Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 30+31: Cây bút thần - Hồ Thúy An

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 30+31: Cây bút thần - Hồ Thúy An

A . MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật, ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. Cốt truyện “Cây bút thần” hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì. Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.

2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật có tài năng kì lạ; nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện. Kể lại được truyện.

3. Thái độ: Yêu văn học, có ý thức rèn luyện năng khiếu và sử dụng tài năng với mục đích tốt đẹp.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.

- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 30+31: Cây bút thần - Hồ Thúy An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8, Bài 8, Tiết 30 - 31: 
CÂY BÚT THẦN
	- TRUYỆN CỔ TÍCH -
A . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật, ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. Cốt truyện “Cây bút thần” hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì. Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật có tài năng kì lạ; nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện. Kể lại được truyện.
3. Thái độ: Yêu văn học, có ý thức rèn luyện năng khiếu và sử dụng tài năng với mục đích tốt đẹp.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
3’
HĐ 1: ỔN ĐỊNH:
KIỂM TRA:
- Ổn định trật tự, kiểm diện.
(?) Hãy nêu ý nghĩa nội dung và nghệ thuật truyện Em bé thông minh?
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS được gọi trả lời theo kiến thức đã học.
2’
HĐ 2: GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Giới thiệu về kiểu nhân vật tài năng -> Dẫn vào truyện
- HS nghe.
HĐ 3: ĐỌC:
TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
GV hướng dẫn HS đọc.
- Đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc.
- Nhận xét cách đọc HS.
- Yêu cầu HS lưu ý các chú thích 1, 3, 4, 7, 8, SGK.
- 4 HS lần lược đọc diễn cảm.
-> Lớp nhận xét.
- Cá nhân đọc chú thích 1, 3, 4, 7, 8 SGK.
HĐ 4: TÌM HIỂU VĂN BẢN:
I – TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Xuất xứ: truyện cổ tích của Trung Quốc.
 2. Nhân vật chính: Mã Lương – kiểu nhân vật có tài năng kì lạ.
 3. Bố cục: ba phần:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “một chiếc”
-> Giới thiệu Mã Lương.
 + Đoạn 2: “ Dùng cây bút thần  lớp sóng hung dữ”
-> Mã Lương sử dụng cây bút thần.
 + Đoạn 3: còn lại.
-> Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.
II– PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
1. Giới thiệu Mã Lương: 
- Mã Lương là cậu bé nghèo, mồ côi cha mẹ, tự kiếm sống.
- Em rất thông minh và thích học vẽ.
- Yêu thích học vẽ từ nhỏ, thông minh, say mê, cần cù luyện tập.
- Được thần tặng cây bút vẽ ra như thật.
2. Mã Lương sử dụng cây bút thần: 
 a) Đối với người nghèo: 
- Vẽ cho người nghèo cái cày, cuốc, đèn, 
-> Phục vụ cho đời sống, sản xuất của nhân dân.
 b) Đối với người địa chủ và vua: 
- Không vẽ gì cho địa chủ.
-> Không phục vụ kẻ tham lam.
- Vẽ ngược hẳn ý vua.
-> Chủ động trừng trị cái ác, thực hiện công lí xã hội.
3. Những truyền tụng về Mã Lương:
- Không ai biết Mã Lương đi đâu.
- Truyền tụng:
+ Mã Lương về quê cũ,
+ Mã Lương đi vẽ cho những người nghèo khổ.
-> Tài năng nghệ thuật không dùng mưu lợi cá nhân.
(?) Truyện này có xuất xứ từ đâu?
 (?) Theo em, nhân vật Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến nào trong truyện cổ tích? Vì sao?
Thử chia bố cục truyện và nêu ý chính từng đoạn?
- GV nhận xét và ghi ý chính các đoạn lên bảng phụ.
- Cho HS đọc lại đoạn đầu.
(?) Nhân vật chính trong truyện là ai? Mã Lương có hoàn cảnh sống như thế nào? Sở thích của em là gì?
 (?) Theo em, nguyên nhân nào giúp Mã Lương vẽ giỏi như vậy? 
 (?) Tại sao khi có bút thần, Mã Lương không vẽ cho riêng mình?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2.
(?) Đối tượng vẽ của Mã Lương là ai? Em vẽ gì cho những người nghèo khổ?
- Cho HS xem tranh và yêu cầu miêu tả nội dung tranh 
(?) Mã Lương vẽ gì cho bọn tham lam, độc ác? Vật được vẽ có tác dụng gì?
- GV nêu câu hỏi 4 SGK, tìm chi tiết thú vị và giải thích vì sao?
-> Nhận xét.
(?) Người ta truyền tụng gì về Mã Lương? Điều đó có ý nghĩa gì?
(?) Từ câu chuyện về Mã Lương, em rút ra được bài học gì về mục đích của tài năng nghệ thuật?
- Truyện cổ tích của Trung Quốc.
- HS phát hiện nhân vật tài năng kì lạ, vì có tài vẽ giống như thật..
- Chia bố cục và nêu ý chính từng đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “một chiếc”
-> Giới thiệu Mã Lương.
 + Đoạn 2: “ Dùng cây bút thần  lớp sóng hung dữ”
-> Mã Lương sử dụng cây bút thần.
 + Đoạn 3: còn lại.
-> Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.
- 1 HS đọc đoạn 1.
- Cá nhân dựa vào đoạn 1 để nêu hoàn cảnh sống và sở thích của Mã Lương.
- Do: Cần cù luyện tập và cây bút thần.
- HS thảo luận (2 HS).
- HS đọc đoạn 2.
- Dựa vào SGK, cá nhân phát hiện và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời (HS Khá – Giỏi).
- Xem + miêu tả nội dung tranh.
- Cá nhân dựa vào SGK, cá nhân phát hiện vật vẽ và tác dụng của nó.
- Cá nhân tự do trình bày ý kiến.
- Truyền tụng:
+ Mã Lương về quê cũ,
+ Mã Lương đi vẽ cho những người nghèo khổ.
-> Tài năng nghệ thuật không dùng mưu lợi cá nhân.
- Tài năng nghệ thuật không dùng mưu lợi cá nhân; không phục vụ kẻ tham lam độc ác mà dùng phục vụ nhân dân, phục vụ lao động và trừng trị cái ác.
2
HĐ 5: TỔNG KẾT:
- Ghi nhớ SGK trang 85.
* Nghệ thuật: Sáng tạo chi tiết nghệ thuật kì ảo; tình tiết tăng tiến; kết thúc có hậu.
* Ý nghĩa của văn bản: 
- Truyện khẳng định tài năng nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ ác.
- Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và những khả năng kì diệu của con người.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
(?) Hãy nhận xét nghệ thuật của văn bản này?
(?) Câu chuyện có ý nghĩa là gì?
- HS đọc ghi nhớ.
- Sáng tạo chi tiết nghệ thuật kì ảo; tình tiết tăng tiến; kết thúc có hậu.
- Nêu mục đích của tài năng nghệ thuật và thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và những khả năng kì diệu của con người.
HĐ 6: LUYỆN TẬP:
CỦNG CỐ:
DẶN DÒ:
(?) Kể diễn cảm truyện.
(?) Nhắc lại khái niệm truyện cổ tích.
(?) Công lí xã hội trong truyện này là gì?
- Học bài + làm bài tập.
- Soạn: Danh từ
- HS về nhà làm.
- HS nhắc lại kiến thức cũ.
- HS trả lời theo kiến thức đã học.
- HS nghe, ghi chú, về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • doccay but than.doc