệ thống các nội dung đã học.
Bước 5. Hướng dẫn học tập
Làm lại các bài tập SGK;
Ôn tập toàn bộ để kiểm tra học kì.
* * * * * * * * * * * * * * *
Ngày soạn 9 / 5 / 06 
Tuần 35 Bài 33; 34
Tiết 137, 138
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: 
-Đánh giá học sinh ở các phương diện sau :
+Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn của môn Ngữ văn trong một bài kiểm tra.
+Khả năng ghi nhớ.
+Năng lực vận dụng phương thức miêu tả nói riêng và các kĩ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một bài viết.
2.Kĩ năng:
-Làm bài kiểm tra tổng hợp.
-Năng lực tạo lập bài viết. 
B.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Trường ra đề kiểm tra học kì chung cho cả khối 6.
2. Học sinh: 
Ôn tập 
Giấy, bút,
C.Tiến trình bài dạy:
Bước 1: Tổ chức
-HS ngồi theo phòng có đánh số báo danh.
-Kiểm tra số HS, trang phục, khung cảnh VS, chỗ ngồi...
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra sự chuẩn bị giấy bút của HS. 
Bước 3: Bài mới
A. GV phát đề
 Đề kiểm tra cuối năm – lớp 6 – Năm học 2006-2007
 Môn : Ngữ văn
 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. phần trắc nghiệm : (2đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chép lại đáp án đúng nhất :
 Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh , đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Tre , nứa, mai, vầu giúp người trăm cống nghìn việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
1. Đoạn văn trên thuộc tác phẩm nào ?
A. Sông nước Cà Mau C. Cây tre Việt Nam
B. Vượt thác D. Lòng yêu nước
2. Tác giả của văn bản là ai ?
 A. Nguyễn Tuân C. Trần Dăng Khoa
 B. Thép Mới D. Tố Hữu
3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?
A. Tre giúp người nông dân chiến đấu.
B. Tre giúp người nông dân trong công việc đồng ruộng.
C. Tre giúp người nông dân trong sinh hoạt. 
D. Tre gắn bó thân thiết với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày.
4. Trong đoạn văn, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá mấy lần ?
A. Một C. Ba
B. Hai D. Bốn
5. Câu “Tre là cánh tay của người nông dân.” sử dụng nghệ thuật gì ?
A.So sánh C. Nhân hoá 
B. Ân dụ D.Nhân hoá
6. Cụm từ gạch chân trong câu “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính”. Giữ vai trò gì ?
A. Chủ ngữ C. Vị ngữ
B. Trạng ngữ D. Bổ ngữ
7. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là phương thức nào ?
A. Tự sự C. Miêu tả
B. Biểu cảm D. Nghị luận
8. Câu văn “Tre nứa trúc mai, vầu giúp người trăm công ngìn việckhác nhau” có mấy chủ ngữ ?
A. Một C. Ba
B. Hai D. Bốn
II. phần tự luận : (8đ)
1. Chép chính xác ba khổ thơ đầu từ “Ngày Huế đổ máu” đến “Nhảy trên đường vàng” trong bài “Lượm” của Tố Hữu và nêu nội dung nghệ thuật chính của bài thơ. 2. Em hãy viết bài văn miêu tả hình ảnh một người thângần gũi nhất với em. (6đ)
B. Biểu điểm chấm
I. phần trắc nghiệm : (2đ)
Mỗi phương án chép đúng cho 0,25 điểm
1- C 2- B 3- D 4- C 
 5- A 6- A 7- C 8- D
II. phần tự luận : (8đ)
Câu1 : 2đ
- Chép chính xác 3 khổ thơ đạt 1đ
- Nêu được nội dung nghệ thuật cảu bài thơ chính xác đạt 1 đ.
Câu 2 : 6đ
Yêu cầu :
*Nội dung :
a- Mở bài : Giới thiệu được đối tượng miêu tả.
b- Thân bài :
- Tả bao quát;
- Tả chi tiế bên ngoài;
- Tả tính tình phẩm chất.
c- Kết bài : Nêu được thái đọ tình cảm của người viết.
*Hình thức :
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc:
- Sử dụng lời văn sãng rõ, biểu cảm và các biện pháp tutừ.
- Viết chữ, câu, dùng từ, tách đoạn đúng.
Cho điểm
Căn cứ vào mức độ đạt được yêu cầu kể trên cho từ 0,5đ.
