Bài kiểm tra môn Phương pháp nghiên cứu khoa học - Đỗ Trường Sơn

Bài kiểm tra môn Phương pháp nghiên cứu khoa học - Đỗ Trường Sơn

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học THCS của Phòng GD&ĐT huyện, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học THCS ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình quản lý hoạt động dạy học THCS của Phòng GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học THCS của các Phòng GD&ĐT các huyện thuộc tỉnh Thái Bình.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố của tỉnh Thái Bình có những biện pháp quản lý hoạt động dạy học khoa học và phù hợp với thực tế địa phương thì chất lượng giáo dục của các trường THCS của các huyện sẽ được nâng lên, giảm thiểu sự chênh lệch về chất lượng thi tuyển vào lớp 10 hệ chính quy – THPT.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động dạy học của Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố đối với các trường THCS trong tỉnh Thái Bình.

5.2. Xác định thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố đối với các trường THCS trong tỉnh Thái Bình.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phòng GD&ĐT đối với bậc THCS ở tỉnh Thái Bình.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Phương pháp nghiên cứu khoa học - Đỗ Trường Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Họ và tên: Đỗ Trường Sơn
Lớp: Cao học K2A – Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Đơn vị: Phòng GD-ĐT huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
quản lý hoạt động dạy – học cấp THCS
của phòng GD&ĐT các huyện, thành phố ở tỉnh thái Bình
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ nhu cầu của XH đối với “sản phẩm” của giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, của khoa học công nghệ đòi hỏi sự đáp ứng ngày càng cao của nguồn nhân lực. Giáo dục - đào tạo đang là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của một quốc gia. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đang là một nhu cầu cấp thiết của xã hội. Một trong những nhân tố tạo nên chất lượng giáo dục là công tác quản lý giáo dục của Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố.
1.2. Trong những năm gần đây, nhất là từ khi thực hiện cuộc vận động “Hai không”, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng đang được các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh ngày càng quan tâm nhiều hơn. Ban Thường vụ Huyện uỷ đã có chủ trương yêu cầu ngành Giáo dục phải tiếp tục tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối về chất lượng giữa các vùng miền trong huyện. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức, đòi hỏi mỗi thầy giáo, cô giáo, mỗi nhà quản lý giáo dục cần phải tiếp tục tập trung suy nghĩ, tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy - học.
1.3. Phòng GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện, chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện hoạch định chiến lược phát triển giáo dục, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trên địa bàn huyện. Trong hoạt động quản lý của Phòng GD-ĐT thì việc quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy - học luôn được đặc biệt quan tâm, giữ vị trí hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở giáo dục.
1.4. Trong những năm qua ngành GD Thái Bình nói chung và GD Thái Thụy nói riêng đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Trong 5 năm liên tục vừa qua ngành GD Thái Thuỵ luôn được Sở GD-ĐT Thái Bình đánh giá là đơn vị mạnh trong tỉnh, luôn xếp thứ nhất, thứ nhì trong 8 huyện, thành phố của tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng quản lý giáo dục và đặc biệt là chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng GD còn thấp, chưa đáp ứng những đòi hỏi tất yếu của xã hội, sự chênh lệch về chất lượng thi tuyển vào lớp 10 hệ chính quy – THPT giữa các vùng miền trong huyện là quá lớn. Một trong những nguyên nhân cơ bản là phụ thuộc vào công tác chỉ đạo, quản lý của Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố.
Nhận thức được vấn đề này, nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của địa phương, tôi chọn nghiên cứu đề tài : “ Biện pháp quản lý hoạt động dạy học THCS của Phòng GD&ĐT huyện, thành phố ở tỉnh Thái Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học THCS của Phòng GD&ĐT huyện, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học THCS ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý hoạt động dạy học THCS của Phòng GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học THCS của các Phòng GD&ĐT các huyện thuộc tỉnh Thái Bình.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố của tỉnh Thái Bình có những biện pháp quản lý hoạt động dạy học khoa học và phù hợp với thực tế địa phương thì chất lượng giáo dục của các trường THCS của các huyện sẽ được nâng lên, giảm thiểu sự chênh lệch về chất lượng thi tuyển vào lớp 10 hệ chính quy – THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động dạy học của Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố đối với các trường THCS trong tỉnh Thái Bình.
5.2. Xác định thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố đối với các trường THCS trong tỉnh Thái Bình.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phòng GD&ĐT đối với bậc THCS ở tỉnh Thái Bình.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài, chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học của Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố đối với các trường THCS ở tỉnh Thái Bình. trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài được triển khai tại Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố của tỉnh Thái Bình. Đối tượng khảo sát là:
- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD Trung học của Sở GD&ĐT Thái Bình.
- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố ở Thái Bình.