Bài lạc đề cho 1 điểm.
Bước 4. Củng cố
Thu chấm 100%
Nhận xét tiết học 
Bước 5. HD học bài
Ôn tập những nội dung còn lại.
Bài sau : Chương trình Ngữ văn địa phương (Phần văn và Tập làm văn)
* * * * * * * * * * * * * * *
Ngày soạn : 10 / 5 / 07
Tiết 139 Tiếng Việt 
Chương trình Ngữ văn địa phương (PhầnVăn và TLV)
 A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
Giúp học sinh:
+ Biết được một số danh lam thắng cảnh các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường của địa phương.
2. Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng sưu tầm tranh ảnh, tư liệu.
+ Biết liên hệ với các văn bản nhật dụng.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường. 
B.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Soạn bài;
Chuẩn bị bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở Hà Nội
2. Học sinh: 
Soạn bài theo nội dung SGK. 
Sưu tầm tranh ảnh, viết bài giới thiệu
C.Tiến trình bài dạy:
Bước 1: Tổ chức
- Kiểm tra số HS, trang phục, khung cảnh VS, chỗ ngồi...
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
Bước 3: Bài mới
GV giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học.
Hoạt độNG của thầy và trò 
 Ghi bảng
Hoạt động 1 : Nêu mục đích yêu cầu, nội dung ý nghĩa của bài Chương trình địa phương.
Hoạt động 2 : Trao đổi trong nhóm
HS trao đổi trong nhóm về những nội dung đã chuẩn bị ở nhà, bổ sung, sữa chữa, hiệu chỉnh văn bản sưu tầm. Lựa chọn nội dung độc đáo nhất sẽ trình bày trước lớp.
I. Mục đích yêu cầu, nội dung ý nghĩa của Chương trình địa phương.
II.Trao đổi trong nhóm 
Phân công mỗi tổ trao đổi một vấn đề đã nêu trong SGK / 161.
Bước 4 : Củng cố
GV nhận xét : 
 + Sự chuẩn bị của H
 +Tinh thần thái độ tham gia xây dựng tiết học, cho điểm.
Bước 5 : HD học bài
Nhóm lựa chọn nội dung sẽ trình bày trước lớp.
Bài sau : Trao đổi trước lớp các vấn đề đã thảo luận trong nhóm.
* * * * * * * * * * * * * * *
Ngày soạn : 10 / 5 / 07
Tiết 140 
Chương trình Ngữ văn địa phương (PhầnVăn và TLV)
 A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
Giúp học sinh:
+ Biết được một số danh lam thắng cảnh các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường của địa phương.
2. Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng sưu tầm tranh ảnh, tư liệu.
+ Biết liên hệ với các văn bản nhật dụng.
+ Kĩ năng trình bày trước đám đông
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường. 
B.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Soạn bài;
Chuẩn bị bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở Hà Nội
2. Học sinh: 
Soạn bài theo nội dung SGK. 
Sưu tầm tranh ảnh, viết bài giới thiệu
C.Tiến trình bài dạy:
Bước 1: Tổ chức
- Kiểm tra số HS, trang phục, khung cảnh VS, chỗ ngồi...
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
Bước 3: Bài mới
GV giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học.
Hoạt độNG của thầy và trò 
 Ghi bảng
Hoạt động 3 : Trình bày trước lớp
Đại diện nhóm trình bày
- Giới thiệu – miêu tả bằng miệng; bằng tranh ảnh sưu tầm được về di tích hoặc danh lam thắng cảnh đã xác định.
- Trình bày văn bản đã sưu tầm hoặc đọc bài văn đã viết về di tích LS, danh lam thắng cảnh.
Hoạt động 3 : Tổng kết 
GV và HS tổng kết những nội dung sưu tầm, đánh giá nhận xét , rút ra bài học,
III.Trình bày trước lớp
- Giới thiệu 
- Trình bày văn bản sưu tầm hoặc đọc bài văn. 
IV.Tổng kết
Bước 4 : Củng cố
GV nhận xét : 
 + Sự chuẩn bị của H
 + Tinh thần thái độ tham gia xây dựng tiết học, cho điểm.
Bước 5 : HD học bài
Ôn tập trong hè : 
Ôn tập toàn bộ chương trình Ngữ văn 6
Làm các bài tập trong SGK
* * * * * * * * * * * * * * *
hết chương trình

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan Ngu van 6.doc