- Hiệu trưởng các trường THCS: . . . .
- Tổ trưởng chuyên môn các trường THCS đã nêu
- Giáo viên trực tiếp dạy học THCS của các trường đã nêu.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
7.1.1 Nghiên cứu chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về đổi mới giáo dục và các tài liệu giáo dục học, tâm lý học và xã hội học.
7.1.2 Nghiên cứu tài liệu về lý luận dạy học và chương trình các môn học ở THCS.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát.
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
7.2.3 Phương pháp toạ đàm (trò chuyện, phỏng vấn)
7.2.4 Phương pháp chuyên gia.
7.2.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
8. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài
Xác định thực trạng của công tác quản lý hoạt động dạy học THCS của Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học THCS của các Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố cho phù hợp với đặc điểm tình hình phát triển giáo dục địa phương và yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học THCS. (Hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào về vấn đề này). 
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học THCS của phòng GD&ĐT huyện, thành phố.
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 	
1.2 Các khái niệm công cụ 	
1.2.1 Khái niệm quản lý
1.2.1.1 Quản lý
1.2.1.2 Quản lý giáo dục 
1.2.1.3 Quản lý Phòng GD&ĐT
1.2.2 Hoạt động dạy học
1.2.3 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 
1.2.3.1. Biện pháp quản lý
1.2.3.2. Quản lý hoạt động dạy học
1.2.3.3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học
1.2.4 Chất lượng dạy học
1.2.4.1 Khái niệm chất lượng
1.2.4.2 Chất lượng dạy học
1.2.4.3 Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay
1.3 Công tác quản lý của Phòng GD&ĐT
1.3.1. Vai trò của Phòng GD&ĐT trong
1.3.2. Phòng GD&ĐT huyện, thành phố:
1.3.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng GD&ĐT huyện, thành phố
1.3.2.2. Chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT huyện, thành phố
1.3.3. Công tác quản lý hoạt động dạy học của Phòng GD&ĐT huyện, thành phố.
1.3.3.1. Đặc điểm quản lý hoạt động dạy học của Phòng GD&ĐT huyện, thành phố
1.3.3.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học của Phòng GD&ĐT huyện, thành phố.
 CHƯƠNG 2 : 
Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học THCS
của Phòng GD&ĐT huyện, thành phố ở Thái Bình
2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội và sự phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh Thái Bình.
2.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội.
2.1.2. Khái quát chung về tình hình giáo dục
2.2 Tình hình giáo dục cấp THCS ở tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây
2.2.1 Hệ thống và quy mô trường lớp, giáo viên, học sinh .
2.2.1.1 Hệ thống, quy mô trường, lớp 
2.2.1.2 Đội ngũ cán bộ quản lý
2.2.1.3 Đội ngũ giáo viên
2.2.1.4 Tình hình học sinh
2.2.2 Thực trạng chất lượng giáo dục và vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục 
2.2.2.1 Thực trạng chất lượng giáo dục
2.2.2.2 Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục
2.3 Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố.
2.3.1 Nhận thức về sự cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học
2.3.1.1 Nhận thức của cán bộ Phòng GD Trung học - Sở GD&ĐT
2.3.1.2 Nhận thức cán bộ quản lý Phòng GD&ĐT
2.3.1.3 Nhận thức của cán bộ phụ trách chuyên môn ở Phòng GD&ĐT
2.3.1.4 Nhận thức của Hiệu trưởng trường THCS.
2.3.1.5 Nhận thức của tổ trưởng chuyên môn trường THCS
2.3.1.6 Nhận thức của giáo viên dạy THCS
2.3.2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của Phòng GD&ĐT huyện, thành phố.
2.3.2.1. Đánh giá của cán bộ Phòng GD Trung học – Sở GD&ĐT
2.3.2.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, chuyên viên Phòng GD&ĐT
2.3.2.3. Đánh giá của Hiệu trưởng các trường THCS
2.3.2.4. Đánh giá của tổ trưởng chuyên môn trường THCS
2.3.2.5. Đánh giá của giáo viên trường THCS
2.3.2.6. Tổng hợp kết quả đánh giá của 6 loại khách thể khảo sát. Nhận xét chung về thực trạng.
2.4. Các nguyên nhân 
	2.4.1 Nguyên nhân thành công
	2.4.2 Nguyên nhân tồn tại
Kết luận chương 2 
CHƯƠNG 3
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học THCS 
của PHòng GD&ĐT huyện, thành phố ở thái bình 
nhằm nâng cao chất lượng dạy học
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 
	3.1.1. Hệ thống biện pháp phải đảm bảo tính đồng bộ 
	3.1.2. Hệ thống biện pháp phải có tính khả thi 
	3.1.3 Hệ thống biện pháp phải đảm bảo tính khoa học
	3.1.4 Hệ thống biện pháp phải đảm bảo tính thực tiễn.
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố nhằm nâng cao chất lượng dạy học THCS.
	3.2.1 Tăng cường đổi mới tư duy trong nhận thức về chất lượng dạy học, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ giáo viên.
	3.2.2 Kế hoạch hoá việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động dạy học
	3.2.3 Xây dựng nề nếp, kỷ cương hoạt động dạy học ở các nhà trường
	3.2.4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn. 	
	3.2.5 Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và các hoạt động dạy học
	3.2.6 Tập trung xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học hiện đại theo hướng đổi mới chương trình giáo dục. 
	3.2.7 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá; công tác thi đua, khen thưởng theo tinh thần cuộc vận động “ Hai không” 	
3.3. Thăm dò tính hợp lý và khả thi của các biện pháp đề xuất
	3.3.1 Kết quả thăm dò
	3.3.2 Nhận xét
Kết luận chương 3
Kết Luận và Khuyến Nghị 
 1. Kết luận	
 2. Khuyến nghị	
2.1 Đối với Bộ GD&ĐT
2.2 Đối với UBND Tỉnh và Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình.
2.3 Đối với Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố.	
2.3 Đối với đội ngũ hiệu trưởng các trường THCS ở tỉnh Thái Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong luan van PP nghien cuu khoa hoc.doc